Ưu và nhược điểm của xe ô tô dẫn động cầu trước FWD - cầu sau RWD
Thứ Bảy, 25/05/2024 - 09:59 - linhltm
Đối với ô tô, hệ thống dẫn động có nhiệm vụ truyền tải năng lượng từ động cơ tới các bánh để xe có thể di chuyển. Hiện nay trên thị trường có 4 loại dẫn động, gồm dẫn động cầu trước, cầu sau, dẫn động 4 bánh toàn và bán thời gian. Tuy nhiên, người dùng hay quan tâm và so sánh dẫn động cầu trước và cầu sau về khả năng tăng tốc, tiết kiệm nhiên liệu,... để tăng trải nghiệm lái xe.
Những dòng xe nhỏ di chuyển trong phố thường có dẫn động cầu trước, ngược lại những xe chuyên chở nặng hoặc cần tốc độ ban đầu lớn sẽ sử dụng dẫn động cầu sau. Vì vậy, chọn một chiếc xe dẫn động cầu trước FWD hay cầu sau RWD là tuỳ thuộc vào điều kiện, công việc, sở thích, mục đích mua ô tô.
Dẫn động cầu trước - FWD (Front-Wheel Drive) là dạng bố trí động cơ và hộp số lên phía trước xe. Sự bố trí này giúp cho toàn bộ sức mạnh, khả năng vận hành của xe được dồn trực tiếp lên bánh xe trước, từ đó kéo theo 2 bánh sau tạo sự chuyển động cho xe.
Dẫn động cầu sau - RWD (Rear-Wheel Drive) hoạt động của hệ thống này tương tự như FWD nhưng lần này là 2 bánh sau quay và "đẩy" 2 bánh trước lăn theo.
Sử dụng hệ dẫn động cầu trước có lợi gì?
Gần như tất cả các xe ngày nay đều sử dụng hệ dẫn động cầu trước.
Ưu điểm
Hệ thống dẫn động cầu trước. (Ảnh minh hoạ).
Một số ưu điểm giúp hệ dẫn động này ngày càng được ưu tiên sử dụng như:
- Kết cấu đơn giản: Hệ dẫn động cầu trước cắt giảm toàn bộ cần trục động và các linh kiện dẫn động ra cầu sau, giúp tối ưu không gian nội thất xe
- Giúp cải thiện trọng lượng xe
- Tiết kiệm nhiên liệu
- Tăng độ bám đường ở bánh trước: Vì động cơ được đặt ở phía trên trục trước của hệ dẫn động FWD chính vì thế cho nên trọng lượng của xe được truyền thẳng xuống bánh dẫn động, khả năng xe di chuyển ở các mặt đường trơn trượt cũng tốt hơn rất nhiều.
- Tăng trải nghiệm lái: FWD với lực dẫn động được đặt ở 2 bánh trước, do đó xe sẽ ổn định hơn khi di chuyển trên đường.
- Một chiếc xe FWD chắc chắn sẽ không có vi sai cầu sau nên thể tích khoang hành lý sẽ được tăng lên đáng kể.
Trên thị trường ô tô hiện nay, FWD là hệ dẫn động phổ biến được các hãng sản xuất xe ô tô ưu ái sử dụng. Hiện nay, hệ dẫn động cầu trước xuất hiện phổ biến trên các dòng xe gia đình, xe đô thị, xe sedan cỡ nhỏ và cỡ trung. Một số dòng xe trang bị hệ dẫn động này như: Toyota Corolla Cross, Toyota Vios, Hyundai Accent, Mazda 3, Ford Territory,...
Nhược điểm
Đầu tiên phải kể đến trường hợp phân bố trọng lượng xe. Do sự phân bố trọng lượng tập trung nhiều hơn vào phần đầu xe, một chiếc xe trang bị hệ dẫn động cầu trước khó có thể tăng tốc nhanh và luôn thất thế so với xe dẫn động cầu sau trên các đoạn đường thẳng.
Do trọng lượng dồn về phía trước nhiều hơn, giúp phần đuôi trở nên nhẹ hẳn nên việc điều khiển một chiếc xe sử dụng hệ thống FWD rất dễ gặp hiện tượng mất lái khi vào cua, bánh trước sẽ dễ bị trượt và không còn ma sát với mặt đường, nhất là trong điều kiện mặt đường trơn trượt.
Ưu nhược điểm của hệ dẫn động cầu sau RWD
Ưu điểm
Các kết cấu cơ khí truyền động được chuyển từ phía trước ra đằng sau, chiếc xe sẽ có được sự cân bằng trọng lượng tốt hơn, dẫn đến khả năng vận hành ổn định hơn.
Ngoài phân bố đều trọng lượng trên các trục, việc giải phóng các bánh trước khỏi hệ truyền động giúp nó tự do hơn trong nhiệm vụ dẫn hướng và chắc chắn nó sẽ có góc bẻ lái rộng hơn. Cảm giác điều khiển vô-lăng của bạn cũng sẽ êm dịu, thật tay và đầm hơn.
Cấu trúc trục trước trên những chiếc xe RWD đơn giản hơn cũng sẽ giúp các chi tiết cơ khí, hệ thống phanh và hệ thống treo trên xe có tuổi thọ và độ bền cao hơn.
