Ôtô Trung Quốc bị Châu Âu 'đánh thuế' tới 38,1%: tác động như thế nào?

Thứ Bảy, 15/06/2024 - 15:19

BYD, một trong những hãng xe Trung Quốc, đang phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu bổ sung thấp nhất so với các đối thủ từ Ủy ban châu Âu.
Châu Âu mạnh tay với ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo Reuters, Ủy ban châu Âu mới đây thông báo rằng từ tháng sau, lục địa này sẽ áp dụng mức thuế nhập khẩu bổ sung cao nhất lên đến 38,1% đối với ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cụ thể, BYD sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu bổ sung là 17,4%, Geely là 20%, trong khi SAIC, một hãng xe Trung Quốc khác, sẽ chịu mức thuế nhập khẩu bổ sung lên tới 38,1%.

Đáp lại diễn biến này, Bộ Thương mại Trung Quốc cam kết theo dõi chặt chẽ tình hình và quyết liệt thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất ôtô trong nước.

Theo Reuters, mức thuế nói trên chỉ có tính tạm thời và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 4/7. Cũng theo thông tin này, cuộc điều tra của Liên minh châu Âu liên quan đến các khoản trợ cấp từ chính phủ Trung Quốc dành cho các nhà sản xuất ôtô tại nước này sẽ tiếp tục cho đến ngày 2/11. Có thể trong tương lai, châu Âu sẽ áp dụng mức thuế chính thức trong 5 năm tới đối với các nhóm ôtô có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ủy ban châu Âu cũng cho biết rằng mức thuế 21% sẽ được áp dụng với các hãng sản xuất ôtô Trung Quốc đã hợp tác trong cuộc điều tra, bao gồm cả những hãng xe phương Tây như Tesla và BMW đặt nhà máy tại Trung Quốc. Trong khi đó, mức thuế 38,1% sẽ áp dụng đối với những hãng mà Ủy ban cho là không hợp tác.

Ôtô Tesla và BMW sản xuất tại Trung Quốc cũng nằm trong diện chịu mức thuế nhập khẩu bổ sung từ châu Âu.

Hiện tại, nhiều hãng xe hàng đầu của Trung Quốc đều sản xuất và xuất khẩu ôtô sang châu Âu và sẽ chịu ảnh hưởng từ mức thuế nhập khẩu bổ sung mới, bao gồm MG (thuộc SAIC), Smart, Lotus, Lynk & Co, Zeekr và Polestar (thuộc Geely), Ora (GWM) cùng các hãng xe BYD, Nio, Dongfeng và Xpeng.

Mức thuế bổ sung này sẽ được áp dụng song song với mức thuế nhập khẩu hiện tại là 10% của châu Âu. Ông Margaritis Schinas, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, lý giải rằng các mẫu ôtô Trung Quốc hiện tại đang được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp không công bằng, tiềm tàng đe dọa đến sự phát triển của các hãng sản xuất ôtô tại châu Âu.

Theo Reuters, mức thuế này được cho là cao hơn so với dự báo ban đầu từ các nhà phân tích. Trước đó, nhiều dự đoán cho rằng châu Âu sẽ áp thuế nhập khẩu bổ sung trong khoảng từ 10% đến 25% đối với các xe điện Trung Quốc.

Reuters cũng đánh giá rằng động thái mới nhất của châu Âu đối với ôtô điện Trung Quốc có thể gây ra các biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc, mặc dù quốc gia này đang giữ một tỷ lệ thị phần lớn trong ngành công nghiệp ôtô thế giới.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Cách các nhà cung cấp làm cho xe điện gọn hơn, xanh hơn

Khi xu hướng toàn cầu chuyển sang sử dụng xe điện ngày càng tăng, các nhà sản xuất ô tô đang chạy đua để giải quyết thách thức quan trọng nhất là nâng cao hiệu suất của phương tiện và mở rộng phạm vi hoạt động của pin.

Sau thành công của SU7, Xiaomi lên kế hoạch ra mắt xe điện giá rẻ mới

Một số thông tin từ truyền thông địa phương cho biết, Xiaomi sẽ ra mắt một mẫu SUV điện giá rẻ vào năm 2025 sau thành công của SU7.

GAC Aion Y Plus ra mắt tại Indonesia: Liệu Việt Nam sẽ là điểm đến tiếp theo?

GAC Aion Y Plus là một ứng viên đầy tiềm năng sẽ gia nhập thị trường Việt Nam trong năm nay. Mẫu xe này hứa hẹn sẽ tạo nên sự cạnh tranh đáng gờm với những đối thủ như Omoda E5, VinFast VF6 và VF7, tạo nên một cuộc đua sôi động trong phân khúc xe điện đang ngày càng phát triển tại Việt Nam.

Tương lai nào xe điện cỡ nhỏ Wuling Hongguang Mini EV tại Việt Nam?

Dù được giới thiệu là lựa chọn thay thế cho xe máy tại Việt Nam, xe điện cỡ nhỏ Wuling Hongguang Mini EV có doanh số không khả quan trong năm đầu tiên mở bán.

Rò rỉ phiên bản thương mại xe điện Kia EV5

Các thông tin về mẫu xe điện Kia EV5 vừa được rò rỉ tại thị trường Trung Quốc trước ngày ra mắt không quá xa.

Có thể bạn quan tâm