Sự cố cửa ô tô bật mở khi xe chạy: Lỗi kỹ thuật hay thói quen sử dụng sai cách?

Thứ Sáu, 07/02/2025 - 09:00 - tienkm

Việc cánh cửa ô tô bất ngờ mở khi xe đang di chuyển không chỉ đe dọa an toàn của hành khách trên xe mà còn tiềm ẩn nguy cơ va chạm nghiêm trọng với các phương tiện xung quanh.

Vụ việc một người phụ nữ không mặc quần áo rơi khỏi chiếc Hyundai Grand i10 đang di chuyển trên đường vào đêm 3/2 tại TP. Vinh (Nghệ An) đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận.

Sau khi đoạn clip ghi lại sự việc lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ lo ngại về tình trạng sức khỏe và sự an toàn của nạn nhân. Bên cạnh đó, không ít ý kiến đặt ra câu hỏi về nguyên nhân cánh cửa xe mở ra khi phương tiện đang di chuyển, làm dấy lên những tranh luận xoay quanh vấn đề an toàn của hệ thống khóa cửa trên ô tô.

Người phụ nữ bị rơi khỏi ô tô khi xe đang chạy.

Trên thực tế, việc cửa xe bất ngờ mở khi phương tiện đang di chuyển là tình huống đặc biệt nguy hiểm, không chỉ đe dọa sự an toàn của hành khách mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn đối với các phương tiện xung quanh. Ngoài nguyên nhân chủ quan như hành khách vô tình hoặc cố ý mở cửa từ bên trong, sự cố này còn có thể xuất phát từ lỗi kỹ thuật hoặc thói quen sử dụng xe không đúng cách.

Theo chia sẻ từ anh Nguyễn Thanh Tùng – giảng viên đào tạo lái xe tại Hà Nội, đồng thời là tài xế có hơn 20 năm kinh nghiệm thực tế với nhiều dòng xe khác nhau, cơ cấu cửa ô tô gồm hai tay nắm (trong và ngoài), chốt cửa, lẫy giữ, bản lề, khóa cùng các bộ phận cơ khí và điện tử hỗ trợ chức năng đóng/mở cửa.

Đối với các dòng xe phổ thông, khi cửa đóng đúng kỹ thuật, chốt cửa và lẫy giữ sẽ ăn khớp với nhau, đảm bảo cửa được khóa chặt. Khi đó, cửa chỉ có thể mở khi có lực tác động trực tiếp lên tay nắm bên trong hoặc bên ngoài.

Tuy nhiên, đối với những phương tiện đã qua sử dụng lâu năm, hệ thống khóa cửa có thể bị hao mòn, cong vênh do va chạm hoặc cửa xe bị đóng không đủ lực, khiến chốt và lẫy giữ không hoàn toàn ăn khớp. Trong những trường hợp này, chỉ cần một tác động nhẹ từ bên trong cũng có thể khiến cánh cửa tự bung ra khi xe đang di chuyển, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng.

Khi đóng cửa xe với một lực đủ mạnh, bộ phận chốt và lẫy giữ sẽ khoá vào ngay.

Theo anh Nguyễn Thanh Tùng, trên hầu hết các mẫu ô tô đời mới, kể cả xe hạng A, đều được trang bị tính năng Auto Lock – hệ thống khóa cửa tự động khi xe đạt tốc độ khoảng 15-20 km/h. Bên cạnh đó, nếu một hoặc nhiều cửa chưa được đóng chặt, hệ thống sẽ kích hoạt cảnh báo trên bảng đồng hồ taplo, thậm chí phát ra âm thanh nhắc nhở. Khi gặp tình huống này, tài xế cần chú ý và kiểm tra lại cửa xe ngay để đảm bảo an toàn.

Anh Tùng cũng khuyến nghị rằng tài xế nên đặt đèn trần xe ở chế độ "Door" để dễ nhận biết khi cửa chưa được đóng hoàn toàn. Ngoài ra, với những gia đình thường xuyên chở trẻ nhỏ, việc kích hoạt chế độ khóa trẻ em là điều cần thiết, giúp ngăn ngừa tình huống trẻ vô tình mở cửa khi xe đang di chuyển, tránh những rủi ro đáng tiếc.

Nên để chế độ "Door" ở công tắc đèn trần trong xe để dễ dàng phát hiện xe chưa đóng chặt cửa.

Theo Điều 19 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, quy định về việc mở cửa xe nêu rõ: "Tài xế chỉ được mở cửa khi xe đã dừng, đỗ hoàn toàn; trước khi mở cửa, người thực hiện phải quan sát kỹ phía trước, phía sau và bên mở cửa, chỉ mở khi đảm bảo an toàn; không để cửa xe mở nếu gây nguy hiểm." Điều này đồng nghĩa với việc tuyệt đối không được mở cửa khi xe đang di chuyển, dù với bất kỳ lý do nào.

