Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì

Chủ nhật, 20/10/2024 - 20:34

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là một trong những tính năng đảm bảo an toàn cho người sử dụng, được trang bị hầu hết trên các dòng xe hơi hiện nay.

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì

EBD là viết tắt của Electronic Brakeforce Distribution, tên tiếng Việt là hệ thống phân phối lực phanh điện tử, là công nghệ phanh ô tô tự động, trong đó lực phanh trên mỗi bánh của ô tô có thể thay đổi tùy theo các yếu tố như tải trọng trên mỗi bánh, điều kiện đường xá và tốc độ của xe,...

EBD dựa trên nguyên tắc trọng lượng của các bánh xe ô tô mà bạn đang sử dụng không được phân bổ đều. Một số bánh xe chịu nhiều tải trọng hơn những bánh xe khác và cần nhiều lực phanh hơn để dừng xe mà không bị mất kiểm soát. Ngoài ra, trọng lượng của một bánh xe sẽ thay đổi trong quá trình phanh, do đó lượng lực cần thiết cho mỗi bánh xe có thể thay đổi nhanh chóng. Hệ thống EBD không chỉ có thể phát hiện trọng lượng của từng bánh xe mà còn có thể ngay lập tức thay đổi lượng lực phanh tác dụng lên từng bánh xe một cách hiệu quả dựa trên cơ sở tức thời.

Ngày nay, hệ thống EBD được trang bị trên hầu hết các dòng xe hơi, là một trong các tính năng an toàn trên ô tô rất quan trọng. EBD còn có tác dụng ngăn ngừa và triệt tiêu tình trạng xe mất kiểm soát, duy trì trạng thái cân bằng trong mọi trường hợp, qua đó giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn.

Cấu tạo của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Hệ thống EBD bao gồm các thành phần chính sau:

  • Cảm biến tốc độ bánh xe (Wheel Speed Sensor - WSS): là thiết bị điện tử nhằm mục đích theo dõi tốc độ các bánh xe và được đặt ở mỗi bánh, các cảm biến này đo tốc độ quay của bánh xe và gửi dữ liệu liên tục về bộ điều khiển trung tâm (ECU). Cấu tạo của cảm biến tốc độ bánh xe gồm một nam châm vĩnh cửu, cuộn dây và lõi từ. Vị trí lắp cảm biến tốc độ thay đổi theo từng kiểu xe.
  • Bộ điều khiển trung tâm (ECU): là bộ điều khiển điện tử nhận đầu vào từ các cảm biến tốc độ, đây là "bộ não" của hệ thống, nơi xử lý dữ liệu từ cảm biến tốc độ và tính toán lực phanh cần phân bổ cho từng bánh xe dựa trên các yếu tố như tải trọng và điều kiện đường.
  • Bộ điều khiển lực phanh: đây là hệ thống van thủy lực sẽ bơm dầu vào đường dẫn và kích hoạt các xi lanh trên từng phanh, điều chỉnh áp suất phanh tới từng bánh xe, đảm bảo rằng mỗi bánh xe nhận được lực phanh thích hợp để tránh tình trạng khóa bánh hoặc mất cân bằng.
  • Hệ thống phanh chính: Bao gồm các xi lanh phanh và các đường dẫn dầu phanh, thông qua đó áp lực phanh được truyền đến từng bánh xe.
  • Cảm biến độ lệch thân xe (Yaw sensor): Có nhiệm vụ đo vận tốc góc (chuyển dịch tự động) và độ giảm tốc theo mọi hướng của độ lệch xe khi xe bắt đầu vào cua, sau đó truyền tín hiệu đến bộ điều khiển ECU để điều chỉnh lực phanh phù hợp, đảm bảo an toàn và ổn định cho xe. Ngoài ra, cảm biến yaw cũng có thể được sử dụng cùng với kiểm soát ổn định điện tử (electronic stability control - ESC) để ngăn ngừa tai nạn lật xe.
  • Cảm biến góc xoay vô lăng hay còn gọi là cảm biến góc lái: Có nhiệm vụ ghi lại góc xoay của vô lăng, sau đó gửi tín hiệu về ECU để hệ thống nhận biết người lái đang muốn di chuyển xe về hướng nào. Nếu nhận thấy góc xoay vô lăng, các bánh xe và độ nghiêng thân xe không đồng nhất, cảm biến sẽ truyền tín hiệu tới ECU để thực hiện điều chỉnh lực phanh cho phù hợp. Dữ liệu từ bộ cảm biến này sẽ giúp xe thăng bằng khi đánh lái gấp hoặc tránh vật cản bất ngờ trên đường.

