So sánh chi phí sử dụng xe điện VinFast VF 3 và xe xăng hạng A

Thứ Tư, 15/05/2024 - 18:17 - loanpd

Với mức giá chỉ từ 230 tới hơn 300 triệu, người dùng đã có thể sở hữu ô tô điện VinFast VF3, tuy nhiên chi phí sử dụng các dòng xe điện cỡ nhỏ này liệu có dễ chịu hơn xe với xe xăng hạng A.

Sự xuất hiện của VinFast VF 3 đã khiến nhiều người bàn tán, bởi đây là mẫu xe có mức giá rẻ nhất thị trường hiện nay, phù hợp cho nhu cầu di chuyển trong đô thị bới quãng đường vừa phải và yêu cầu không quá cao.

Theo đó, trên các nên tảng mạng xã hội đang tranh cãi vấn đề về tính tiện dụng, chi phí bảo hành cũng như bảo dưỡng giữa VF 3 và các mẫu xe hạng A có phần gay gắt. Tuy nhiên nếu đặt giả thiết trong tình huống chạy xe khoảng 1.000 km/tháng thì người sử dụng cần chi phí sau.

Đối với VinFast VF 3, chi phí thuê pin trong một tháng, quãng đường di chuyển 1.000 km là 900.000 đồng. Xe sử dụng khối pin 18 kWh theo công bố đi được 200km và tính thực tế khoảng 80% quy đổi khoảng 160km thì 1.000 km sẽ tốn khoảng 112 kWh pin.

Nếu sạc tại trạm sạc VinFast với đơn giá 3.858 đồng/kWh thì 112 kWh pin sẽ mất khoảng 430.000 đồng. Tính công gộp cả phí thuê pin lẫn sạc pin sẽ là 1.33 triệu đồng. Với xe không thuê mà mua kèm pin thì chỉ tốn phí sạc là 430.000 đồng.

Còn với xe xăng, tính chung ở các xe thuộc phân khúc hạng A như Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Wigo sẽ có mức tiêu hao nhiên liệu trung bình khoảng 6 lít/100 km. Với mức giá xăng hiện tại trung bình khoảng 24.000 đồng/lít sẽ tốn khoảng 1.44 triệu đồng.

Như vậy mức chênh lệch tiêu hao nhiên liệu giữa xe thuê pin và xe xăng khoảng 110.000 đồng. Tuy nhiên chi phí bảo dưỡng sẽ có sự khác biệt rất lớn. Gần như không phải thay thế quá nhiều như xe xăng, chủ yếu là các phụ tùng như nước mát, má phanh, lọc máy lạnh, bình ắc quy với chi phí trung bình từ 300.000 đến 1 triệu đồng.

Nhưng với xe xăng, chu kỳ bảo dưỡng ngắn hơn khoảng từ 5-8.000 km tùy theo xe và khuyến cáo của hãng. Trong đó bảo dưỡng cơ bản sẽ bao gồm thay dầu, lọc dầu, vệ sinh phanh, lọc gió, lọc máy lạnh với chi phí trung bình từ 1 đến 2 triệu đồng tùy hạng mục. Ngoài ra ở cấp bảo dưỡng lớn còn kèm nhiều chi phí hơn có thể lên đến chục triệu đồng với xe phổ thông.

Như vậy, có thể thấy về mặt bảo dưỡng và chăm sóc thì xe điện có lợi thế hơn rất nhiều do cấu tạo động cơ điện không nhiều các chi tiết chuyển động vì thế lượng dung dịch bôi trơn không quá nhiều. Từ đó các quy trình phát sinh như vệ sinh buồng đốt, họng nạp, thay bugi, thay lọc động cơ, thay nhớt hoàn toàn được cắt giảm.

Mặt khác một số chi phí cơ bản không phân biệt giữa xe xăng và xe điện như phí gửi xe, bảo hiểm vật chất, đăng kiểm, phí cầu đường, rửa xe,… gần như là bắt buộc. Nếu không tính các chi phí này, chỉ tính việc đổ xăng, sạc pin, bảo dưỡng thì rõ ràng xe điện chiếm ưu thế hơn rất nhiều, chưa kể nếu mua cả pin thì chi phí này còn giảm hơn nữa.

Ngoài ra, nếu sử dụng hơn mức 1.000km thì chi phí sử dụng xe điện còn có lợi đáng kể hơn so với xe xăng. Có thể nói, nếu sử dụng xe điện cho việc di chuyển càng nhiều, thì người dùng càng có lợi về mặt chi phí sử dụng hơn so với xe xăng. Bù lại, xe điện có thời gian sạc điện có phần lâu hơn so với xe sử dụng động cơ truyền thống.

Theo các chuyên gia bán hàng, với ngoại hình cứng cáp, thể thao hơn, hệ thống trạm sạc rộng khắp cùng chính sách ưu đãi mua xe thường xuyên được áp dụng, VF 3 có thể đạt doanh số tích cực hơn Mini EV. VF 3 hướng đến khách hàng có nhu cầu di chuyển chủ yếu trong thành phố thay vì đi xa. Đây có thể phương tiện thứ hai của gia đình, phục vụ những nhu cầu cơ bản như dạo, đi làm trong phố, đưa đón con đi học. Khách hàng tiềm năng của VF 3 bao gồm nhóm người thu nhập vừa, công việc ổn định đủ khả năng trả lãi ngân hàng hàng tháng, chọn xe như phương tiện che nắng che mưa thay vì mua máy cao cấp.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

So sánh Ford Ranger Stormtrak và Wildtrak khác nhau điểm gì?

Phiên bản Ford Ranger StormTrak gây ấn tượng thiết kế ngoại thất với các chi tiết sơn đén bóng khác biệt với phiên bản Ford Ranger WildTrak

So sánh Ford Ranger và Mitsubishi Triton 2024: Giá bán, thiết kế nội ngoại thất, trang bị

Việc so sánh Mitsubishi Triton và Ford Ranger, hai mẫu xe bán tải phổ biến trên thị trường, thực sự mang lại nhiều điều thú vị. Mỗi chiếc xe đều có những thế mạnh riêng, từ thiết kế đến trang bị tiện nghi và khả năng vận hành.

So sánh các phiên bản Isuzu D-Max 2024: giá bán, thông số kỹ thuật

Isuzu D-Max, một trong những mẫu xe bán tải hàng đầu tại Thái Lan, lại gặp khó khăn khi vào thị trường Việt Nam. Dù phiên bản 2024 mang đến nhiều nâng cấp và thiết kế "đô thị" hiện đại, nhưng vẫn chưa tạo được sức hút mạnh mẽ tại đây.

So sánh Hyundai Creta với Mitsubishi Xforce 2025 về thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn

So sánh 2 phiên cùng tầm giá tiền của Hyundai Creta 2025 vừa ra mắt và Mitsubishi Xforce - mẫu SUV cỡ nhỏ bán chạy trong phân khúc.

So sánh các phiên bản Peugeot 3008 2024: thông số, động cơ, tiện nghi và an toàn

Vào tháng 6/2021, Peugeot Việt Nam đã ra mắt phiên bản nâng cấp của Peugeot 3008 2024 tại thị trường Việt Nam. Với nhiều cải tiến về thiết kế và trang bị tiện nghi, mẫu SUV này được kỳ vọng sẽ tăng cường thị phần và củng cố vị thế của thương hiệu Peugeot tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm