Những công nghệ an toàn cần thiết cho tài xế đưa gia đình đi chơi xa

Thứ Năm, 21/12/2023 - 15:52

Với công nghệ ngày càng phát triển, ô tô ngày nay có sẵn nhiều tính năng an toàn mà trước đây chỉ xuất hiện trên loại xe đắt tiền, góp phần giúp chuyến đi xa thêm an toàn.

 

Hiện nay, trang bị cảnh báo điểm mù đã có ở nhiều phân khúc xe phổ thông ở Việt Nam thay vì chỉ có ở dòng xe cao cấp như trước đây. Điển hình như Vinfast e34, Toyota Raize, Kia Sonet....

2. Hệ thống cảnh báo va chạm:

Trên xe tô tô, cảnh báo va chạm hoạt động dựa trên sóng radar và camera, trước đây là sóng hồng ngoại. Nếu khoảng cách giữa hai xe không đảm bảo an toàn, hệ thống cảnh báo va chạm ô tô sẽ đưa ra những cảnh báo cho lái xe.

Trên một số dòng xe có trang bị gói tính năng hỗ trợ lái xe ADAS, bên cạnh cảnh báo va chạm, máy tính sẽ quyết định can thiệp vào hệ thống phanh hoặc đánh lái tránh chướng ngại vật.

Mô phỏng cách hệ thống cảnh báo va chạm phát hiện vật cản bằng sóng radar.

Mercedes-Benz là hãng tiên phong khi giới thiệu hệ thống cảnh báo va chạm Pre-Safe vào năm 2003 trên dòng sedan cao cấp S-class. Đến nay, hầu hết các hãng xe cũng đã tự phát triển một hệ thống cảnh báo va chạm của riêng mình. Honda có công nghệ Sensing, Toyota có Safety Sense, BMW có Active Protection… 

3. Hệ thống giữ làn đường:

Hệ thống giữ làn đường (Lane Keeping Assist System - LKAS) là một công nghệ an toàn được tích hợp trên nhiều dòng xe ô tô ngày nay. Nhiệm vụ chính của LKAS là giúp tài xế duy trì xe trong làn đường an toàn, giảm nguy cơ mất kiểm soát và va chạm. Công nghệ LKAS hoạt động bằng cách sử dụng các cảm biến và hệ thống điều khiển để nhận biết và phản ứng lại khi xe bất ngờ ra khỏi làn đường.

Một số hệ thống LKAS còn đi kèm với tính năng giữ khoảng cách an toàn (Adaptive Cruise Control - ACC), cho phép duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước mà không cần tác động lên bàn đạp ga và phanh. Khi ACC kết hợp với LKAS, tài xế có thể trải nghiệm một hệ thống hỗ trợ lái tự động một cách an toàn và tiện lợi. Hệ thống LKAS được coi là một bước tiến lớn trong lĩnh vực an toàn giao thông và đã được nhiều hãng xe ô tô trang bị trên các mẫu xe của mình. Tuy nhiên, tài xế vẫn phải giữ tay lái và tập trung lái xe trong mọi tình huống. LKAS chỉ là công nghệ hỗ trợ và không thể thay thế vai trò của tài xế. 

 4. Hệ thống cảnh báo mệt mỏi:

Hệ thống cảnh báo mệt mỏi trên ô tô (Driver Fatigue Warning System) thường sử dụng một loạt cảm biến trong xe để theo dõi hoạt động và hành vi của tài xế. Các cảm biến này có thể bao gồm camera, cảm biến áp suất hơi, cảm biến vận tốc, cảm biến định vị và cảm biến vận động. Dữ liệu từ các cảm biến này sẽ được phân tích để xác định những biểu hiện mệt mỏi như cúi đầu liên tục, dao động nhanh của vô lăng, thay đổi tốc độ không đều đặn và điều khiển không chính xác.

Lời nhắc tài xế cần nghỉ ngơi với biểu tượng cốc cà phê xuất hiện trên màn hình bảng tap-lô.

Khi hệ thống phát hiện rằng tài xế đang thể hiện dấu hiệu mệt mỏi, nó sẽ kích hoạt cảnh báo dưới dạng rung ghế lái, âm thanh hoặc thông báo trực quan trên màn hình. Một số hệ thống cảnh báo mệt mỏi có thể có tính năng tùy chỉnh để tương thích với sự thoải mái và tình trạng sức khỏe riêng của tài xế. 

Hiện nay hệ thống này trước đây thường chỉ xuất hiện trên một số dòng xe cao cấp như Mercedes-Benz E-Class, BMW 5 Series, Audi A6, Volvo XC90..., nhưng hiện đã có ở một số dòng xe tầm trung giá dưới 1 tỷ đồng.

5. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe:

Đỗ xe là một trong những tình huống khó khăn và căng thẳng nhất khi lái xe, nhất là khi đến một nơi lạ và tài xế chưa có thời gian dài thực tập thao tác này.

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe sử dụng cảm biến và camera để giúp tài xế đỗ xe dễ dàng và an toàn hơn. Nó cung cấp hướng dẫn và cảnh báo khoảng cách với các vật cản xung quanh, giúp tránh va chạm không mong muốn.

