Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu Honda

Thứ Hai, 23/09/2024 - 08:15 - tienkm

Thương hiệu Honda được sáng lập bởi Soichiro Honda. Trải qua hơn 80 năm phát triển, Honda đã xây dựng được một vị thế đáng kinh ngạc trên thị trường ô tô toàn cầu.

Từ những bước khởi đầu khiêm tốn, Honda đã không ngừng đổi mới và mở rộng, trở thành một trong những "gã khổng lồ" không chỉ trong lĩnh vực ô tô mà còn trên thị trường xe máy. Thương hiệu này đã ghi dấu ấn bằng sự bền bỉ và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ mọi phân khúc. Để hiểu rõ hơn về sự thành công của Honda, một cái nhìn sâu sắc vào lịch sử phát triển và những cột mốc đáng chú ý của hãng sẽ giúp ta thấy rõ chiến lược vượt trội mà họ đã áp dụng.

Giai đoạn khởi nghiệp của Honda

Honda là một ví dụ điển hình về sự khởi đầu từ con số không đến thành công vượt bậc. Năm 1946, Soichiro Honda, người sáng lập nên thương hiệu Honda, đã mua lại một nhà máy cũ bị tàn phá bởi chiến tranh và biến nó thành nền tảng đầu tiên cho đế chế Honda ngày nay.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Soichiro Honda nhận ra nhu cầu của thị trường về một phương tiện di chuyển nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu và giá cả phải chăng. Với tầm nhìn đó, ông bắt tay vào việc phát triển động cơ nhỏ gắn vào xe đạp, đánh dấu bước khởi đầu đầy tiềm năng. Đến năm 1947, chiếc xe máy đầu tiên do ông chế tạo đã ra mắt và nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên thị trường Nhật Bản nhờ đáp ứng đúng nhu cầu người tiêu dùng.

Tháng 9/1948, công ty Honda Motor chính thức ra đời, và sản phẩm đầu tiên chính là mẫu xe Cub huyền thoại. Xe Cub nhanh chóng chiếm được cảm tình của phái nữ và đặc biệt trở thành mẫu xe đầu tiên của Honda xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đến năm 1959, Honda đã có văn phòng tại Mỹ và không lâu sau đó, mở rộng sang các thị trường lớn khác như Đức, Pháp, Anh, Australia và Canada. Trong suốt thập niên 60, Honda đã trở thành hiện tượng toàn cầu trong ngành công nghiệp xe máy, khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất và tạo nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ về sau.

Honda lấn sân sang lĩnh vực sản xuất ô tô

Honda đã ghi dấu ấn đậm nét trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, đặc biệt khi hãng mở rộng sản xuất ô tô vào năm 1960. Tuy nhiên, phải đến năm 1973, Honda mới thực sự tạo ra bước đột phá với việc ra mắt mẫu Civic đầu tiên, sử dụng động cơ CVCC (Compound Vortex Controlled Combustion). Civic không chỉ nổi bật về hiệu suất mà còn đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về khí thải và tiết kiệm nhiên liệu, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này đã giúp Honda nhanh chóng vươn lên cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu lớn tại châu Âu.

Cho đến nay, Civic vẫn là một trong những mẫu xe thành công nhất của Honda, trải qua 11 thế hệ và tiếp tục thu hút người tiêu dùng. Sự bền bỉ và cải tiến liên tục của Civic đã giúp dòng xe này trở thành một trong những mẫu xe có nhiều thế hệ nhất trong ngành sản xuất ô tô.

Honda Civic thế hệ đầu tiên

Thành công của Honda không chỉ dừng lại ở Civic. Năm 1976, Honda tiếp tục ra mắt mẫu sedan hạng D – Accord. Đây là một thành công vang dội khác của Honda khi chỉ tính riêng tại Mỹ, đã có tới 8 triệu đơn đặt hàng cho Accord, giúp mẫu xe này nhanh chóng chiếm lĩnh phân khúc sedan cao cấp. Trải qua 10 thế hệ phát triển, Honda Accord vẫn là một mẫu sedan được yêu thích hàng đầu trên thế giới.

Honda Accord thế hệ đầu tiên

Một dấu ấn quan trọng khác của Honda là sự ra đời của mẫu Honda CR-V, mẫu crossover đầu tiên của hãng, đánh dấu một cuộc cách mạng trong phân khúc xe gầm cao. Tên gọi CR-V, viết tắt của "Comfortable Recreational Vehicle", thể hiện triết lý của Honda về sự tiện nghi và giải trí. CR-V vẫn đang được sản xuất và là một trong những mẫu crossover bán chạy nhất tại Việt Nam hiện nay.

