Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù BSM là gì
Thứ Ba, 15/10/2024 - 11:28
Điểm mù là những khu vực ở hai bên hông xe mà người lái không thể quan sát khi nhìn vào gương chiếu hậu chính hoặc gương chiếu hậu bên. Để giúp người lái nhận biết các chướng ngại vật trong khu vực này, hệ thống cảnh báo điểm mù BSM (Blind-spot monitoring) đã được các nhà sản xuất sáng chế và đưa vào sử dụng trên nhiều mẫu ô tô mới hiện nay. Hãy cùng Oto365 tìm hiểu chi tiết hệ thống này
Các điểm mù của xe tải
Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM trên ô tô là gì?
Hệ thống cảnh báo điểm mù, tên tiếng Anh là Blind-spot monitoring (BSM) sử dụng các cảm biến và radar để nhận ra các phương tiện di chuyển vào điểm mù. Khi phát hiện có xe trong điểm mù, hệ thống sẽ phát ra cảnh báo. Thông thường, cảnh báo xuất hiện dưới dạng đèn cảnh báo màu vàng ở trên gương chiếu hậu hoặc màn hình hiển thị head-up, âm thanh cảnh báo hoặc báo rung trên vô lăng để giúp tài xế nhận biết nguy hiểm và đưa ra quyết định lái xe an toàn.
Hệ thống cảnh báo điểm mù lần đầu tiên được giới thiệu trên xe ý tưởng Volvo SCC năm 2001, sau đó được đưa vào sản xuất trên xe Volvo XC90 vào năm 2003. Volvo đã giành được giải thưởng Công nghệ và An toàn của AutoCar vì đã giới thiệu tính năng này. Volvo gọi hệ thống này là BLIS - Blind Spot Information System. Công ty mẹ trước đây của Volvo, Ford Motor Company đã điều chỉnh hệ thống này cho các thương hiệu Ford, Lincoln và Mercury.
Mazda là hãng sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tiên cung cấp hệ thống cảnh báo điểm mù với tên gọi BSM (Giám sát điểm mù). Ban đầu, hệ thống này được giới thiệu trên Mazda CX-9 Grand Touring 2008. Mitsubishi gọi hệ thống cảnh báo điểm mù là BSW (Blind Spot Warning) và áp dụng lần đầu trên Pajero Sport ra mắt năm 2016.
Cảnh báo điểm mù trên gương chiếu hậu
Nguyên lý hoạt động của hệ thống cảnh báo điểm mù BSM trên xe ô tô
Hầu hết các hệ thống cảnh báo điểm mù xe ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý nhất định. Và sự kết hợp giữa nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm: hệ thống cảm ứng, bộ phận điều khiển và hệ thống cảnh báo. Quá trình hoạt động cụ thể hệ thống cảnh báo điểm mù BSM có thể được miêu tả như sau:
- Bước 1: Phát hiện điểm mù xe ô tô thông qua các bộ cảm biến gắn sau xe, thường là gần cản sau hoặc trong các bộ phận như đèn hậu. Các cảm biến này sẽ phát hiện các phương tiện ở hai bên hông và phía sau xe trong một phạm vi nhất định, thường là từ 3 đến 5 mét.
- Bước 2: Gửi thông báo đến hệ thống trung tâm.
- Bước 3: Cảnh báo bằng hình ảnh đèn LED nhỏ trên gương chiếu hậu sẽ phát sáng hoặc nhấp nháy để thông báo cho tài xế; Cảnh báo âm thanh nếu tài xế cố gắng chuyển làn khi có xe trong điểm mù; Trên một số dòng xe cao cấp, vô lăng hoặc ghế ngồi có thể rung nhẹ khi phát hiện nguy cơ va chạm từ điểm mù.
Ngoài ra, một số hệ thống cảnh báo điểm mù ô tô có thể tự động tránh điểm mù cho xe.
Hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo trên gương chiếu hậu khi phát hiện phương tiện đi vào điểm mù
Ưu điểm của hệ thống cảnh báo điểm mù BSM
Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM mang lại nhiều lợi ích cho tài xế, đặc biệt là trong các tình huống giao thông phức tạp:
- Giảm thiểu va chạm khi chuyển làn: Việc chuyển làn mà không kiểm tra kỹ điểm mù là nguyên nhân phổ biến gây tai nạn. Hệ thống BSM giúp tài xế nhận biết phương tiện khác trong điểm mù kịp thời.
- Nâng cao sự an toàn: Hệ thống cảnh báo sớm giúp tài xế tập trung hơn vào việc lái xe, giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự an toàn cho cả người lái và hành khách.
- Cải thiện trải nghiệm lái xe: BSM giúp giảm căng thẳng khi lái xe, đặc biệt là trong điều kiện giao thông đông đúc hoặc khi phải chuyển làn thường xuyên trên đường cao tốc.
Nhược điểm của hệ thống cảnh báo điểm mù BSM
Mặc dù hệ thống cảnh báo điểm mù BSM mang lại nhiều lợi ích, nó vẫn có một số nhược điểm:
- Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết: Cảm biến của hệ thống có thể bị ảnh hưởng trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn, tuyết, hoặc sương mù, làm giảm hiệu quả cảnh báo.
- Không thể phát hiện tất cả các vật cản: BSM chỉ có thể phát hiện các vật thể di chuyển và có kích thước nhất định. Các vật thể nhỏ, tĩnh hoặc di chuyển quá chậm có thể không được phát hiện.
- Không thay thế hoàn toàn quan sát của tài xế: BSM chỉ là công cụ hỗ trợ, tài xế vẫn cần kiểm tra trực tiếp điểm mù trước khi chuyển làn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Các công nghệ liên quan hệ thống cảnh báo điểm mù BSM
Hệ thống BSM thường được kết hợp với các công nghệ an toàn khác để tạo ra một gói an toàn toàn diện hơn cho người lái:
- Hệ thống hỗ trợ chuyển làn (LCA - Lane Change Assist): Giúp hỗ trợ việc chuyển làn an toàn bằng cách cảnh báo khi có phương tiện đến gần từ phía sau.
- Hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau (RCTA - Rear Cross Traffic Alert): Cảnh báo tài xế khi có phương tiện cắt ngang phía sau trong khi lùi xe.
- Hệ thống hỗ trợ giữ làn (LKA - Lane Keeping Assist): Giúp xe luôn đi đúng làn và cảnh báo khi xe có xu hướng lệch làn mà không bật đèn tín hiệu.
Kết luận
Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM là một trong những bước tiến quan trọng trong công nghệ an toàn ô tô, giúp người lái dễ dàng hơn trong việc xử lý các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn. Tuy nhiên, tài xế vẫn cần chú ý quan sát cẩn thận và không hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ. Bằng cách kết hợp cả sự cẩn thận của bản thân và sự hỗ trợ từ các hệ thống tiên tiến, việc lái xe sẽ trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
Tin cũ hơn
Pin nhiên liệu màng điện phân polymer (PEMFC)
Nissan phát triển loại lốp không có hơi mới dành cho cả ô tô và xe máy
Nissan gần đây đã “nối gót” hai thương hiệu Goodyear và Michelin khi nộp bằng sáng chế về loại lốp không cần bơm hơi mà họ đang nghiên cứu, phát triển.
Các đời xe Peugeot Traveller: lịch sử hình thành, các thế hệ
Peugeot Traveller là dòng xe hội tụ đầy đủ các yếu tố cao cấp, sang trọng, tiện nghi, thoải mái và an toàn vượt trội trên mọi hành trình.
Hệ thống treo trên ô tô là gì? Cấu tạo, phân loại và công dụng
Cảm biến vị trí trục cam: Cấu tạo, Công dụng & Nguyên lý hoạt động
Có thể bạn quan tâm
-
Kiểu dáng xe SUV Coupe là gì?SUV coupe đơn giản là một sự kết hợp giữa SUV và Coupe. Nó là một loại xe thể thao đa dụng có đường mái dốc phía sau tương tự như những chiếc fastback hoặc Kammback.
-
Lịch sử hình thành các đời xe Nissan X-trailNissan X-Trail là một mẫu crossover SUV nhỏ gọn mang tính biểu tượng, được sản xuất bởi nhà sản xuất ô tô Nhật Bản từ năm 2000.
-
Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ xe MG ZSViệc MG rời khỏi thị trường Việt Nam trong một khoảng thời gian ngắn thực chất chỉ là bước đi chiến lược. Hiện tại, MG đã quay trở lại với những kế hoạch bài bản và định hướng phát triển vững chắc hơn.
-
Đèn pha và đèn cốt (cos) khác nhau như thế nàoĐèn pha và đèn cos là gì và khác nhau như thế nào, cấu tạo đèn và các loại đèn phổ biến trên xe ô tô hiện nay.
-
Công nghệ cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau RCTA là gìCảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau là công nghệ an toàn, hữu ích trong những trường hợp lùi xe từ điểm đỗ bị khuất tầm nhìn, khó quan sát các phương tiện.