Điểm mù của xe ô tô là gì và cách khắc phục

Thứ Năm, 10/10/2024 - 19:25 - ducht

Điểm mù xe ô tô là một trong những yếu tố khó kiểm soát và dễ dẫn đến tai nạn giao thông nhất. Vậy điểm mù xe ô tô là gì? Làm cách nào để hạn chế được điểm mù xe ô tô?

Điểm mù là một trong những yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn đối với tài xế, đặc biệt là trong điều kiện giao thông đông đúc. Hiểu rõ điểm mù và cách xử lý hiệu quả là điều cần thiết để đảm bảo an toàn khi lái xe.

Điểm mù của xe ô tô là gì?

Điểm mù là những khu vực xung quanh xe mà tài xế không thể quan sát được trực tiếp qua gương chiếu hậu, gương bên hay kính chắn gió. Những khu vực này thường nằm ở hai bên phía sau xe, ở góc chết mà gương chiếu hậu không bao quát được. Với các dòng xe lớn như xe tải, xe buýt hay SUV, điểm mù thường lớn hơn so với xe hơi thông thường.

Các điểm mù trên xe ô tô

Vị trí các điểm mù

Mỗi chiếc xe có các điểm mù khác nhau, tuy nhiên, có một số vị trí điểm mù phổ biến mà tài xế cần chú ý:

  • Phía trước xe: Đối với xe tải lớn hoặc xe SUV, khoảng cách trước mũi xe có thể là một điểm mù mà tài xế không thể nhìn thấy.
  • Hai bên hông xe: Khu vực này nằm ngay bên cạnh và sau xe mà gương chiếu hậu thường không thể bao phủ hết.
  • Phía sau xe: Đây là khu vực mà tài xế không thể nhìn thấy trực tiếp qua gương, đặc biệt là khi có vật cản như xe khác hoặc các vật cản che hết các kính hậu phía sau.

Nguyên nhân gây ra điểm mù xe ô tô

- Do thiết kế của xe: Các cột chính trên chiếc xe bao gồm cột A, B và C có chức năng nâng đỡ, tạo bộ khung định hình cho xe, nhưng cũng chính là nguyên nhân lớn gây ra điểm mù bởi dù ít dù nhiều, chúng đều gây cản trở tầm nhìn. Tùy thiết kế, kích thước của các cột này trên từng dòng xe mà điểm mù cũng sẽ xuất hiện ở những góc độ, khoảng cách khác nhau.

Trong các cột kể trên, cột A (cột ở 2 bên khung kính chắn gió phía trước) chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc hình thành các điểm mù phía trước. Cột này có kích thước càng lớn thì sẽ càng tăng vùng mù đối với người lái. Ngoài ra, xe có kích thước càng lớn thì điểm mù cũng sẽ càng tăng, chẳng hạn như container, xe tải…

- Do điều chỉnh gương chiếu hậu không đúng cách: Điều chỉnh gương chiếu hậu hướng vào bên trong sẽ giúp quan sát tốt hơn thân xe và hành khách phía sau, nhưng vô hình chung thao tác này lại khiến cho tầm nhìn phía sau của gương chiếu hậu bị hạn chế.

- Tầm vóc người lái: Những người có tầm vóc cao hơn bình thường sẽ có vùng mù ngắn hơn so với những người có tầm vóc thấp bé.

- Điều chỉnh ghế lái không phù hợp, tư thế, thói quen khi ngồi điều khiển xe: Ghế lái nếu không được điều chỉnh phù hợp với tầm vóc người lái, hoặc người lái có tư thế ngồi không đúng thì cũng sẽ sinh ra các điểm mù do tầm quan sát không được đảm bảo.

Cách khắc phục điểm mù xe ô tô

- Mở rộng tầm nhìn gương chiếu hậu: Đối với điểm mù gây ra do gương chiếu hậu, để khắc phục thì người lái cần điều chỉnh gương chiếu hậu cho phù hợp nhất với tầm nhìn của mình. Ngoài ra có thể tham khảo lắp thêm gương cầu lồi để xóa những điểm mù khó quan sát

- Điều chỉnh vị trí, tư thế ngồi điều khiển xe: Trên các mẫu xe gầm cao, xe tải, xe bán tải… thường có điểm mù ở phía trước do phần đầu xe cao. Các điểm mù này khiến cho tài xế không thể quan sát được những vật thể ở quá gần đầu xe. Cách để hạn chế, kiểm soát tốt các điểm mù trong tình huống này chính là luôn giữ khoảng cách an toàn, không đi quá gần phương tiện phía trước, giảm tốc độ khi di chuyển trong các khu vực đông dân cư, các khúc cua, ngã tư…

- Lắp đặt camera lùi: Điểm mù phía sau xe chính là khoảng không gian lớn nhất, có thể kéo dài đến vài mét tính từ đuôi xe về phía sau. Chính vì vậy mà người lái khôg thể nhìn thấy qua gương chiếu hậu lẫn quan sát trực tiếp bằng mắt thường từ vị trí ghế lái. Muốn kiểm soát tốt khoảng không này thì người lái nên trang bị camera phía sau.

- Lắp hệ thống cảm biến tự động cảnh báo điểm mù: Nhiều xe ô tô hiện đại trang bị các hệ thống cảnh báo điểm mù (BSM), giúp tài xế nhận biết khi có phương tiện di chuyển vào khu vực điểm mù. Camera 360 độ cũng là một giải pháp hiệu quả để loại bỏ các điểm mù xung quanh xe.

