Vì sao xe ô tô bị lệch vô lăng?

Thứ Năm, 16/11/2023 - 11:27 - hoangvv

Ô tô bị lệch lái là lỗi kỹ thuật ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành an toàn của xe.

Ô tô bị lệch lái là lỗi kỹ thuật ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành an toàn của xe.

Lệch vô lăng không phải là hiện tượng quá xa lạ đối với những người sử dụng ô tô. Theo đánh giá của các chuyên gia xe, hiện tượng này hoàn toàn trong vòng kiểm soát nếu bạn kịp thời xử lý, nhưng ngược lại nó tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường, nhất là khi lái xe với vận tốc cao.

Vô lăng bị lệch tức là kể cả khi tài xế không tác động, vô lăng vẫn tự xoay nhẹ sang 1 bên và xe sẽ chạy theo đường cong thay vì đường thẳng. Vì vậy tài xế luôn phải ghì, giữ vô lăng để xe chạy thẳng.

Vô lăng bị lệch tức là kể cả khi tài xế không tác động, vô lăng vẫn tự xoay nhẹ sang 1 bên và xe sẽ chạy theo đường cong thay vì đường thẳng

Có nhiều lý do khiến xe bị lệch vô lăng, trong đó bao gồm:

Do va chạm

Va chạm hoặc tai nạn rất dễ khiến rô-tuyn của xe do tác động lực nên bị lệch dẫn đến vô lăng xe cũng bị lệch theo. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến hiện trạng vô lăng bị lệch.

Lốp xe mòn không đều

Lốp ôtô mòn không đều khiến chiều cao lốp 2 bên không bằng nhau từ đó vô lăng bị lệch. Hiện tượng này thường xảy ra với những người đi địa hình dốc, nhiều đất đá, tạo độ mòn lốp xe không đều.

Thước lái, trụ lái gặp trục trặc

Khi thước lái gặp trục trặc lúc này sẽ kéo theo việc vô lăng ôtô bị lệch phải hoặc trái. Với những trường hợp như thế này, chủ xe cần đi đến trung tâm bảo dưỡng, trạm sửa xe để kịp thời xử lý nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc sửa xe.

Xỉa lái

Hiện tượng xỉa lái sẽ khiến lệch vô lăng. Xỉa lái ở đây là việc người chủ xe dù đang điều khiển xe chạy thẳng trên đường bằng, dù buông tay khỏi vô-lăng nhưng xe vẫn di chuyển lệch về 1 phía. Khi xảy ra hiện trạng này cần phải xử lý kịp thời.

Cần làm gì khi vô lăng bị lệch?

Để khắc phục hiện tượng này không khó nhưng nếu không cẩn thận sẽ gây hư hỏng cao. Tuy nhiên, trong trường hợp đi trên đoạn đường vắng không có tiệm sửa xe thì người lái cần đánh lái sao cho bánh xe đều đứng thẳng.

Sau đó tắt máy xe, dùng tua vít 6 khía luồn vào 2 lỗ dưới tay lái để tháo túi khí tay lái. Tiếp đó, vặn ốc dưới túi khí và tháo vô lăng ra. Quan sát cẩn thận rồi rút vô lăng khỏi trục. Sau đó hãy lắp vô lăng trở lại.

Cuối cùng, hãy chạy thử xe và xem có bị lệch tiếp tục không. Nếu chưa thì có thể tháo ra chỉnh tiếp cho đến khi vừa ý.

Lưu ý đây chỉ là biện pháp tạm thời. Vì vậy, để có thể khắc phục triệt để vấn đề này, nên mang xe của mình đến trung tâm bảo hành, sửa chữa gần nhất.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Có nên mang theo can xăng dự phòng trên ô tô? Chuyên gia nói gì

Dự trữ xăng dầu trên ô tô tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và gây mùi khó chịu trong cabin, ảnh hưởng đến an toàn và trải nghiệm người dùng.

Lái xe ô tô qua đường ngập nước phải lưu ý gì?

Trong mùa mưa, việc lái xe qua các đoạn đường bị ngập lụt là một thách thức đối với người lái xe, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn cho xe và người lái.

