Động cơ Turbo tăng áp kép là gì? Phân biệt Bi-Turbo và Twin Turbo?

Thứ Hai, 11/12/2023 - 11:12 - hoangvv

Khi tìm hiểu các thông tin về một chiếc xe nào đó, chúng ta thường được đọc rất nhiều về cụm từ Động cơ Turbo tăng áp kép. Vậy đây là loại động cơ như thế nào

Khi tìm hiểu các thông tin về một chiếc xe nào đó, chúng ta thường được đọc rất nhiều về cụm từ Động cơ Turbo tăng áp kép. Vậy đây là loại động cơ như thế nào? Vì sao chúng lại trang bị trên xe ô tô, tàu thuyền, xe tải thậm chí là trong lĩnh vực hàng không? Loại động cơ này có nguyên lý hoạt động ra sao, cấu tạo thế nào? Hãy cung VATC tìm hiểu chi tiết loại động cơ Turbo tăng áp này. Và cách phân biệt loại động cơ Bi Turbo và Twin Turbo qua bài viết dưới đây nhé. 

  • Vì sao động cơ Turbo tăng áp kép ra đời ?
  • Tìm hiểu động cơ Turbo tăng áp kép là gì?
  • Đánh giá Ưu nhược điểm của động cơ tăng áp kép Bi-Turbo
    • Nguyên lý hoạt động của động cơ tăng áp kép Bi-Turbo
  • Phân biệt hệ thống tăng áp kép Bi-Turbo và Twin Turbo

Vì sao động cơ Turbo tăng áp kép ra đời ?

Dựa trên nền tảng này của động cơ Turbo, hãng Ford đã nghiên cứu và sản xuất ra loại động cơ tăng áp đẳng cấp hơn có tên gọi là Bi-Turbo. Sự xuất hiện của loại động cơ này đã thổi một làn gió mới vào các thiết kế của Ford. Vậy hệ thống Bi-Turbo tăng áp kép là gì? 

Tìm hiểu động cơ Bi-Turbo

Tìm hiểu động cơ Turbo tăng áp kép là gì?

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là động cơ Turbo tăng áp rồi sau đó mới tìm hiểu về động cơ Bi-Turbo tăng áp. Động cơ Turbo tăng áp là một kiểu hệ thống sản sinh ra áp lực một cách cưỡng ép.

Chúng vận hành bằng cách nén khí vào trong động cơ, càng nhiều khí được nén vào xylanh, thì sẽ có càng nhiều nhiên liệu được đưa vào động cơ. Vậy nên, mỗi kỳ nổ ở xylanh lại sinh ra càng nhiều công suất hơn, từ đó khiến khả năng vận hành của xe càng được cải thiện hơn.

Tìm hiểu động cơ Bi-Turbo

Động cơ tăng áp Bi-Turbo được sáng chế dựa trên nền tảng của động cơ Turbo tăng áp đơn. Nó chính là động cơ gồm 1 turbo lớn và 1 turbo nhỏ, cùng với sự kết hợp với hai điểm làm mát khí nạp lớn và nhỏ. Hai turbo này có thể hoạt động độc lập để có thể tạo ra hiệu suất động cơ tối đa khi cần. Bi-Turbo tăng áp khiến momen xoắn của xe tăng nhanh khi xe di chuyển ở tốc độ thấp và nâng cao công suất khi di chuyển ở dải tốc độ cao.

Động cơ Bi-Turbo được áp dụng trên 2 dòng xe chính đó là Everest 2019 và Ranger 2019 với dung tích động cơ là 2.0L. Động cơ có công suất tối đa lên tới 213 HP và 500 Nm momen xoắn cực đại.

Tìm hiểu động cơ Bi-Turbo

Đánh giá Ưu nhược điểm của động cơ tăng áp kép Bi-Turbo

Động cơ tăng áp kép Bi-Turbo là loại động cơ sử dụng hai bộ tăng áp, thường là một bộ tăng áp nhỏ và một bộ tăng áp lớn. Bộ tăng áp nhỏ hoạt động ở tốc độ vòng tua thấp, cung cấp mô-men xoắn ngay lập tức, trong khi bộ tăng áp lớn hoạt động ở tốc độ vòng tua cao, cung cấp thêm công suất.