Một ưu điểm khác của xe cầu sau là sự cân bằng, lực đẩy nằm ở bánh sau khiến bánh trước xử lý khúc cua hay rẽ hướng chính xác và nhẹ nhàng.
Ở hầu hết xe hơi, phần nặng nhất là động cơ và hộp số phía đầu xe, nên xe dẫn động cầu sau sẽ truyền tải trọng lượng và động năng đồng đều hơn từ sau ra trước, đẩy giới hạn vào cua và khả năng tăng tốc lên mức cao hơn so với xe cầu trước.
Cũng vì lý do này mà các loại xe thể thao, xe sang hoặc xe đua hầu hết đều là dẫn động cầu sau. Điển hình như Mercedes-Benz C-Class, E-Class, BMW 3 Series, 5 Series,… nếu là phiên bản dẫn động 1 cầu
Các dòng xe điển hình sử dụng dẫn động cầu sau là Toyota Innova hay các phiên bản 1 cầu của dòng SUV cỡ trung như Mitsubishi Pajero Sport, Toyota Fortuner, Ford Everest hay với bán tải Mitsubishi Triton, Toyota Hilux và Ford Ranger (nếu phiên bản 1 cầu) cũng là các mẫu xe kích thước lớn trọng lượng lớn và hầu hết dồn về bánh sau nhưng vẫn sử dụng hệ dẫn động cầu sau.
Nhược điểm
Khi tăng tốc, đặc biệt lúc đạp thốc ga ở những xe có công suất lớn hoặc mô-men xoắn cao ở vòng tua thấp, hai bánh sau sẽ có hiện tượng trượt hoặc thân xe xoay ngang. Nên ở những xe hiệu năng cao, hệ thống chống trượt bắt buộc phải được trang bị.
Trong những địa hình trơn trượt, lầy lội hoặc đường tuyết, hai bánh sau sẽ bị mất lợi thế về lực kéo, do phải chịu thêm một khối lượng lớn từ khoang hành khách.
Một phần dung tích khoang nội thất bị mất đi, do phải chừa khoảng trống cho trục dẫn động.
Trọng lượng của xe lớn hơn so với dẫn động cầu trước. Khối lượng tăng thêm đến từ trục dẫn động, từ những chi tiết gia cố thân xe do phải chừa không gian cho trục dẫn động.
Trục sau hay bán trục sau cũng thường dài hơn so với trục trước. Vì thế nếu so sánh một mẫu xe cùng chủng loại và cùng kích thước thì xe dẫn động cầu sau luôn nặng hơn so với xe dẫn động cầu trước.
Công suất bị hao hụt nhiều hơn so với dẫn động cầu trước do phải dẫn qua trục dẫn động.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Cách cầm vô lăng trong quá trình điều khiển xe
Việc nắm vững những kĩ năng cầm - điều chỉnh vô lăng trên ô tô không chỉ giúp người lái xử l ý tình huống tốt mà còn giúp hạn chế tối đa những mối nguy hiểm.
Kính lái ô tô bị mờ: nguyên nhân và cách khắc phục
Kính lái ô tô bị mờ có thể gây khó khăn trong việc quan sát và điều khiển xe ô tô nếu không máy có thể xảy ra tai nạn do không quan sát được chướng ngại vật phía trước.
Phanh tự động khẩn cấp (AEB) có thực sự hiệu quả khi xe đang chạy tốc độ cao không?
Làm thế nào để đánh lái ra khỏi chỗ đỗ xe không bị va quẹt
Tai nạn là chuyện không của riêng ai, mẹo giúp chị em phụ nữ tránh nhầm chân ga và chân phanh
Có thể bạn quan tâm
-
Bí kíp từ chuyên gia 3 nút giúp kính lái sáng rõ trong trời lạnhTrời lạnh khiến nhiệt độ trong và ngoài xe có sự chênh lệch, dẫn đến hiện tượng kính lái bị mờ do hấp hơi. Và đây là thủ thuật giúp tài xế có thể xử lý vấn đề này.
-
Lái xe đã cạn xăng hiểm họa với động cơ và sự an toàn của bạnLái ô tô khi bình xăng sắp cạn có thể gây hư hỏng nhiều bộ phận quan trọng, và thói quen này tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng cho cả xe và trải nghiệm vận hành.
-
Vô lăng rung lắc khi lái xe Nguyên nhân chính và cách xử lý triệt đểTrong quá trình vận hành ô tô, không ít tài xế gặp phải hiện tượng vô lăng bị rung lắc, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và tiềm ẩn nguy cơ an toàn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và giải pháp khắc phục hiệu quả là gì?
-
Làm thế nào để vượt xe trên cao tốc một cách chuyên nghiệp và an toàn?Vượt xe trên đường cao tốc yêu cầu tài xế phải hiểu rõ quy định giao thông và trang bị kỹ năng lái xe an toàn một cách vững vàng.
-
Học ngay những mẹo này để không bao giờ phạm lỗi vượt đèn đỏĐể tránh vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, người lái xe cần lưu ý tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường và áp dụng quy tắc "3 giây" khi di chuyển qua các ngã tư có đèn tín hiệu giao thông.