Nguyên nhân khiến ô tô có hiện tượng bồng bềnh khi di chuyển

Xe ô tô bồng bềnh, chòng chành mang đến cảm giác lái không yên tâm và kém an toàn, làm giảm trải nghiệm của người lái xe.

Bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi mưa lớn: Nên hay không?

Đúng vậy, bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi lái xe dưới trời mưa lớn thường được coi là một hành động hữu ích để cảnh báo người đi đường khác về sự hiện diện của mình. Tuy nhiên, theo quy định giao thông trong một số quốc gia, đặc biệt là các nước có luật giao thông nghiêm ngặt, việc này có thể bị coi là vi phạm luật và bị xử lý phạt.

Đỗ ô tô trong giông bão, những lưu ý để tránh phải mất tiền sửa xe

Mưa giông bất chợt những ngày hè khiến nhiều người lái xe hoàn toàn bất ngờ, nhưng việc dừng đỗ xe không quan sát có thể gây nguy hiểm hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Sử dụng thắng tay khi đỗ xe số tự động: Nên hay không?
    Sử dụng thắng tay khi đỗ xe số tự động: Nên hay không?
    Nhiều người nhầm lẫn giữa thắng tay (Parking Brake/Handbrake) và vị trí P (Park) trên cần số tự động do cả hai đều liên quan đến việc giữ xe đứng yên và đều có ký hiệu chữ "P". Tuy nhiên, về nguyên lý cơ khí, hai hệ thống này hoạt động hoàn toàn khác nhau và đảm nhiệm những vai trò riêng biệt.
  • Bí quyết trở thành tài xế giỏi: 9 nguyên tắc vàng bạn không nên bỏ qua
    Bí quyết trở thành tài xế giỏi: 9 nguyên tắc vàng bạn không nên bỏ qua
    Có thể bạn tự tin rằng mình là một "tay lái lụa", làm chủ kỹ thuật điều khiển xe một cách thuần thục. Nhưng hãy thử đối chiếu câu trả lời của bạn với kinh nghiệm thực tế từ những tài xế đã vượt hàng trăm nghìn kilomet mà chưa từng vướng vào một vụ tai nạn nào liệu bạn có đang nghĩ giống họ?
  • Bí Quyết Lái Xe An Toàn: Tránh Xa Mọi Tai Nạn
    Bí Quyết Lái Xe An Toàn: Tránh Xa Mọi Tai Nạn
    Mặc dù không ai có thể lường trước mọi rủi ro, việc chủ động trang bị kiến thức và kinh nghiệm lái xe an toàn là biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông hiệu quả nhất. Ngoài việc tuân thủ tốc độ, hãy cùng khám phá những chia sẻ giá trị sau đây để lái xe an toàn hơn.
  • Hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe tài xế cần biết
    Hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe tài xế cần biết
    Khi di chuyển trên đường, việc gặp phải các sự cố như nổ lốp, mất phanh, ngập nước, ắc quy cạn điện, chân côn mất lực hay ca-pô bốc khói có thể xảy ra bất ngờ, đòi hỏi người lái phải xử lý nhanh chóng và chính xác. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn trong những tình huống khẩn cấp này? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quan trọng, giúp các bác tài ứng phó hiệu quả và tự tin hơn khi cầm lái.
  • 5 Kỹ năng lái xe an toàn trên đường trơn trượt tài xế nào cũng cần biết
    5 Kỹ năng lái xe an toàn trên đường trơn trượt tài xế nào cũng cần biết
    Lái xe trong điều kiện thời tiết mưa gió, mặt đường trơn trượt luôn tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn do tầm quan sát bị hạn chế và khả năng mất kiểm soát khi phanh gấp. Tuy nhiên, với việc nắm vững các kỹ năng điều khiển xe cơ bản, kết hợp với sự thận trọng và chủ động trong từng thao tác, tài xế hoàn toàn có thể xử lý an toàn các tình huống phức tạp. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp bạn tự tin vượt qua những đoạn đường trơn trượt, lầy lội mà còn đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho chính bản thân và hành khách đi cùng.