Ưu điểm: Tăng sức mạnh cho động cơ, tiết kiệm nhiên liệu.

Nhược điểm:

  • Những động cơ được trang bị turbo tăng áp phải sử dụng các piston và các trục khuỷu phải khỏe hơn so với các động cơ không trang bị Turbo. Vậy nên, nó đòi hỏi tính kỹ thuật và chi phí cao hơn.
  • Hệ thống làm mát cần phải lớn hơn bởi các Turbocharge sinh ra nhiệt bổ sung làm động cơ nóng hơn.
  • Các tuabin có thể quay trên 100.000 vòng/phút, thậm chí có thể lên tới 250.000 vòng/phút. Vậy nên, động cơ tăng áp Bi-Turbo đòi hỏi phải có một nguồn cung cấp dầu dồi dào cùng với một bơm dung dung tích lớn. Mà nhiệt độ chính là kẻ thù lớn nhất của dầu, nên khoảng thời gian thay dầu của các động cơ tăng áp sẽ đến sớm hơn so với động cơ không được tăng áp.

Nguyên lý hoạt động của động cơ tăng áp kép Bi-Turbo

Động cơ Turbo tăng áp là kiểu hệ thống sinh ra áp lực, nó hoạt động dựa trên cơ chế nén khí vào trong các động cơ. Lợi ích sinh ra đó là không khí được vào xylanh nhiều hơn, kéo theo là nhiên liệu được đưa vào động cơ nhiều hơn. Từ đó mỗi kỳ nổ của xylanh diễn ra, công suất được sản sinh ra nhiều hơn.

Nếu so sánh với một động cơ có cùng kích cỡ, động cơ sử dụng Turbo tăng áp sẽ sản sinh ra công suất lớn hơn. Theo nguyên lý trên, để có thể tăng khả năng nạp khí, các Turbo tăng áp sử dụng một dòng lưu lượng khí xả từ động cơ để làm quay trục Turbo.

Phân biệt hệ thống tăng áp kép Bi-Turbo và Twin Turbo

Hiện nay, hệ thống tăng áp kép được trang bị trên động cơ như động cơ tăng áp Bi-Turbo và Twin-Turbo. Hiểu đơn giản, chúng đều là hệ thống tăng áp kép, nghĩa là chúng đều có 2 bộ tăng áp trên một động cơ. Tuy nhiên, về thiết kế và nguyên lý hoạt động vẫn sẽ có những điểm khác biệt.

Về thiết kế, hệ thống tăng áp Twin-Turbo có 2 bộ tăng áp kích cỡ tương tự nhau, còn Bi-Turbo thì có 1 cái lớn và 1 cái nhỏ.

Về nguyên lý hoạt động, các dòng xe được áp dụng động cơ Bi-Turbo tăng áp có thể kể đến như Ford Everest 2019. Dòng xe này được trang bị khối động cơ Diesel Ecoblue 2.0 B-Turbo I4. Tuy dung tích động cơ chỉ có 2.0 nhưng lại cho khả năng vận hành mạnh mẽ hơn nhiều lần so với động cơ dung tích 3.2L Duratorq, 5 xylanh như trên các dòng Ford Everest cũ.

Công suất tối đa của động cơ tăng áp Bi-turbo Ford Everest 2019 là 210 HP tại vòng quay máy 3.750 vòng/phút và 500 Nm mô men xoắn cực đại tại vòng quay 1.750 – 2.000 vòng/phút. Động cơ Twin-Turbo thường được trang bị trên các dòng xe của Toyota hay Mercedes.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Các đời xe Peugeot 2008: lịch sử hình thành, các thế hệ

Peugeot 2008 là một chiếc crossover cỡ nhỏ (phân khúc B) đến từ nhà sản xuất ô tô Pháp. Được giới thiệu tại Triển lãm Ô tô Geneva 2013 và được xếp nằm dưới dòng 3008, đời xe đầu tiên của 2008 đã thay thế Peugeot 207 SW, vì Peugeot không phát hành phiên bản 208 để kế nhiệm.

