So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn

Thứ Sáu, 27/09/2024 - 20:19

Số lượng SUV đô thị xuất hiện ngày càng nhiều khiến các mẫu xe phải tăng cường sức hút với việc giảm giá bán.

Với mức giá tương đương nhau Mazda CX-3 1.5L Luxury 579tr còn Mitsubishi Xforce GLX giá 599tr, đâu mới là lựa chọn phù hợp cho khách hàng Việt Nam? Cuộc cạnh tranh này mang đến những bất ngờ thú vị khi mẫu xe ít được chú ý lại có phiên bản thuộc dạng khá cao cấp với giá bán tương đương các phiên bản tiêu chuẩn của những mẫu xe đang được nhiều người quan tâm hiện nay.

So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về giá xe:

Mẫu xe Mazda CX-3 Luxury Mitsubishi Xforce GLX
Giá niêm yết 579 triệu 599 triệu
Xuất xứ Nhập khẩu Thái Lan Nhập khẩu Indonesia

Khi Mazda CX-3 Luxury được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan thì Mitsubishi Xforce GLX nhập khẩu từ Indonesia - những mẫu xe không có sự chủ động về nguồn cung như đối thủ Hàn Quốc.

Xem thêm:

So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về kích thước

Mitsubishi Xforce GLX có nhiều thông số kỹ thuật vượt trội hơn, điển hình như các chiều dài x rộng x cao, trục cơ sở, khoảng sáng gầm đều khá vượt trội so với Mazda CX-3, cho không gian nội thất rộng rãi nhất. Trong khi đó, Mazda CX-3 trọng lượng xe nặng và khoảng sáng gầm chỉ tương đương với các dòng sedan nhưng có bánh mâm 18 inch lớn hơn Mitsubishi Xforce GLX.

So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về Thông số kỹ thuật:

  Mazda CX-3 Luxury Mitsubishi Xforce GLX
Dài x Rộng x Cao (mm) 4.275 x 1.765 x 1.535 4.390 x 1.810 x 1.660
Chiều dài trục cơ sở(mm) 2.570 2.650
Khoảng sáng gầm xe (mm) 155 219
Bán kính vòng quay (m) 5,3 5,2
Trọng lượng không tải (kg) 1.276 1.210
Dung tích bình nhiên liệu (lít) 48 42
Thông số lốp 215/50 R18 205/60 R17
Hệ thống treo trước/sau McPherson/Thanh xoắnTôi

Các thông số về kích thước của Xforce cho thấy đây là mẫu xe thuộc hàng to lớn bậc nhất phân khúc, ngang ngửa CX-30 và trội hơn hẳn đa số các mẫu còn lại. Khoảng sáng gầm Xforce cũng lớn tầm 219mm, tuy nhiên bán kính vòng quay lại gọn gàng. Điều này chứng tỏ Mitsubishi đã làm đúng với lời hứa hẹn “thiết kế Xforce cho Đông Nam Á” khi tối đa hóa kích thước xe nhưng vẫn nỗ lực đảm bảo sự linh hoạt khi vận hành trong đô thị đông đúc.

Xforce GLX trang bị mâm 17 inch với cỡ lốp 205/60R17

Mâm xe Mazda CX-3 bản Luxury

So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về ngoại thất

Phiên bản Mitsubishi Xforce GLX tiêu chuẩn thiếu một số trang bị như đèn sương mù LED Projector ở phía trước, đèn pha tự động bật/tắt, gạt mưa tự động và cửa cốp điều chỉnh điện.

Mazda CX-3 bản 1.5L Luxury

Mitsubishi Xforce GLX

Mazda CX-3 sử dụng ngôn ngữ thiết kế KODO đặc trưng, kết hợp sự giao thoa giữa đường nét, góc độ và ánh sáng. Ở phiên bản 1.5 Luxury cụm đèn pha trước và cụm đèn sau sử dụng sử dụng đèn LED. Mazda CX-3 có chức năng đèn tự động chiếu xa/ chiếu gần HBC, đảm bảo cho người lái đối diện có tầm nhìn tốt khi vào cua hoặc rẽ. Xe được trang bị thêm baga mui để người dùng lắp phụ kiện hoặc khay đựng đồ. Với baga mui, mẫu xe sẽ tối ưu không gian để đồ trên nóc xe và tăng thêm diện tích cho khoang hành lý. Mazda CX-3 Luxury tiếp tục sở hữu nhiều tiện ích cao cấp nhất trong tầm giá, điển hình như gạt mưa tự động, cửa sổ trời.

