Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB là gì
Thứ Ba, 19/12/2023 - 10:37
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn các nhà phát triển ô tô đã có ra mắt chức năng phanh tự động trên xe ô tô hỗ trợ lái xe an toàn. Vậy, phanh tự động trên ô tô hoạt động như thế nào? Có lắp thêm phanh tự động cho ô tô được không? Mời bạn đọc xem qua bài viết dưới đây.
Hệ thống phanh tự động trên xe ô tô hoạt động như thế nào?
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp là gì?
Hệ thống phanh tự động là trang bị an toàn được nhà sản xuất tích hợp trên xe ô tô nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách trong quá trình điều khiển phương tiện. Hệ thống phanh tự động hoạt động như một con mắt thứ ba khi có thể phát hiện chướng ngại vật, tính toán cự ly và hỗ trợ phanh tự động nếu không nhận được tín hiệu từ tài xế.
Hệ thống phanh tự động là trang bị an toàn trên ô tô
Hệ thống phanh tự động mang đến rất nhiều lợi ích, trong trường hợp lái xe ngủ gật hoặc không tập trung khi lái xe hoặc tỏ ra lúng túng khi gặp tình huống bất ngờ thì phanh tự động sẽ hỗ trợ một phần nào đó, phanh tự động sẽ thay thế người lái cung cấp lực phanh cho các bánh xe ngăn cản va chạm sắp xảy ra hoặc giảm thiểu thương tích cho hành khách ngồi trên xe.
Cấu tạo hệ thống phanh tự động ô tô
Để phanh tự động cơ thể hoạt động chính xác và không gây ảnh hưởng đến việc lái xe của tài xế nó cần phải liên kết với một vài chức năng khác trên xe, cụ thể cấu tạo của hệ thống phanh tự động ô tô như sau:
- Hệ thống cảm biến: đóng vai trò quan sát các vật cản, chướng ngại vật, con người, động vật, phương tiện phía trước để cung cấp thông tin cho trung tâm xử lý ECU.
- Trung tâm xử lý ECU: nhận thông tin từ cảm biến và tính toán khoảng cách xem có thể xảy ra va chạm hay không, nếu không thì công việc tiếp tục dừng lại ở mức thu thập dữ liệu. Nếu ECU tính toán và phát hiện vật cản phía trước có thể gây ra va chạm ECU sẽ thông báo cho hệ thống phanh biết.
- Hệ thống phanh: tiếp nhận thông tin từ phía ECU và tính toán lực phanh cho các bánh xe để ngăn chặn va chạm sắp xảy ra.
- Hệ thống cảnh báo: lúc này, trung tâm xử lý ECU đã phát hiện sắp xảy ra va chạm nên sẽ tiếp tục thông báo cho hệ thống cảnh báo để nhắc nhở tài xế chú ý đạp phanh.
Cấu tạo hệ thống phanh tự động ô tô bao gồm: cảm biến, ECU, hệ thống phanh và hệ thống cảnh báo
Như vậy, để hoạt động được hệ thống phanh tự động cần rất nhiều hệ thống khác hỗ trợ. Và đây là nguyên lý hoạt động của phanh tự động.
Nguyên lý hoạt động của phanh tự động
Nguyên lý hoạt động của phanh tự động được chia thành 04 giai đoạn: Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, đưa ra cảnh báo và phanh tự động tiền va chạm.
Nguyên lý hoạt động của phanh tự động khá đơn giản
Hệ thống cảm biến sẽ đảm nhiệm chức năng quan sát và thu thập dữ liệu xung quanh khi ô tô đang di chuyển, các hình ảnh thu thập được sẽ gửi về trung tâm xử lý dữ liệu ECU để tiếp tục phân tích và đưa ra kết quả. Các cảm biến của ô tô thường được lắp phía trước, phía sau, trên nóc xe để có thể quan sát được toàn cảnh.
Trung tâm xử lý ECU của xe ô tô sẽ tiếp nhận các thông tin, hình ảnh được gửi về từ hệ thống cảm biến từ đó đưa ra kết quả có hay không có va chạm sắp xảy ra. Nếu tính toán có va chạm ECU sẽ gửi thông báo đến hệ thống phanh.