Từ ngày 1/1/2025, mức xử phạt cho hành vi mở cửa xe không an toàn trong khi xe đang chạy đã được siết chặt. Cụ thể, theo điểm q, khoản 5, Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tài xế vi phạm sẽ bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng. Đồng thời, người vi phạm sẽ bị trừ 10 điểm trên giấy phép lái xe (GPLX), phản ánh mức độ nghiêm trọng của hành vi này trong việc đảm bảo an toàn giao thông.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Các đời xe Toyota Raize: lịch sử hình thành, các thế hệ

Toyota Raize nằm trong phân khúc SUV cỡ nhỏ hạng A, được hãng xe Nhật Bản giới thiệu chính thức vào cuối năm 2019. Mẫu xe này cùng “người anh em song sinh” Daihatsu Rocky là bộ đôi thứ 5, đánh dấu sự hợp tác giữa hai thương hiệu Toyota và Daihatsu.

Dẫn động 2WD là gì? Giải mã công nghệ dẫn động phổ biến trên ô tô

Các thuật ngữ như xe dẫn động cầu trước, cầu sau hay dẫn động 2WD thường xuyên được đề cập khi nói về ô tô. Vậy chính xác những khái niệm này có ý nghĩa ra sao?

Tiết lộ 6 bộ phận ô tô cũ dễ “đổ bệnh” khi trời nắng nóng, chủ xe cần lưu ý ngay

Vào mùa nắng nóng, các bộ phận như hệ thống điều hoà, lốp xe, nước làm mát và cần gạt mưa trên ô tô cũ thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ hư hỏng do đã xuống cấp theo thời gian và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chính vì vậy, việc kiểm tra và bảo dưỡng kỹ lưỡng các hạng mục này ngay từ đầu mùa hè là bước chuẩn bị quan trọng giúp đảm bảo xe vận hành ổn định, an toàn và bền bỉ.

Hộp số tự động ngày càng nhiều cấp: Xu hướng hay chiêu trò kỹ thuật?

Trong những năm gần đây, số cấp trong hộp số tự động đang có xu hướng gia tăng rõ rệt, từ 6 lên 8, 9, thậm chí 10 cấp số trên nhiều mẫu xe đời mới. Sự thay đổi này đã đặt ra không ít câu hỏi cho người dùng: liệu hộp số tự động nhiều cấp có thực sự mang lại hiệu quả vượt trội so với các thế hệ hộp số trước đó, hay đây chỉ là một bước tiến mang tính quảng bá? Câu trả lời phụ thuộc vào cách hệ truyền động được thiết kế, tinh chỉnh và tích hợp trên từng dòng xe cụ thể.

Sạc tại nhà hay trạm công cộng: đâu tốt hơn?

Sạc pin ô tô điện tại nhà thường được đánh giá là tiện lợi hơn và về lâu dài, có thể giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc sạc tại các trạm công cộng.

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng dẫn chọn phụ kiện ô tô thông minh giúp nâng tầm trải nghiệm xe mới
    Hướng dẫn chọn phụ kiện ô tô thông minh giúp nâng tầm trải nghiệm xe mới
    Rất nhiều tính năng hấp dẫn lại chỉ có sẵn dưới dạng các tùy chọn trả thêm phí, điều này khiến việc lựa chọn phụ kiện cho chiếc xe mới của bạn trở nên phức tạp hơn.
  • Bật đèn cảnh báo nguy hiểm không đúng cách: Lợi bất cập hại
    Bật đèn cảnh báo nguy hiểm không đúng cách: Lợi bất cập hại
    Đèn khẩn cấp, hay còn gọi là đèn cảnh báo nguy hiểm, được thiết kế để sử dụng trong những tình huống đặc biệt nhằm cảnh báo các phương tiện xung quanh về sự cố hoặc nguy cơ tiềm ẩn, giúp họ chủ động phòng tránh va chạm.
  • Cảnh báo lệch làn đường (LDW) trên ô tô là gì? nguyên lý hoạt động và lợi ích
    Cảnh báo lệch làn đường (LDW) trên ô tô là gì? nguyên lý hoạt động và lợi ích
    Hiện nay, một số mẫu xe phổ thông đã bắt đầu được trang bị hệ thống cảnh báo lệch làn đường (LDW), đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phổ cập công nghệ an toàn chủ động đến nhiều phân khúc. Vậy LDW thực sự mang lại giá trị gì và hỗ trợ người lái như thế nào trong quá trình vận hành? Đây là câu hỏi đáng quan tâm đối với cả tài xế mới lẫn những người sử dụng ô tô lâu năm.
  • 3 sai lầm nhiều tài xế mắc phải khiến ô tô có nguy cơ bó máy nặng
    3 sai lầm nhiều tài xế mắc phải khiến ô tô có nguy cơ bó máy nặng
    Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng bó máy trên ô tô có thể gây ra những hư hại nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống động cơ. Điều đáng lo ngại là nhiều chủ xe vẫn vô tình mắc phải 3 sai lầm phổ biến dưới đây – chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng nguy hiểm này.
  • 6 hiểu lầm tai hại về phanh xe ô tô khiến nhiều tài xế trả giá đắt
    6 hiểu lầm tai hại về phanh xe ô tô khiến nhiều tài xế trả giá đắt
    Phanh xe thường bị xem nhẹ cho đến khi chúng bắt đầu có dấu hiệu trục trặc. Điều đáng lo ngại là nhiều quan niệm phổ biến về hệ thống phanh lại không chính xác, dẫn đến việc bảo dưỡng sai cách, tốn kém không cần thiết thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi vận hành xe.