Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là gì
Thứ Sáu, 18/10/2024 - 14:36 - hoangvv
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là gì?
Hệ thống hỗ trợ phanh BA (Brake Assist) hoặc tên gọi khác là BAS (Brake Assist System) là thuật ngữ chỉ công nghệ giúp tăng lực phanh ô tô trong trường hợp khẩn cấp. Khi xe vận hành trong điều kiện bình thường, người lái có thể xác định được lực tác động lên bàn đạp phanh vừa đủ để đảm bảo giảm tốc an toàn. Tuy nhiên trong những tình huống không kịp phản ứng hoặc chưa thể đưa ra tính toán chính xác, lực phanh không đủ mạnh khiến xe trượt dài, nguy cơ mất an toàn cao. Trong trường hợp này, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA sẽ được kích hoạt và cung cấp đủ lực phanh giúp xe dừng lại với quãng đường phanh ngắn nhất, giảm nguy cơ va chạm giao thông.
Đây là mức độ tự động hóa thấp hơn so với phanh khẩn cấp tự động tiên tiến có thể tránh va chạm trên các hệ thống trợ lái nâng cao ADAS. Nghiên cứu được tiến hành vào năm 1992 tại máy mô phỏng lái xe Mercedes-Benz ở Berlin cho thấy hơn 90% người lái xe không phanh đủ mạnh khi gặp trường hợp khẩn cấp.
So sánh trường hợp phanh có BA và không có BA
Lịch sử phát triển hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp
Năm 1996, Mercedes-Benz lần đầu giới thiệu hệ thống BAS trên S-Class và SL-Class. Năm 1998, Mercedes-Benz trở thành công ty đầu tiên đưa Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên tất cả các mẫu xe của mình. Mercedes-Benz giới thiệu Brake Assist Plus (BAS Plus) lần đầu tiên vào năm 2006 và trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên Mercedes-Benz S-Class W221. Năm 1997, Toyota đã giới thiệu hệ thống hỗ trợ phanh trên hầu hết các dòng xe như Corolla, Camry và Yaris.
Vào tháng 10/2007, Ủy ban Châu Âu đã thông báo rằng Hệ thống hỗ trợ phanh được đưa vào tất cả các mẫu xe mới được bán tại EU vào năm 2009. Quy định đượ chính thức áp dụng kể từ ngày 24/11/2009, tất cả các loại xe ô tô chở khách và xe thương mại hạng nhẹ mới đều phải được trang bị hệ thống hỗ trợ phanh theo tiêu chuẩn.
Quy định hỗ trợ lực phanh này không được sử dụng tại Mỹ vì không sử dụng các quy định của UNECE. Thay vào đó là kế hoạch sử dụng phanh khẩn cấp tự động (AEB) trở thành bắt buộc cho xe con bán tại Mỹ từ năm 2029.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lực phanh khẩn cấp BA
So với phanh ABS hay EBD, hệ thống BA có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản hơn. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA gồm 9 bộ phận:
- Cảm biến tốc độ
- Màng gắn cảm biến
- Xi-lanh phanh chính
- Nam châm
- Cảm biến mở
- Khoang công tắc
- Bộ xử lý trung tâm ECU
- Bầu trợ lực phanh hay bầu trợ lực chân không
- Bàn đạp phanh
Cấu tạo hệ thống hỗ trợ phanh BA
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA hoạt động dựa trên các cảm biến kiểm soát trạng thái pedal phanh, bộ phận khuếch đại lực phanh bằng khí nén và các van điện được điều khiển bởi máy tính trung tâm. Khi phát hiện ra tài xế có hành động phanh gấp, BA sẽ tự động trợ giúp để quá trình diễn ra nhanh hơn. Bộ xử lý trung tâm kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh, giúp lái xe phanh gấp kịp thời và đủ mạnh. BA sẽ tự động ngừng kích hoạt ngay khi tài xế nhả chân phanh.
Khi hệ thống BA được kích hoạt, đèn báo phanh khẩn cấp sẽ hiển thị trên mặt đồng hồ táp lô xe. Khi người điều khiển nhả chân phanh, hệ thống sẽ ngừng hoạt động.
Ưu điểm, nhược điểm của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA
Ưu điểm lớn nhất của hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là rút ngắn quãng đường phanh khoảng 20 - 45%, hạn chế khả năng va chạm trong các tình huống bất ngờ mà lực phanh của người lái không đủ lớn giúp phương tiện dừng lại.
Nhược điểm của hệ thống này có thể gây ra hiện tượng bó cứng phanh. Vì thế, BA chỉ có vai trò hỗ trợ, giúp tăng thêm một phần lực phanh chứ không đảm bảo dừng xe ngay lập tức. Người lái cần tập trung quan sát các diễn biến trên đường để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Ngoài ra, để nâng cao độ an toàn khi tham gia giao thông và giúp quá trình phanh đạt hiệu quả tốt nhất, hệ thống BA thường được trang bị đồng bộ với:
- Hệ thống chống bó cứng phanh ABS: giúp hạn chế tình trạng bó cứng bánh xe, rút ngắn quãng đường phanh và đánh lái, tránh vật cản chính xác.
- Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD: tự động phân phối lực phanh phù hợp đến từng bánh xe, giúp giảm tốc an toàn.
Sự kết hợp của BA với ABS, EBD mang tới khả năng an toàn tối ưu cho hệ thống phanh
Sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA, chống bó cứng phanh ABS và hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD sẽ giúp xe vận hành an toàn hơn. Tuy nhiên, người lái lưu ý cần nắm rõ đặc điểm của từng loại phanh để có sự phối hợp sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Hộp số tự động vô cấp CVT và những điều bạn cần biết
Xe mild hybrid (MHEV - hybrid nhẹ) là gì và nguyên lý hoạt động
EV từ A đến Z: Tìm hiểu các thành phần Xe điện
EV (BEV) vs PHEV vs FCEV vs HEV: Tìm hiểu sự khác biệt
Tổng hợp những loại cảm biến trên ô tô
Có thể bạn quan tâm
-
Các hạng mục bảo dưỡng trên xe số tự độngTìm hiểu thông tin chi tiết về các hạng mục bảo dưỡng trên xe số tự động qua bài viết sau đây của trung tâm VATC. 1. Dầu động cơ 2. Lọc dầu...
-
Cách chọn ắc quy ô tô đúng chuẩn tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ hỏng hócẮc quy là bộ phận quan trọng trên ô tô, cung cấp năng lượng cho hệ thống khởi động và hỗ trợ khi phụ tải vượt quá công suất máy phát. Khác với xe máy, ô tô hiện đại không có cần đạp để khởi động khi hết ắc quy, nên việc chọn ắc quy phù hợp càng quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ những lưu ý khi chọn ắc quy cho xe.
-
Gầm ô tô có dấu hiệu hư hỏng? Những cảnh báo quan trọng không thể bỏ quaKhung gầm ô tô đóng vai trò như bộ khung xương chịu lực, quyết định độ ổn định và an toàn của toàn bộ phương tiện. Khi khung gầm gặp hư hỏng hoặc xuất hiện vấn đề, xe có thể mất đi sự cân bằng, ảnh hưởng đến khả năng vận hành và tiềm ẩn nhiều rủi ro an toàn trong quá trình di chuyển.
-
Giải mã hiện tượng cặn Cacbon trên động cơ phun trực tiếpNguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng tích tụ cặn cacbon trong động cơ phun xăng trực tiếp là do nhiên liệu và các chất tẩy rửa phụ gia không tiếp xúc trực tiếp với mặt sau của van nạp, khiến cặn bẩn không được rửa trôi trong quá trình vận hành.
-
Những lỗi phanh xe phổ biến khiến ô tô trượt đăng kiểmĐể phương tiện được phép lưu thông hợp pháp, đăng kiểm là thủ tục bắt buộc đối với mỗi tài xế. Tuy nhiên, nhiều chủ xe vô tình mắc phải các lỗi liên quan đến hệ thống phanh, dẫn đến việc xe không đạt tiêu chuẩn kiểm định và bị trượt đăng kiểm.