Hệ thống phanh tiếp nhận thông tin từ ECU và tính toán tốc độ, cự ly, khoảng cách giữa xe và chướng ngại vật sau đó kích hoạt bơm phanh và dẫn dòng chất lỏng phanh nhằm điều chỉnh lực phanh cần thiết để dừng xe.
Hơn thế nữa, nếu hệ thống phanh tự động được kết hợp với chức năng lái tự động cho phép xe ô tô có thể tự đổi hướng hạn chế đâm trực tiếp vào chướng ngại vật.
Hệ thống phanh tự động trên ô tô có đáng tin cậy không?
Theo nghiên cứu của một số quốc gia như: Mỹ, Úc thì tỷ lệ giảm thiểu tai nạn của phanh khẩn cấp chỉ dao động từ 20 - 35% và không ngăn chặn hoàn toàn 100% vụ tai nạn sắp xảy ra.
Chính vì lẽ đó, các lái xe đừng quá phụ thuộc vào hệ thống phanh tự động này hãy xem nó là một trang bị hỗ trợ lái xe an toàn hơn. Các chủ xe nên tập trung khi lái xe, chú ý quan sát phía trước và hai bên gương chiếu hậu thường xuyên để kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ.
Tin cũ hơn
Có nên tắt hệ thống kiểm soát độ bám đường?
Nếu tắt hệ thống kiểm soát độ bám đường (TCS), có nghĩa là bạn tăng khả năng trượt của xe và giảm độ an toàn của chính mình.
Vô lăng phẳng đáy có tác dụng gì?
Vô lăng phẳng đáy là phát minh dành cho xe đua nhiều năm trước nhưng với xe sang chạy hàng ngày thì chỉ có tác dụng về mặt thẩm mỹ.
Loa ô tô là gì? Có nên độ loa ô tô không? Tiêu chí chọn mua loa ô tô tốt nhất
Những trang bị cao cấp trên xe sang đã trở thành tiêu chuẩn trên xe phổ thông
Lịch sử và phát triển của xe ô tô điện: Từ ngày đầu tiên đến hiện tại
Có thể bạn quan tâm
-
Lịch sử hình thành và các thế hệ xe Honda City trên thế giới và Việt NamRa mắt năm 1981, Honda City nhanh chóng dẫn đầu phân khúc subcompact. Qua 7 thế hệ, xe liên tục cải tiến với tiện nghi và an toàn hiện đại hơn.
-
Lịch sử hình thành và các đời xe Mercedes-Benz G-ClassMercedes-Benz G-Class là một mẫu xe off-road nổi bật từ thương hiệu Đức, nổi tiếng với thiết kế mạnh mẽ như một chiến binh.
-
Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe ô tô SubaruSubaru là một thương hiệu mang dấu ấn rất riêng, với phong cách độc đáo và những giá trị cốt lõi không thể nhầm lẫn. Subaru luôn đặc biệt chú trọng đến yếu tố an toàn, một trong những yếu tố then chốt giúp hãng xây dựng danh tiếng vững chắc.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe InfinitiInfiniti là một ví dụ điển hình về chiến lược mở rộng thương hiệu thành công của Nissan tại thị trường Bắc Mỹ. Được phát triển như một nhãn hiệu hạng sang dành riêng cho khách hàng Mỹ và Canada, Infiniti đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể sau hơn hai thập kỷ ra mắt, với biểu tượng "con đường vô tận" ngày càng quen thuộc trên toàn cầu.
-
Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Jeep WranglerLịch sử của thương hiệu Jeep, vốn có nguồn gốc từ hai mẫu xe quân sự Willys MB và Ford GPW được phát triển đặc biệt cho Thế chiến II. Tên gọi đầy đủ của mẫu xe này là US Army Truck, 1/4-ton, 4×4, Command Reconnaissance, nhưng trong thực tế, nó nhanh chóng được các binh lính gọi đơn giản là "Jeep".