  Mazda CX-3 Luxury Mitsubishi Xforce GLX
Đèn pha LED/Tự động bật tắt LED
Đèn Định vị/Đèn sương mù LED/Không LED/Không
Đèn hậu LED
Gương chiếu hậu bên ngoài Chỉnh điện/Gập điện
Gạt mưa tự động Không
Ăng ten vây cá mập
Cửa sổ trời Không

So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về nội thất

Nội thất cơ bản của Mitsubishi Xforce GLX bao gồm ghế bọc nỉ, hàng ghế thứ hai có thể điều chỉnh với 8 cấp độ khác nhau, khởi động bằng nút bấm, chìa khoá điều khiển từ xa, màn hình cảm ứng trung tâm 8 inch và bảng đồng hồ kiểu analog.

Khoang nội thất của Mazda CX-3 là sự tinh giản cùng các trang bị, tiện ích đều được sắp xếp thông minh, tập trung hướng về người lái. Mazda CX-3 sở hữu hệ thống giải trí - tiện nghi khá phong phú, bao gồm màn hình cảm ứng 7 inch, dàn âm thanh 6 loa sống động và hệ thống Mazda Connect nhiều tiện ích. Bên cạnh đó, xe cũng hỗ trợ đầy đủ các kết nối Bluetooth, USB, Apple Carplay và Android Auto…nhưng có một điểm đáng tiếc là xe chưa có hệ thống cửa gió cho hàng ghế sau.

  Mazda CX-3 Luxury Mitsubishi Xforce GLX
Chìa khóa thông minh
Chất liệu nội thất Da + Nỉ Nỉ
Cửa sổ chỉnh điện 1 chạm Không
Gương chiếu hậu bên trong Chống chói tự động Thường
Vô-lăng Bọc da Thường
Cụm đồng hồ Analog + LCD
Màn hình giải trí cảm ứng 7 inch 8 inch
Số loa 6
Điều hòa Tự động Chỉnh tay
Cửa gió hàng ghế sau Không
Phanh tay điện tử

Mazda CX-3 Luxury được trang bị vượt trội hơn Mitsubishi Xforce GLX như Cửa sổ chỉnh điện 1 chạm, gương chiếu hậu chống chói tự động, vô lăng được bọc da. Nhưng bất ngờ nhất là cả 2 đều sở hữu phanh tay điện tử và nút giữ phanh tự động vốn là các trang bị ít xuất hiện ở phân khúc giá bán này trước đây.

So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về vận hành

Thừa hưởng động cơ từ Xpander, nhưng Mitsubishi Xforce có hiệu suất động cơ nhỉnh hơn đàn anh khi có trọng lượng thấp hơn, mặc dù vậy so với các đối thủ ở phân khúc SUV đô thị, vẫn còn thua xa các đối thủ.

So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về động cơ:

  Mazda CX-3 Luxury Mitsubishi Xforce GLX
Động cơ SkyActiv-G 1.5L MIVEC 1.5L
Công suất (mã lực@vòng/phút) 110@6.000 105@6.000
Mô-men xoắn (Nm)/vòng tua (vòng/phút) 144@4.000 141@4.000
Hộp số 6AT CVT
Hệ dẫn động FWD FWD
Trợ lực lái Điện
Nhiều chế độ lái -
Tiêu thụ nhiên liệu Đô thị 7,41 7,67
Đường trường 4,86 5,32
Hỗn hợp 5,8 6,18
  • Phiên bản Mitsubishi Xforce GLX được trang bị động cơ xăng 4 xi-lanh, dung tích 1.5L quen thuộc, cho công suất tối đa 105 mã lực và mô-men xoắn cực đại 141 Nm. Đây chính là động cơ hiện đang được dùng cho Mitsubishi Xpander.
  • Phiên bản Mazda CX-3 được trang bị động cơ xăng SkyActiv-G 4 xylanh dung tích 1.5L tương tự Mazda 2 và Mazda 3. Động cơ cho công suất cực đại 110 mã lực tại vòng tua máy 6.000 vòng/phút, mô men xoắn cực đại 144 Nm tại vòng tua máy 4.000 vòng/phút.

