BYD đầu tư 1 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng nhà máy sản xuất xe điện

Thứ Sáu, 12/07/2024 - 10:29 - loanpd

Thổ Nhĩ Kỳ được BYD lựa chọn làm địa điểm cho nhà máy sản xuất ôtô tiếp theo bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
BYD ký kết thỏa thuận xây dựng nhà máy tại Thổ Nhĩ Kỳ, đây được coi là hành động giúp hãng xe điện tới từ Trung Quốc có thể dễ dàng tiếp cận thị trường châu Âu. Theo Carscoops, BYD tiếp tục cho thấy tham vọng bành trướng sức ảnh hưởng ra thị trường toàn cầu thông qua một nhà máy mới phụ trách sản xuất ôtô điện và xe hybrid cắm sạc (PHEV) tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Cơ sở sản xuất này được cho là sẽ giúp BYD cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận thị trường lục địa già, sau khi châu Âu gần đây vừa áp đặt các khoản thuế nhập khẩu bổ sung lên đến 37,6% dành cho sản phẩm xe điện sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm BYD.

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện và xe plug-in hybrid, với công suất hàng năm là 150.000 xe.

Chủ tịch BYD Wang Chuanfu và bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Fatih Kacir đã ký một thỏa thuận đầu tư. Tại buổi ký kết cũng có sự góp mặt của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Địa điểm xây dựng nhà máy không được công bố, tuy nhiên theo một số nguồn tin, nhà máy sẽ có thể được xây dựng tại tỉnh Manisa, cách Izmir khoảng 40 km - một cảng lớn trên bờ biển Aegean. BYD cũng sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây sẽ là nhà máy sản xuất xe điện đầu tiên do một nhà sản xuất nước ngoài sở hữu tại Thổ Nhĩ Kỳ.Cơ sở lắp ráp xe năng lượng mới của hãng ôtô Trung Quốc có thể đạt công suất 150.000 xe mỗi năm, dự kiến bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2026 và cung cấp khoảng 5.000 việc làm cho người dân địa phương

BYD đầu tư 1 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ để xây dựng nhà máy sản xuất ô tô. Ảnh: Carnewschina.

Cuộc điều tra gần đây của Ủy ban châu Âu khiến xe điện BYD sản xuất tại Trung Quốc phải chịu tổng mức thuế suất 27,4% khi nhập khẩu xe vào thị trường châu Âu. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng vừa áp thuế nhập khẩu bổ sung 40% đối với toàn bộ ôtô có nguồn gốc Trung Quốc nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ôtô của mình cũng như hãng xe điện địa phương Togg.

Đáng nói, Thổ Nhĩ Kỳ lại là thành viên của Liên minh Hải quan châu Âu, khiến ôtô điện sản xuất tại quốc gia liên lục địa này có thể được xuất khẩu sang thị trường châu Âu mà không phải chịu thêm các khoản thuế nhập khẩu.

Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cầu nối giữa Châu Á và châu Âu. Quốc gia này có thỏa thuận liên minh thuế quan với Liên minh Châu Âu cũng như các hiệp định thương mại tự do với hơn 20 quốc gia, bao gồm các nước láng giềng Ai Cập và Georgia cũng như Hàn Quốc, Malaysia và Singapore. Nước này đã đàm phán với Nhật Bản trong nhiều năm để ký kết một thỏa thuận đối tác kinh tế.

BYD đang tích cực phát triển các dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Hiện tại, công ty có hai nhà máy sản xuất xe ô tô du lịch ở nước ngoài tại Uzbekistan và Thái Lan. BYD cũng có một nhà máy SKD tại Ấn Độ.

Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cũng chuẩn bị đưa nhà máy sản xuất ô tô tại Brazil vào hoạt động. Ngoài ra còn có kế hoạch thành lập các nhà máy sản xuất xe du lịch tại Peru, Mexico, Nam Phi và Indonesia. Chiến lược này tiêu tốn một lượng đầu tư khổng lồ. Tuy nhiên, nó cũng giúp BYD tận dụng được khối lượng bán hàng và tránh được thuế nhập khẩu.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Bí mật đằng sau sự “hào phóng” của Tesla khi chia sẻ trạm sạc xe điện siêu nhanh

Tuần trước, Ford và GM tuyên bố đã cắt giảm các thỏa thuận cấp cho họ quyền truy cập vào Hệ thống sạc Bắc Mỹ của Tesla, hệ thống này đang được tích hợp vào một tiêu chuẩn mới trong toàn ngành để sạc xe điện. So với hầu hết các mạng sạc công cộng sử dụng bộ sạc "Cấp 2" chậm hơn, hệ thống NACS của Tesla rất nhanh và cung cấp khoảng 20.000 phích cắm tại gần 1.800 trạm chỉ riêng ở Mỹ. Vậy lý do thực sự đằng sau sự “hào phóng” của Tesla là gì?

Cuộc ganh đua sát nút giữa BYD và Tesla trên thị trường xe điện

Doanh số bán xe chạy hoàn toàn bằng điện của BYD gần như áp sát Tesla trong quý III năm nay.

Xiaomi YU7 Ferrari Purasangue châu Á có thể chạy liền mạch Huế - Đà Nẵng chỉ với một lần sạc

Phạm vi hoạt động của mẫu SUV điện Xiaomi YU7 AWD vừa bị rò rỉ, với ba mức lần lượt là 670 km, 750 km và 760 km theo chuẩn CLTC.

Volvo hé lộ sắp tung sedan hạng sang chạy điện hàng đầu ES90 vào năm sau

Có vẻ như Volvo ES90 sẽ là một mẫu sedan điện hạng sang cỡ lớn, với trục cơ sở còn dài hơn cả bản S90 L hiện tại khi nó ra mắt vào tháng 3/2025

Từ ý tưởng đầu năm đến thực tế: SUV điện Honda 0 chính thức lăn bánh thử nghiệm

Chiếc xe crossover cỡ trung Honda 0 SUV dựa trên nền tảng chassis chạy điện thuần mới, sẽ được đưa vào sản xuất vào năm tới.

Có thể bạn quan tâm