Ngoài EBD, một số hệ thống khác cũng dùng chung các bộ cảm biến này như Hệ thống cân bằng điện tử hay hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System).

Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD sử dụng cảm biến tốc độ để kiểm tra xem các bánh xe có cùng tốc độ hay không. Đồng thời, hệ thống này cũng so sánh dữ liệu từ cảm biến Yaw với dữ liệu từ cảm biến góc lái để xác định xe đang thiếu lái hay thừa lái. ECU sau đó xử lý dữ liệu và phân phối áp suất dầu phanh thích hợp tới các bánh xe.

Nếu ECU phát hiện một bánh xe có dấu hiệu bó cứng và quay chậm hơn các bánh xe còn lại, ECU sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển lực phanh để giảm lực phanh lên bánh xe đó. Cơ cấu này được điều khiển tự động để lực phanh được thay đổi linh hoạt theo điều kiện cung đường mà bạn đang di chuyển.

Cấu tạo của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Hệ thống phanh điện tử EBD làm việc cũng dựa trên các tín hiệu đầu vào của ABS bao gồm cảm biến tốc độ bánh xe, cảm biến phanh, cảm biến gia tốc ngang, . .. thông qua khả năng xử lý của ECU. Để nhận biết trường hợp phanh gấp, một cảm biến áp suất dầu xy lanh phanh chính được gắn bên trong bộ phận chấp hành thuỷ lực. Cảm biến này nhận biết các trường hợp phanh khẩn cấp bằng việc thay đổi áp suất dầu. Trên một số mẫu xe của châu Âu, một cảm biến gia tốc được lắp trong bầu trợ lực chân không, theo dõi gia tốc của cần đẩy xy lanh phanh trước để nhận biết trường hợp phanh gấp thay thế cho cảm biến áp suất dầu

EBD có tác dụng không kém ABS trong việc bảo đảm quá trình phanh. Nó hoạt động hoàn toàn tự động và không cần tài xế kích hoạt. Giống như tên gọi, EBD phân bổ lực phanh tới các bánh giúp chiếc xe vận hành một cách ổn định nhất. Sự kết hợp giữa hai công nghệ ABS và EBD sẽ giúp quá trình phanh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Với những xe không sử dụng EBD, có những tình huống khiến lực phanh lệch hẳn về một bên khiến xe bị loạng choạng, thậm chí có thể gây trượt bánh. Nếu có EBD, máy tính trung tâm sẽ tự động tính toán và điều chỉnh phanh dựa theo thông tin về gia tốc, trọng tải xe, độ bám đường.

Lưu ý khi dùng hệ thống phân phối lực phanh điện tử

Hệ thống EBD là một công nghệ quan trọng của xe ô tô giúp cải thiện hiệu suất phanh và an toàn khi lái xe tuy nhiên để hệ thống hoạt động hiệu quả cần những lưu ý sau

  • Không can thiệp quá mức: Dựa theo những tình huống lái xe và tải trọng xe khác nhau, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lực phanh phù hợp với mỗi bánh xe. Vì vậy, bạn không nên can thiệp một cách thủ công khi cảm thấy không cần thiết.
  • Nên kiểm tra hệ thống phanh định kỳ: Để đảm bảo hệ thống phanh luôn hoạt động tốt, bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống định kỳ.
  • Điều chỉnh áp suất của lốp xe đúng cách: Áp suất lốp xe là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD. Do đó, bạn cần kiểm tra và điều chỉnh áp suất ở mức đúng theo quy định của nhà sản xuất. Nên lắp hệ thống cảm biến cảnh báo áp suất lốp để biết tình trạng của lốp xe.
  • Sử dụng phanh xe đúng cách: Bạn nên sử dụng pedal phanh một cách đều và không đột ngột. Điều này giúp hệ thống EBD hoạt động tốt hơn và duy trì sự ổn định của xe khi bạn phanh.
  • Sử dụng lốp đúng kích thước: Khi có nhu cầu thay lốp xe, bạn nên sử dụng lốp có cùng đặc điểm và kích thước với lốp gốc của xe. Lốp xe không đúng kích thước cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống EBD.
Chia sẻ