Các đời xe Mercedes-Benz GLB: các thế hệ trên thế giới và Việt Nam

Mercedes-Benz GLB là mẫu xe SUV crossover cao cấp cỡ nhỏ được sản xuất bởi hãng xe sang Mercedes-Benz. Xe được nhà sản xuất Daimler AG trình làng vào ngày 10 tháng 6 năm 2019 tại Utah, Mỹ. GLB được đặt nằm giữa GLA và GLC và quá trình sản xuất của xe bắt đầu vào hoạt động từ cuối năm 2019. Dường như Mercedes GLB là mẫu xe dẫn đầu ở sân chơi xe sang 7 chỗ dưới 2 tỷ đồng. Đây sẽ là một lợi thế cho Mercedes khi các đối thủ BMW, Lexus hay Audi chưa có cho mình sản phẩm nào để đối đầu cùng GLB.

Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe Haval

Haval là một trong những thương hiệu xe hơi nổi bật nhất hiện nay, đặc biệt trong phân khúc SUV. Tuy nhiên, ít người biết rằng Haval là thương hiệu đến từ Trung Quốc và thuộc sở hữu của Tập đoàn Great Wall Motors – một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất tại quốc gia này.

Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ xe MG ZS

Việc MG rời khỏi thị trường Việt Nam trong một khoảng thời gian ngắn thực chất chỉ là bước đi chiến lược. Hiện tại, MG đã quay trở lại với những kế hoạch bài bản và định hướng phát triển vững chắc hơn.

Tiết kiệm xăng dầu hiệu quả: Những kinh nghiệm lái xe ít người để ý

Mức tiêu thụ nhiên liệu của ô tô không chỉ bị chi phối bởi loại phương tiện mà còn chịu tác động đáng kể từ thói quen vận hành của tài xế và tốc độ di chuyển trên đường.

Có thể bạn quan tâm

  • Phim bảo vệ sơn ô tô: Những sự thật bạn cần biết trước khi quyết định
    Phim bảo vệ sơn ô tô: Những sự thật bạn cần biết trước khi quyết định
    Trước khi quyết định dán phim bảo vệ sơn (PPF) cho ô tô, người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Việc lựa chọn phim PPF kém chất lượng không chỉ làm giảm hiệu quả bảo vệ mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng bề mặt sơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và giá trị xe.
  • Khám phá hệ thống Honda SENSING 360
    Khám phá hệ thống Honda SENSING 360
    Honda SENSING 360 nâng cấp từ hệ thống Honda SENSING trước đây bằng cách mở rộng phạm vi cảm biến, mang đến khả năng quan sát toàn diện 360 độ quanh xe. Nhờ hệ thống cảm biến đa hướng, công nghệ này giúp loại bỏ các điểm mù, tăng cường khả năng phát hiện chướng ngại vật, hỗ trợ người lái trong việc tránh va chạm với phương tiện và người đi bộ, đồng thời giảm thiểu rủi ro trên mọi cung đường.
  • Quy định mới về đèn ô tô từ 1/1/2025 cách đảm bảo xe của bạn đúng chuẩn
    Quy định mới về đèn ô tô từ 1/1/2025 cách đảm bảo xe của bạn đúng chuẩn
    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QCVN 09:2024) sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2025, yêu cầu các loại đèn chiếu sáng phía trước, đèn báo rẽ, đèn vị trí và đèn phanh trên xe ô tô phải được lắp đặt theo cặp.
  • Điện hóa hệ thống ô tô: Xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp xe hơi
    Điện hóa hệ thống ô tô: Xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp xe hơi
    Các nhà sản xuất ô tô đang tập trung đẩy mạnh quá trình điện khí hóa hệ thống phanh và hệ thống lái, nhằm tối ưu hóa hiệu suất vận hành. Việc giảm bớt các chi tiết cơ khí không chỉ giúp cắt giảm trọng lượng xe mà còn nâng cao độ chính xác, cải thiện khả năng phản hồi và tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng.
  • Vì sao cần gạt mưa ô tô nhanh hỏng? Đây là lý do ít ai để ý
    Vì sao cần gạt mưa ô tô nhanh hỏng? Đây là lý do ít ai để ý
    Mặc dù vừa thay mới, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, cần gạt mưa ô tô đã xuất hiện tiếng ồn khó chịu và để lại vệt nước trên kính lái. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc sử dụng chưa đúng cách, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của bộ phận này.