Honda CR-V thế hệ đầu tiên

Honda thành lập thương hiệu xe sang Acura

Để cạnh tranh với các thương hiệu xe sang đình đám như Audi, BMW hay Mercedes-Benz, Honda đã có một bước đi chiến lược vào năm 1984 khi thành lập thương hiệu xe sang Acura. Mỹ là thị trường đầu tiên mà Honda lựa chọn để ra mắt thương hiệu này.

Điều mà nhiều người có thể chưa biết là Acura chính là thương hiệu xe sang đầu tiên xuất hiện tại Mỹ, trước cả Lexus của Toyota và Infiniti của Nissan. Mặc dù còn non trẻ, Acura đã nhanh chóng tạo ra cú hích lớn trên thị trường khi trở thành thương hiệu xe hạng sang bán chạy nhất ngay trong năm đầu tiên phân phối.

Đến tháng 6/1987, Acura đã đạt được cột mốc ấn tượng khi giao hơn 100.000 xe đến tay khách hàng tại Mỹ. Điều này khiến Honda luôn tự hào khi nhắc đến sự thành công của Acura trong thời kỳ đó.

Về bí quyết thành công của Acura, Honda chia sẻ rằng hãng luôn hướng tới việc mang lại trải nghiệm cao cấp nhất cho khách hàng, kết hợp giữa sự tiện nghi sang trọng như các thương hiệu xe châu Âu nhưng vẫn đảm bảo tính bền bỉ đặc trưng của xe Nhật. Đây chính là lý do khiến Acura nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường xe sang và để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng.

Tóm tắt lịch sử phát triển của hãng ô tô Honda qua các mốc thời gian

  • 1960: Honda chính thức sản xuất xe hơi với mục đích chính dành cho thị trường nội địa.
  • 1963: mẫu xe Honda ô tô đầu tiên được xây dựng là T360, thực tế là một dạng xe bán tải nhỏ được gắn động cơ xe máy và ổ đĩa xích. Sau đó, mẫu ô tô con đầu tiên của Honda được sản xuất là chiếc xe thể thao S500 được sử dụng động cơ xe máy chuyên dụng của hãng.
  • 1972: Giới thiệu chiếc Honda Civic đầu tiên tại thị trường Mỹ
  • 1975: Honda giới thiệu chiếc Civic với động cơ CVCC (Compound Vortex Controlled Combustion) đáp ứng được các tiêu chuẩn khí thải của đạo luật EPA mới mà không cần phải lắp thêm bộ phận xúc tác khí thải nữa.
  • 1976: Giới thiệu chiếc Honda Accord tại Mỹ với khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội và rất dễ điều khiển.
  • 1982: Honda là nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất ngay tại Mỹ, khởi đầu với nhà máy sản xuất xe Honda Accord ở Marysville.
  • 1986: Honda Motor giới thiệu thương hiệu xe sang Acura, dòng xe này ngay lập tức đã được phân phối tại thị trường Mỹ thông qua 60 đại lý khác nhau trải dài trên cả nước
  • 1989: Honda ứng dụng thành công công nghệ VTEC trên động cơ ô tô. Hệ thống này giúp làm tăng năng suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu đồng thời có thể vận hành với vận tốc lớn hơn.
  • 1990: Giới thiệu Honda Acura NSX là chiếc ô tô đầu tiên được trang bị các Timing cảm biến và Lift Electronic Control (VTEC) trong động cơ ô tô.
  • 2001: Honda Civic phiên bản Coupe trở thành chiếc xe đầu tiên được đánh giá an toàn 5 sao bởi NTHSA (Cục quản lý đường cao tốc và an toàn giao thông quốc gia Mỹ). Cùng năm này, ra mắt Honda Jazz (Fit/Life), dòng xe compact nhỏ gọn 4 chỗ.
  • 2002: Honda ra mắt chiếc Civic Hybrid đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong kết hợp cùng một động cơ điện hiệu quả và thân thiện với môi trường. Trong cùng năm này, Honda FCX đã được giới thiệu là xe chạy bằng pin nhiên liệu đầu tiên được chứng nhận bởi EPA, mở ra một hướng mới cho nhà sản xuất ô tô Nhật Bản.
  • 2007: Honda dự định tăng độ an toàn cho các mẫu ô tô của mình bằng cách thêm vào những bộ phận an toàn tiêu chuẩn đối với tất cả các dòng xe ở thị trường Bắc Mỹ.
  • 2008: Khai trương nhà máy sản xuất ô tô Honda thứ 5 ở Bắc Mỹ đặt tại Greenburgs, Indiana.
  • 2016: Ra mắt dòng xe Honda BR-V cho thị trường châu Á
  • 2024: Ra mắt thương hiệu điện Ye, một liên doanh giữa Honda và Dongfeng Motor với 2 sản phẩm là Honda Ye S7 và Honda Ye P7

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lịch sử hình thành các đời xe Peugeot 3008 ở trên Thế Giới và Việt Nam

Dòng xe pháp Peugeot 3008 đã mang đến cái nhìn mới cho khách hàng Việt. Bên cạnh đó, chính sách bán hàng và bảo hành - bảo dưỡng linh hoạt từ Thaco giúp hơn 11.000 chiếc xe này đang lăn bánh tại Việt Nam.