Lời khuyên cho các tài xế

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, việc hiểu rõ và quản lý điểm mù là điều cần thiết. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích:

  • Luôn kiểm tra điểm mù trước khi chuyển làn hoặc quay đầu.
  • Sử dụng hệ thống cảnh báo điểm mù nếu xe của bạn có trang bị.
  • Đảm bảo gương chiếu hậu luôn sạch sẽ và được điều chỉnh đúng cách.
  • Không di chuyển quá gần xe tải hoặc xe buýt lớn để tránh lọt vào điểm mù của họ.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tags:

tư vấn

Tin cũ hơn

12 lỗi phổ biến khi bảo dưỡng ô tô tưởng đúng hóa sai

Trong quá trình sử dụng xe, nhiều người không dành thời gian nghiên cứu kỹ các khuyến nghị từ nhà sản xuất mà thay vào đó lại tin tưởng vào kinh nghiệm truyền miệng. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm và sai sót trong bảo dưỡng, vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và hiệu suất của xe.

Má phanh mòn lệch: Dấu hiệu nguy hiểm và 5 lý do thường gặp

Tình trạng má phanh mòn không đều thường bắt đầu một cách âm thầm, khó nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, hiện tượng tưởng chừng đơn giản này có thể âm thầm bào mòn hiệu quả phanh, gây mất an toàn khi vận hành và dẫn đến những khoản chi phí sửa chữa lớn do hư hỏng lan rộng sang các bộ phận liên quan.

Khí động học xe ô tô? Thiết kế và giải pháp cải thiện chúng

Khi xe vận hành, đặc biệt là ở tốc độ cao, xe ô tô chịu tác động bởi nhiều loại lực cản khác nhau như: lực quán tính, lực cản lăn, lực cản do ma sát và lực

Cách xác định giới hạn tốc độ của lốp xe ô tô

Giới hạn tốc độ của lốp xe là một thông số vô cùng quan trọng mà người sử dụng và thợ sửa chữa ô tô cần phải biết. Đây là giới hạn chịu đựng của lốp ô tô

Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe ô tô Suzuki

Thị trường Nhật Bản hiện đang chứng kiến sự thống trị của ba "ông lớn" trong ngành công nghiệp ô tô: Toyota, Honda và Suzuki. Trong khi Toyota và Honda gặt hái được nhiều thành công vang dội tại thị trường Việt Nam, Suzuki dường như vẫn đang gặp khó khăn trong việc tạo dựng vị thế và chiếm lĩnh thị phần.

Có thể bạn quan tâm

  • Xe điện bền hơn xe xăng, nhưng vẫn chung lỗi
    Xe điện bền hơn xe xăng, nhưng vẫn chung lỗi "nằm đường" này
    Theo dữ liệu từ ADAC, xe điện ghi nhận tỷ lệ hỏng hóc trung bình chỉ 4,2 trên 1.000 xe thấp gần một nửa so với mức 10,4 của xe động cơ đốt trong cùng độ tuổi, cho thấy ưu thế rõ rệt về độ tin cậy.
  • Kiểm tra khí thải ô tô: Hướng dẫn bảo dưỡng giúp xe đạt chuẩn dễ dàng
    Kiểm tra khí thải ô tô: Hướng dẫn bảo dưỡng giúp xe đạt chuẩn dễ dàng
    Theo chia sẻ từ Giám đốc một trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội, để đảm bảo xe vượt qua bài kiểm tra khí thải một cách thuận lợi, chủ xe cần đặc biệt chú trọng đến công tác bảo dưỡng định kỳ. Cụ thể, cần thực hiện thay dầu động cơ, vệ sinh hoặc thay lọc gió, lọc nhiên liệu (lọc xăng), đồng thời làm sạch kim phun và buồng đốt theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Việc này không chỉ giúp động cơ vận hành tối ưu mà còn giảm thiểu lượng khí thải độc hại, góp phần đảm bảo xe đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định khí thải hiện hành.
  • 10 thói quen lái xe đang
    10 thói quen lái xe đang "Giết Chết" ô tô của bạn mỗi ngày
    Lái xe là kỹ năng phổ biến mà hầu như ai cũng có thể tiếp cận, nhưng để vận hành chiếc xe một cách đúng đắn nhằm bảo vệ và duy trì độ bền theo thời gian lại đòi hỏi sự hiểu biết và thói quen đúng – điều mà không phải tài xế nào cũng thực hiện đúng cách.
  • Cách kiểm tra phạt nguội ô tô nhanh chóng và chính xác nhất năm 2025
    Cách kiểm tra phạt nguội ô tô nhanh chóng và chính xác nhất năm 2025
    Làm thế nào để biết ô tô của bạn có bị phạt nguội hay không? Nên tra cứu ở đâu và bằng cách nào để xác định đơn vị xử lý vi phạm?
  • Tránh ngay 5 thói quen này để bảo vệ
    Tránh ngay 5 thói quen này để bảo vệ "sức khỏe" hộp số ô tô
    Hộp số ô tô không chỉ đóng vai trò then chốt trong hệ thống truyền động, mà còn là một trong những bộ phận dễ bị tổn hại nhất do những thói quen sử dụng sai lầm của người lái.