Trên một số dòng xe cao cấp, hệ thống hỗ trợ đỗ xe nâng cấp lên mức độ bán tự động. Người lái chỉ cần thao tác bấm nút và kiểm soát chân phanh (thậm chí không cần làm gì), chiếc xe tự động lùi vào chuồng hoặc ghép xe ngang vào lề đường.

Các công nghệ an toàn trên đây chỉ là một số ví dụ và còn nhiều công nghệ khác đang được phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng những công nghệ này không thể thay thế vai trò và trách nhiệm của tài xế. Các tài xế nên tuyệt đối tập trung khi cầm lái và tuân thủ các quy tắc giao thông để đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình khi đi chơi xa.

Tổng hợp

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên?  Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

 

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Hộp số ly hợp kép DCT: cấu tạo, nguyên lý hoạt động & cách sử dụng

Hộp số ly hợp kép DCT là cụm tư viết tắt của Dual-Clutch Transmission có cấu tạo bao gồm: các bánh răng và 2 ly hợp hoạt động độc lập giúp chuyển số nhanh và tiết kiệm nhiên liệu.

2wd là gì - 4wd là gì ? Khi mua xe nên lựa chọn hệ dẫn động nào

Cầu xe, 2wd, 4wd, Awd, Fwd, Rwd là gì? Khi mua xe nên lựa chọn hệ dẫn động nào. Bài viết sau sẽ giúp bạn có khái niệm chính xác về cầu xe, 2wd, 4wd, Awd, Fwd, Rwd

Lịch sử hình thành các đời xe Suzuki XL7 trên thế giới và Việt Nam

Theo các số liệu được công bố, Suzuki XL7 đang là một trong những mẫu xe đa dụng cỡ nhỏ 7 chỗ ăn khách nhất tại thị trường Việt Nam. Mẫu xe được phát triển trên nền tảng dòng xe SUV của Suzuki ra đời từ năm 1998.

So sánh hệ thống trợ lực lái điện và lái thủy lực về ưu nhược điểm

Giữa hệ thống trợ lực lái điện và lái thủy lực có những ưu nhược điểm nổi bật nào? Loại nào tốt hơn?  Bài viết sẽ đi sâu vào để phân tích những ưu và nhược

Xe ngập nước và xe thủy kích khác nhau thế nào?

Ngập nước và thủy kích là hai tình trạng khác nhau mà nhiều người đang nhầm lẫn hai sự cố này làm một.

Có thể bạn quan tâm

  • Động cơ Stirling hoạt động như thế nào?
    Động cơ Stirling hoạt động như thế nào?
    Động cơ Stirling là một động cơ nhiệt khác rất nhiều so với động cơ đốt trong trên ô tô của bạn. Được phát minh bởi Robert Stirling vào năm 1816, động cơ Stirling có tiềm năng hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với động cơ xăng hoặc diesel. Nhưng ngày nay, động cơ
  • Mitsubishi Triton: lịch sử hình thành, các thế hệ trên Thế Giới và Việt Nam
    Mitsubishi Triton: lịch sử hình thành, các thế hệ trên Thế Giới và Việt Nam
    Mitsubishi Triton là mẫu xe bán tải được sản xuất vào năm 1978 bởi công ty Mitsubishi Motors Nhật Bản. Xe được ra mắt với 3 phiên bản: Single Cab, Clab Cab và Double Cab. Từ khi ra đời cho đến nay, Mitsubishi Triton đã có 5 thế hệ được ra mắt trên thị trường và luôn là dòng xe đem lại lượng khách hàng lớn cho phân khúc xe bán tải.
  • Lịch sử ra đời và các thế hệ của xe KIA Sonet
    Lịch sử ra đời và các thế hệ của xe KIA Sonet
    KIA Sonet, một thành viên trong phân khúc xe SUV cỡ nhỏ, ra mắt từ năm 2020. Xe này chủ yếu được phân phối tại các thị trường đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi, Việt Nam, khu vực Trung Đông và một số quốc gia của Mỹ Latinh.
  • Chỉ số vòng tua máy lý tưởng để xe hoạt động là bao nhiêu?
    Chỉ số vòng tua máy lý tưởng để xe hoạt động là bao nhiêu?
    Nhắc đến vòng tua máy là nhắc đến động cơ và khả năng vận hành của xe ô tô. Trong đó, vòng tua máy là nguyên tố quyết định chiếc xe đó mạnh hay yếu, vậy vòng tua máy là gì, vòng tua máy như thế nào thì xe mạnh và ngược lại?
  • Xe hạng A B C D E là gì, tìm hiểu về cách phân hạng xe ở Việt Nam
    Xe hạng A B C D E là gì, tìm hiểu về cách phân hạng xe ở Việt Nam
    Dựa theo các đặc trưng về cỡ thân xe, mục đích sử dụng hay dung tích xi-lanh,.. người ta phân loại ô tô ra thành phân hạng các phân khúc A, B, C, D, E. Cùng tìm hiểu cách thức phân loại và phân biệt từng hạng xe tại thị trường Việt Nam