So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về an toàn

Hệ thống an toàn trên 2 mẫu xe này đều thuộc dạng cơ bản nhưng có thể thấy rằng, những mẫu xe mới hơn được cập nhật nhiều trang bị. Trong đó, Mitsubishi Xforce GLX sở hữu những tính năng độc đáo trong phân khúc gồm: Hệ thống kiểm soát vào cua chủ động (AYC), chốt cửa tự động cùng khá nhiều trang bị khác nhưng không có sẵn cảm biến hỗ trợ đỗ xe.

So sánh Mazda CX-3 1.5L Luxury và Mitsubishi Xforce GLX về An toàn:

  Mazda CX-3 Luxury Mitsubishi Xforce GLX
Phanh trước/sau Đĩa/Đĩa
Kiểm soát hành trình -
Hỗ trợ phanh ABS / EBD / BA
Cân bằng điện tử
Kiểm soát lực kéo
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc
Đèn cảnh báo phanh khẩn cấp
Cảm biến áp suất lốp -
Kiểm soát vào cua chủ động -
Chốt cửa tự động -
Camera lùi
Cảm biến hỗ trợ đỗ xe -
Số túi khí 6 4

Trong khi đó, Mazda CX-3 Luxury cũng có những trang bị riêng nhưng chưa thật sự đầy đủ so với đối thủ khi đã bổ sung nhiều về tiện ích hay sức mạnh cho xe. Đây chính là chiến lược của mẫu xe đi sau - Mitsubishi Xforce - khi nhắm đến những trang bị an toàn vốn đang thiếu thống trong phân khúc SUV đô thị với giá rẻ hiện nay.

Như vậy, mỗi mẫu xe đều có những đặc trưng riêng có khả năng cạnh tranh trong phân khúc SUV đô thị với giá bán 599 triệu đồng. Trong đó, Mitsubishi Xforce GLX có lợi thế lớn về mặt không gian bên trong cùng nhiều tính năng an toàn hơn, nhưng lại không cho trải nghiệm lái tốt hay tiện ích cao cấp, đồng thời, giai đoạn này xe đang vướng phải vấn đề nguồn cung từ Indonesia.

Mặt khác, Mazda CX-3 Luxury vốn luốn lép vế hơn so với các đối thủ dù có nhiều “đồ chơi” chính là vì kích thước khá nhỏ cùng với lượng trang bị an toàn không nhiều.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

So sánh các phiên bản Nissan Kicks 2024 giá bán, màu sắc và thông số kỹ thuật

Trong bối cảnh các mẫu xe thuần điện đang trở thành xu thế toàn cầu, Nissan đã tạo ra một bước đi đột phá bằng việc giới thiệu Nissan Kicks với công nghệ e-POWER tiên tiến. Cùng Oto365 so sánh sự khác biệt giữa các phiên bản Nissan Kicks 2024.

So sánh các phiên bản MG 7 2024 mới ra mắt: thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn

Nhà phân phối MG (SAIC Việt Nam) ra mắt MG7 cho thị trường Việt Nam ngày 28/8. MG7 là mẫu xe gầm thấp thuộc phân khúc sedan hạng D và cũng là mẫu sedan cao cấp nhất của thương hiệu Anh quốc.

Toyota Yaris Cross lấy gì để cạnh tranh với các đối thủ tại Việt Nam?

Trong phân khúc CUV cỡ B tại Việt Nam, Toyota Yaris Cross sở hữu nhiều ưu điểm về công nghệ và mức tiêu thụ nhiên liệu, nhưng lại thua kém ở một điểm quan trọng hơn.

So sánh các phiên bản Suzuki Ertiga 2024: thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn

Suzuki Ertiga là một mẫu xe đa dụng (MPV) cỡ nhỏ của Suzuki, được thiết kế để phục vụ nhu cầu vận chuyển gia đình với không gian rộng rãi và tiện nghi. Xe lần đầu tiên ra mắt vào năm 2012 và đã trải qua nhiều lần nâng cấp để cải thiện cả về thiết kế lẫn tính năng.

So sánh Toyota Vios 2020 và 2021

Vios luôn là mẫu xe sedan hạng B ăn khách của hãng xe Nhật. Cùng Oto365 so sánh Toyota Vios 2020 và 2021 để tìm hiểu những khác biệt của 2 đời xe này.

Có thể bạn quan tâm