Phân loại hộp số tự động ô tô phổ biến nhất 2024

Thứ Sáu, 15/12/2023 - 13:51

Hộp số tự động được phân loại như thế nào, cùng tìm hiểu chi tiết cách phân loại hộp số tự động phổ biến qua bài viết sau đây.

Hộp số tự động ô tô là cái tên không còn xa lạ với anh em sửa chữa ô tô. Ngay cả những người không phải là thợ sửa chữa ô tô cũng sẽ có đôi lần tìm hiểu về hộp số tự động. Vậy hộp số tự động được phân loại như thế nào?

Hộp số tự động là gì?

Hộp số tự động là hộp số tự động chuyển số êm hơn và chuyển số theo các điều kiện lái như phụ thuộc vào tốc độ xe và mức bàn đạp ga. Giúp người lái xe dễ dàng điều khiển trong quá trình lái xe mà không cần phải tự sang số như hộp số sàn. Tuy nhiên hộp số tự động sẽ có cấu tạo phức tạp, khó sửa chữa và giá thành cao hơn hộp số thường.

Hộp số tự động hoạt động dựa vào ECU (Bộ điều khiển điện tử) được gọi là hộp số ECT (Hộp số điều khiển điện tử), còn đối với một hộp số không sử dụng ECU để điều khiển thì gọi là hộp số tự động thuần thủy lực.

Hiện nay, đa số các xe dùng hộp số tự động đều sử dụng hộp số loại ECT. Đối với một số kiểu xe thì phương thức chuyển số có thể được chọn tùy theo ý muốn của xe và điều kiện đường xá. Việc này giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn và tính năng vận hành xe được

Các loại hộp số tự động ô tô phổ biến nhất

Để phân loại hộp số tự động, người ta thường phân chia theo 2 cách, đó là phân loại hộp số tự động theo cách thức điều khiển và cách thức dẫn động. Ngoài ra  một số nơi phân loại hộp số theo tỷ số truyền và cấp số truyền

Các loại hộp số ô tô theo cách thức điều khiển

Hộp số tự động phân loại theo cách thức điều khiển có thể chia thành hai loại, chúng khác nhau về hệ thống sử dụng để điều khiển chuyển số và thời điểm khóa biển mộ.

  • Loại điều khiển thuần thủy lực: Loại này điều khiển hoàn toàn bằng thuỷ lực nó chỉ sử dụng hệ thống thủy lực để điều khiển.
  • Loại điều khiển bằng điện tử: ECU sẽ lưu trữ dữ liệu chế độ chuyển số và khóa biến mô để điều khiển chuyển số. Loại điều khiển điện bao gồm cả chức năng chẩn đoán và dự phòng ngoài chức năng điều khiển chuyển số và thời điểm khóa biến mô.

Các bộ phận truyền lực của hộp số tự động điều khiển thủy lực và ECT về cơ bản là giống nhau, nhưng phương pháp điều khiển sang số rất khác nhau.

Phân loại hộp số theo kiểu dẫn động

Hộp số tự động có thể phân loại dựa vào kiểu truyền động của xe. Đó là các hộp số được sử dụng trong nhiều loại xe như cầu trước, cầu sau, cầu trước và cầu sau… Các hộp số được phân loại theo kiểu dẫn động như sau:

  • Dẫn động FF: động cơ phía trước và dẫn động cầu trước
  • Dẫn động FR: động cơ phía trước và dẫn động cầu sau
  • Dẫn động 4WD/AWD: động cơ phía trước và dẫn động 2 cầu

Dẫn động FF: Đối với hộp số tự động dành cho xe loại FF (động cơ phía trước và dẫn động cầu trước) thì sẽ được bố trí nằm ngang và thường được gọi với tên “Hộp số ngang”. Hộp số loại này được thiết kế gọn nhẹ hơn so với loại được lắp trên xe FR (động cơ phía trước và dẫn động cầu sau). Loại hộp số này có thêm một dẫn động cuối cùng là vi sai được lắp bên trong của hộp số.

Dẫn động FR (động cơ phía trước và dẫn động cầu sau): Đối với hộp số tự động dành cho xe loại FR thì sẽ được bố trí nằm dọc và thường được gọi với tên “Hộp số dọc”. Loại hộp số này có có bộ dẫn động cuối cùng lắp rời ở bên ngoài hộp số. Bộ truyền động cuối cùng gồm một cặp bánh răng giảm tốc (bánh răng dẫn và bánh răng bị dẫn, và các bánh răng visai).

Phân loại hộp số tự động theo tỉ số truyền

Đối với hộp số phân loại theo tỉ số truyền. thường được chia nhỏ thêm là hộp số tự động vô cấp và hộp số tự động có cấp.

  • Hộp số tự động vô cấp CVT: Là loại hộp số có khả năng thay đổi tự động liên tục tỉ số truyền nhờ sự thay đổi bán kính quay của các puly
  • Hộp số tự động có cấp: Khác với hộp số vô cấp, hộp số tự động có cấp cho phép thay đổi tỷ số truyền theo các cấp số nhờ các bộ truyền bánh răng. Hộp phân tự động theo cấp số truyền được dùng rất phổ biến. Có nhiều loại hộp số tự động, hiện nay thông dụng nhất là toại 4, 5, 6 cấp số. Có một số loại xe còn được trang bị hộp số tự động 8 hoặc 10 cấp.

 

 

 



Chia sẻ

Tin cũ hơn

Cấu tạo và phân loại của cảm biến tốc độ xe – Vehicle Speed Sensor

Tiếp tục chuỗi bài viết về cảm biến ô tô xe của VATC, hôm nay, chúng ta cùng đến với bài viết phân tích về cảm biến tốc độ xe ô tô VSS - Vehicle Speed Sensor.

IAT là gì? Chức năng, cấu tạo và nguyên lý của IAT

Cảm biến nhiệt độ khí nạp iat là gì? Đây là loại cảm biến hỗ trợ đưa ra những giải pháp vận hành xe dựa trên các thông số về nhiệt độ không khí bên trong và

Bầu trợ lực phanh: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết

Bầu trợ lực phanh là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của hệ thống phanh. Nó được lắp đặt ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xylanh tổng với nhiệm vụ giảm

Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ xe Toyota Land Cruiser

Toyota Land Cruiser là mẫu xe gầm cao được sản xuất bởi Toyota. Được ra mắt lần đầu năm 1951, đến ngay đã trải qua 10 thế hệ và là mẫu xe SUV biểu tượng trên thế giới.

Cách hiểu và nhớ ý nghĩa của 64 đèn báo trên táp lô xe ô tô

cách nhận biết và nhớ ý nghĩa của đèn báo rất quan trọng, nó giúp cho người lái xe biết được tình trạng của xe để chủ xe có thể điều chỉnh

Có thể bạn quan tâm

  • Các đời xe Ford Everest: lịch sử hình thành, các thế hệ
    Các đời xe Ford Everest: lịch sử hình thành, các thế hệ
    Ford Everest là mẫu SUV cỡ D được Ford Motor Company sản xuất từ năm 2003. Được thiết kế và cung cấp chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với cơ sở sản xuất ở Thái Lan. Sau hơn 20 năm gia nhập vào thị trường xe hơi, Ford Everest đã trải qua 3 thế hệ nâng cấp với nhiều phiên bản cải tiến khác nhau.
  • Các thiết bị điện vẫn có thể sử dụng sau khi xe đã tắt máy
    Các thiết bị điện vẫn có thể sử dụng sau khi xe đã tắt máy
    Khi tắt máy, thông thường các hệ thống điện chính trong xe sẽ ngừng hoạt động, tuy nhiên không phải tất cả đều tắt hoàn toàn.
  • Tổng quan về hệ thống điện trên ô tô
    Tổng quan về hệ thống điện trên ô tô
    Hệ thống điện ô tô rất quan trọng, được ví như “hệ thống dây thần kinh” bởi cung cấp điện cho hơn 80% hệ thống, thiết bị trên xe.
  • Động cơ ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết
    Động cơ ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết
    Động cơ ô tô được ví như "trái tim" của một chiếc xe ô tô và hoạt động để cung cấp sức mạnh chạy xe. Động cơ cũng chính là một trong những thành phần có cấu tạo phức tạp nhất trong chiếc xe.
  • Start-Stop System – Hệ thống Khởi động – Dừng
    Start-Stop System – Hệ thống Khởi động – Dừng
    Start-Stop System hay Stop-Start System - Hệ thống khởi động dừng hoặc hệ thống dừng khởi động (còn được gọi là S&S, xe điện micro hybrid hoặc micro hybrid (μHEV)) tự động tắt và khởi động lại động cơ đốt trong để giảm thời gian động cơ chạy không tải, do đó làm giảm mức