Kiểu dáng xe SUV Coupe là gì?

SUV coupe đơn giản là một sự kết hợp giữa SUV và Coupe. Nó là một loại xe thể thao đa dụng có đường mái dốc phía sau tương tự như những chiếc fastback hoặc Kammback.

Tại sao không tồn tại động cơ bảy xi-lanh trên ô tô?

Trừ động cơ bảy xilanh, Trên thực tế mọi cấu hình khác đều tồn tại trên ô tô. Tại sao vậy? Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta không có động cơ bảy xi-lanh trên ô tô chưa? Vâng, chắc chắn nó không phải là một điều quá phức tạp; trong một

Hệ thống hỗ trợ tắc đường hoạt động ra sao? Tài xế cần lưu ý gì?

Hiện nay, nhiều mẫu ô tô hiện đại đã được trang bị hệ thống hỗ trợ giao thông tắc đường (Traffic Jam Assist - TJA), một công nghệ hỗ trợ lái tiên tiến giúp giảm tải áp lực cho người điều khiển khi di chuyển trong điều kiện ùn ứ. Vậy TJA thực sự hoạt động như thế nào và mang lại lợi ích gì cho người dùng trong thực tế?

Hệ thống bôi trơn động cơ – Chất bôi trơn

Bên trong động cơ có rất nhiều bộ phận, chi tiết liên kết với nhau hoặc hoạt động độc lập. Để động cơ hoạt động 1 cách mượt mà, hiệu quả nhất thì hệ thống bôi trơn là 1 phần không thể thiếu.

Có thể bạn quan tâm

  • Hệ thống hỗ trợ đổ đèo là gì? Có thực sự cần thiết?
    Hệ thống hỗ trợ đổ đèo là gì? Có thực sự cần thiết?
    Hệ thống hỗ trợ đổ đèo (Hill Descent Control - HDC) thường được trang bị song hành cùng hệ dẫn động 4 bánh (4WD) trên các mẫu SUV hoặc xe địa hình chuyên dụng. Vậy cơ chế vận hành của công nghệ này là gì, và vì sao nó lại trở thành trang bị quan trọng trong các tình huống xuống dốc nguy hiểm?
  • 5 dấu hiệu
    5 dấu hiệu "tố cáo" xe bạn đã "hết date": Đến lúc nâng cấp xế hộp mới?
    Cũng giống như con người, mỗi chiếc ô tô đều có một vòng đời vận hành nhất định. Khi đã vượt qua một ngưỡng sử dụng nhất định, hiệu suất, độ an toàn và chi phí bảo dưỡng của xe bắt đầu trở thành những yếu tố khiến việc tiếp tục sử dụng phương tiện cũ không còn là giải pháp hợp lý về lâu dài.
  • Đừng lắp cảm biến áp suất lốp nếu chưa biết điều này
    Đừng lắp cảm biến áp suất lốp nếu chưa biết điều này
    Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là công cụ hỗ trợ quan trọng, giúp người lái theo dõi áp suất và nhiệt độ lốp theo thời gian thực để đảm bảo an toàn khi vận hành. Tuy nhiên, nếu quá trình lắp đặt không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc sử dụng sản phẩm kém chất lượng, thiết bị này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất vận hành của xe, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây hư hại cho các bộ phận liên quan như lốp, vành và hệ thống treo.
  • Phanh tự động không hiệu quả trong sương mù, trời tối, hay đường trơn?
    Phanh tự động không hiệu quả trong sương mù, trời tối, hay đường trơn?
    Hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB – Auto Emergency Braking) là một trong những công nghệ an toàn chủ động chủ chốt trong gói hỗ trợ lái nâng cao (ADAS – Advanced Driver Assistance Systems), hiện đang được trang bị ngày càng phổ biến trên nhiều dòng xe hiện đại nhằm tăng cường khả năng phòng tránh tai nạn cho người lái và hành khách.
  • Tài xế dịch vụ đang
    Tài xế dịch vụ đang "quay lưng" với xe số sàn đâu là lý do thật sự?
    Việc các mẫu xe số tự động ngày càng có mức giá dễ tiếp cận, kết hợp với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của ô tô điện, đang làm thay đổi rõ rệt xu hướng lựa chọn phương tiện trong ngành dịch vụ vận tải. Những lợi thế truyền thống của xe số sàn như chi phí đầu tư ban đầu thấp và tiết kiệm nhiên liệu không còn tạo ra khác biệt rõ rệt như trước.