Tin cũ hơn

Các đời xe Kia K5: lịch sử hình thành, các thế hệ

Kia K5 là phiên bản ô tô hạng trung do Kia sản xuất từ năm 2000. Rất nhiều người dùng cho rằng đây là một dòng xe khá thú vị, khi trải qua rất nhiều tên gọi trên nhiều thị trường ô tô kể từ khi ra mắt lần đầu tiên.

Electrofuel – Nhiên liệu tổng hợp e-fuels

Electrofuel hay e-fuels là một loại nhiên liệu tổng hợp mới nổi, nhằm thay thế nhiên liệu hóa thạch hiện nay trong giao thông vận tải. Với việc giao thông vận tải tạo ra khoảng 1/5 lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu, cuộc đua đang diễn ra để tìm cách giảm những thứ này

Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe Haval

Haval là một trong những thương hiệu xe hơi nổi bật nhất hiện nay, đặc biệt trong phân khúc SUV. Tuy nhiên, ít người biết rằng Haval là thương hiệu đến từ Trung Quốc và thuộc sở hữu của Tập đoàn Great Wall Motors – một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất tại quốc gia này.

Cấu tạo hộp số e-CVT của xe hybrid

Cùng được sử dụng thuật ngữ hộp số CVT nhưng trên thực tế hộp số dành cho xe hybrid lại có cơ chế hoạt động không hề giống với xe xăng truyền thống.

Những trang bị an toàn trên ô tô, bảo vệ tài xế và những người đi đường

Khi xảy ra va chạm, những trang bị an toàn trên ô tô đóng vai trò quyết định giúp bảo vệ sức khỏe và cả tính mạng của những người ngồi trên xe.

Có thể bạn quan tâm

  • Lịch sử và các đời xe Lexus RX
    Lịch sử và các đời xe Lexus RX
    Với lần ra mắt đầu tiên vào năm 1997, Lexus RX - mẫu crossover sang trọng và đẳng cấp, đã không ngừng phát triển qua bốn thế hệ, trải qua nhiều đợt nâng cấp quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và giữ vững vị thế trong phân khúc xe hạng sang.
  • Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS là gì
    Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS là gì
    Cùng Oto365 tìm hiểu hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS là gì, có mấy cấp ADAS, có bao nhiêu tính năng trợ lái.
  • Lịch sử hình thành xe Honda HR-V các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
    Lịch sử hình thành xe Honda HR-V các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
    HR-V là một mẫu xe thuộc phân khúc SUV hạng B, được sản xuất bởi thương hiệu ô tô Nhật Bản Honda. Mẫu xe này đã ghi nhận doanh số ấn tượng, trở thành một trong những mẫu SUV bán chạy hàng đầu tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
  • Lịch sử hình thành và các đời xe Volkswagen Polo
    Lịch sử hình thành và các đời xe Volkswagen Polo
    Volkswagen Polo là một biểu tượng trong phân khúc xe đô thị cỡ nhỏ. Được sản xuất từ năm 1975, Polo đã trở thành một trong những mẫu xe bán chạy nhất toàn cầu, với tổng sản lượng lũy kế vượt 17 triệu chiếc – một con số ấn tượng, khẳng định vị thế của Volkswagen trong ngành công nghiệp ô tô.
  • Lịch sử thương hiệu xe Audi
    Lịch sử thương hiệu xe Audi
    Thương hiệu Audi là một biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô Đức, nổi bật với lịch sử phát triển vượt bậc kéo dài hơn một thế kỷ. Audi không chỉ là một trong những nhà sản xuất xe sang hàng đầu thế giới mà còn là đại diện cho sự đổi mới, đẳng cấp và công nghệ tiên tiến. Từ thiết kế đến hiệu suất, các dòng xe của Audi luôn tạo ra sức hút mạnh mẽ và khẳng định vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng toàn cầu.