So sánh hệ thống trợ lực lái điện và lái thủy lực về ưu nhược điểm
Thứ Năm, 21/12/2023 - 13:32 - hoangvv
Giữa hệ thống trợ lực lái điện và lái thủy lực có những ưu nhược điểm nổi bật nào? Loại nào tốt hơn? Bài viết sẽ đi sâu vào để phân tích những ưu và nhược điểm của hai loại trợ lực lái này, qua đó giúp các bạn có cái nhìn tổng quan và đưa ra lựa chọn phù hợp hơn với bản thân! Hãy cùng Oto 365 tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây!.
Hệ thống lái sơ khai
Hệ thống trợ lực lái thủy lực: Vai trò của sự tiên phong
Là hệ thống mở đầu cho những phát triển công nghệ trên hệ thống trợ lực lái sau này, hệ thống trợ lực lái thủy lực mang nhiều ưu điểm mà đến nay vẫn chưa thể thay thế chúng. Cấu tạo cơ bản của chúng như sau:
- Van điều khiển thủy lực – Hydraulic Control Valve.
- Cặp thanh răng trục vít – Pinion Gear.
- Đường dầu áp suất cao/Đường hồi về – Hydraulic Pressure/Return Lines.
- Piston thủy lực (con trượt) – Hydraulic Piston.
- Vỏ thước lái – Rack Housing.
Hệ thống trợ lực lái thủy lực
Ưu điểm của hệ thống trợ lực lái thủy lực:
Ưu điểm được nhắc đến đầu tiên đó là chi phí sản xuất thấp, phí bảo dưỡng rẻ. Do đã xuất hiện và được kiểm chứng từ rất lâu trên mọi thị trường về các kết cấu có cơ khí có độ tin cậy cao, tuổi thọ cao và rất ít khi bị hư hỏng. Bên cạnh đó, những ưu điểm dưới đây giúp trợ lực lái thủy lực vẫn đang tồn tại:
- Đơn giản trong kết cấu
- Tính ổn định: Trợ lực lái thủy lực có tốc độ trả lái vô lăng về trung tâm nhanh, vậy nên việc giữ xe đi trên một đường thẳng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Cảm giác lái chân thực: hệ thống này có kết cấu hoàn toàn bằng cơ khí nên phản ứng với mặt đường vô cùng chân thực. Tài xế có thể cảm nhận được lực dội ngược lên vô-lăng. Chính bởi vì điều này nên những ai đam mê Off-road vô cùng thích hệ thống lái thủy lực.
Nhược điểm của hệ thống trợ lái thủy lực:
Hệ thống lái thủy lực khiến bạn có cảm giác nặng tay lái ở dải tốc độ thấp và nhẹ khi di chuyển ở tốc độ cao. Do phụ thuộc vào vòng tua máy động cơ để bơm có thể tạo ra áp suất dầu, ở dải tốc độ thấp thì áp suất sẽ thấp, đồng nghĩa với việc trợ lực yếu và ngược lại. Thêm nữa:
- Phải kiểm tra dầu trợ lực lái: Đối với xe sử dụng hệ thống trợ lực thủy lực, chủ xe cần phải quan tâm tới điều này nhiều hơn.
- Độ chính xác chưa cao: Hiện nay, mọi thứ đều đi theo hướng điện tử hóa để có được độ chính xác cao nhất.
Trợ lực lái điện: Đi sau khắc phục điểm yếu
Được đúc kết từ nhiều tính năng của các hệ thống lái cũ, kết hợp với những công nghệ tiên tiến trong thời đại phát triển hiện nay. Hệ thống trợ lực lái điện đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm từ trước. Cấu tạo của hệ thống trợ lực lái điện cơ bản như sau:
- Trục vít – Pinion Shaft.
- Cảm biến momen đánh lái – Steering Torque Sensor.
- Vỏ thước lái – Rack-and-Pinion Housing.
- Mô tơ điện – Electric Motor.
- Cơ cấu truyền động vít dạng bi – Ball-Screw Mechanism.
- Trục bánh răng lái – Steering Rack.
- Dây đai truyền động trợ lực từ mô tơ sang cơ cấu vít dạng bi – Drive Belt.
Ưu điểm của hệ thống lái trợ lực điện
Một điều dễ nhận biết đó là những cảm giác lái an toàn khi di chuyển với tốc độ cao: Khi di chuyển ở tốc độ cao, vô lăng sẽ trở nên nặng hơn. Ngoài ra, lợi thế của hệ thống trợ lực lái điện còn có:
- Tiết kiệm nhiên liệu hơn khoảng 2 – 3%. Thay vì phải dùng bơm dầu để trích công suất từ động cơ, thì motor điện chỉ cần lấy năng lượng từ máy phát và ắc-quy. Ngoài ra, motor chỉ chạy khi cần trợ lực.
- Tính công nghệ hiện đại: Với việc tích hợp điện tử, thì hệ thống lái hoàn toàn được kết nối với hệ thống phanh, treo bằng mạng giao tiếp giữa các ECU. Từ đó chiếc xe sẽ phục vụ bạn một cách tốt nhất và an toàn nhất.
Nhược điểm của hệ thống lái trợ lực điện
Càng hiện đại thì càng khó sửa chữa, thay thế, cũng như chi phí cao, và dưới đây là những nhược điểm của chúng:
- Có cấu tạo phức tạp: Hệ thống trợ lực điện được cấu tạo nhiều chi tiết hơn trợ lực lái thủy lực.
- Độ tin cậy không cao: Vì nó liên quan tới cảm biến, motor, tất cả đều là thiết bị điện nên bị đánh giá độ tin tưởng không cao. Tuy nhiên, thế không có nghĩa là nó hay hư hỏng. Ở đây là đánh giá về độ tin tưởng.
- Mất cảm giác lái: Khi xe di chuyển chậm thì cảm giác đánh lái là rất nhẹ. Điều này khó khắc phục được hoàn toàn do giới hạn tối thiểu công suất của motor. Nếu khi di chuyển vào những đoạn được xấu thì sẽ khiến người lái không thể cảm nhận được bề mặt đường để điều khiển.
- Chi phí sản xuất và bảo dưỡng cao hơn: Hệ thống trợ lực điện ít khi phải kiểm tra. Tuy nhiên, nếu hư hỏng phần cứng thì đa số đều phải thay mới toàn bộ nên chi phí cho mỗi lần sửa chữa sẽ cao hơn.
Đâu là lựa chọn phù hợp giữa trợ lực lái thủy lực và lái điện
Hiện nay, có rất nhiều người phải tính toán những ưu – nhược điểm riêng của từng loại trợ lực để lựa chọn chiếc xe mà mình muốn mua. Thế nhưng, cảm giác lái chính là điều gây ra nhiều tranh cãi nhất giữa những người yêu thích sự linh hoạt của trợ lực lái điện và những khách hàng yêu thích cảm giác lái chân thực của trợ lực lái thủy lực.
Một bài kiểm tra thực tế đã được đưa cho 11 người có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực ô tô, họ được yêu cầu lái thử lần lượt giữa 2 chiếc BMW 535i sử dụng trợ lực lái thủy lực và chiếc BMW 528i trợ lực điện. Thế nhưng, tất cả đều không biết nên lựa chọn chiếc xe sử dụng hệ thống trợ lực nào.
Vậy trợ lực lái điện có phải là xu hướng chung trong tương lai? Câu trả lời có lẽ là không? Bởi vì cả trợ lực điện hay thủy lực rất có thể sẽ trở thành “lịch sử” khi Hệ thống lái điện tử Steering by wire phát triển mạnh. Đó là việc loại bỏ hết thước lái cơ khí, tất cả điều khiển bằng dây điện, ECU và mô tơ.
Tóm lại, loại trợ lực lái điện và thủy lực, thì loại nào cũng có ưu điểm riêng, bạn đồng thời chấp nhận vài nhược điểm đi kèm để tận hưởng trải nghiệm lái chiếc xe của bạn đầy thú vị trên những cung đường Việt.
Tin cũ hơn
GAC All-New GS8: Trải nghiệm lái đỉnh cao với sự ổn định và êm ái vượt trội
Lịch sử hình thành các đời xe Toyota Hilux trên Thế giới và Việt Nam
Mo men xoắn động cơ là gì? Thông số này có ý nghĩa gì tới công suất động cơ?
Hệ thống khởi động ô tô: Khái quát, phân loại và hoạt động
Loa ô tô là gì? Có nên độ loa ô tô không? Tiêu chí chọn mua loa ô tô tốt nhất
Có thể bạn quan tâm
-
Kiểm soát hành trình khi trời mưa: Tiện ích hay nguy cơ mất kiểm soát?Hệ thống kiểm soát hành trình mang lại sự tiện lợi khi lái xe, nhưng trong điều kiện trời mưa, nó có thể trở thành rủi ro nghiêm trọng, làm giảm khả năng kiểm soát và tăng nguy cơ trượt nước.
-
Động cơ BMW N55: Ưu nhược điểm và những vấn đề cần lưu ýTrong bài viết kỹ thuật hôm nay, trung tâm VATC sẽ cùng bạn khám phá chi tiết về động cơ BMW N55, bao gồm tổng quan giới thiệu, các đặc điểm nổi bật của động cơ và những thông tin quan trọng liên quan.
-
Phim cách nhiệt ô tô: lợi ích, cách chọn & địa chỉ dán uy tínHiện nay, phim cách nhiệt không còn xa lạ với những người sở hữu ô tô hoặc đang tìm hiểu về các mẫu xe mới. Đúng như tên gọi, công dụng chính của loại phim này là giúp giảm nhiệt cho xe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm kỹ thuật cũng như toàn bộ lợi ích mà phim cách nhiệt mang lại.
-
6 bộ phận trên ô tô dễ hỏng khi đi dưới mưa bạn đã kiểm tra chưa?Mưa lớn không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn của tài xế, gây nguy hiểm khi lái xe, mà còn tác động trực tiếp đến nhiều bộ phận trên ô tô, làm tăng nguy cơ hư hỏng và giảm tuổi thọ xe.
-
Những thói quen xấu có thể phá hủy động cơ và dàn gầm của xe bạnMột số sơ suất nhỏ trong quá trình sử dụng xe ô tô có thể khiến người lái phải chịu thiệt hại lên đến hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng.