Cú trượt dài của xe gầm thấp cỡ nhỏ trên thị trường ô tô Việt

Thứ Tư, 07/05/2025 - 17:52 - tienkm

Trong giai đoạn ba năm từ 2022 đến 2024, doanh số của phân khúc hatchback cỡ A ghi nhận mức sụt giảm mạnh tới 67%, trong khi sedan cỡ B cũng giảm đáng kể với mức 39%.

Doanh số thị trường ôtô những năm gần đây ngày càng tăng, đi cùng là hàng loạt thương hiệu mới đổ bộ vào Việt Nam. Lựa chọn trong một tầm giá nào đó đi kèm nhiều lựa chọn hơn trước. Trong bối cảnh này, thói quen mua xe của khách hàng cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt ở các phân khúc giá rẻ nhất thị trường.

Nhu cầu dịch chuyển

Theo biểu đồ thống kê doanh số từ năm 2022 đến 2024, chỉ duy nhất phân khúc CUV cỡ B – bao gồm những mẫu xe tiêu biểu như Hyundai Creta, Toyota Yaris CrossMitsubishi Xforce  ghi nhận mức tăng trưởng tích cực với doanh số tăng đến 74%. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự dịch chuyển trong thị hiếu tiêu dùng, khi người mua ngày càng ưu tiên những mẫu xe gầm cao, linh hoạt và phù hợp với đô thị.

Ngược lại, phân khúc CUV cỡ A+  quy tụ các mẫu Hyundai Venue, Toyota RaizeKia Sonet  gần như không có sự bứt phá về mặt doanh số. Trong vòng ba năm, lượng tiêu thụ chỉ tăng nhẹ 3%, dao động quanh mức 16.000 xe mỗi năm, cho thấy thị trường cho nhóm xe này đang ở trạng thái bão hòa.

Về tổng thể thị trường, nếu loại trừ doanh số không minh bạch từ VinFast, và chỉ tính các số liệu công bố bởi VAMA, nhóm nhập khẩu chính hãng và Hyundai Thành Công, tổng dung lượng thị trường ô tô Việt Nam năm 2024 đạt 407.310 xe, giảm 16% so với năm 2022. Dù mức tiêu thụ toàn thị trường suy giảm, điểm sáng lại nằm ở nhóm CUV cỡ A+ và B  một minh chứng rõ ràng cho xu hướng người tiêu dùng chuyển dần từ sedan truyền thống sang các mẫu gầm cao đa dụng.

Phân khúc sedan cỡ B  từng giữ vai trò chủ lực với hơn 60.000 xe bán ra vào năm 2022  đã giảm mạnh 37% còn khoảng 38.000 xe trong năm 2024. Sự sụt giảm này đồng thời phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường, khi người tiêu dùng dần rời bỏ sedan hạng B để lựa chọn các dòng xe MPV cỡ nhỏ và CUV cỡ B  vốn mang lại không gian và tính đa dụng tốt hơn. 2024 cũng là năm đầu tiên doanh số MPV B và CUV B cộng dồn vượt qua phân khúc sedan B.

Ở nhóm sedan cỡ nhỏ hơn  gọi là B- với các đại diện như Mitsubishi Attrage và Kia Soluto, doanh số giảm đến 46% sau ba năm. Nếu cộng gộp cả hai nhóm sedan B và B-, tổng lượng xe tiêu thụ đã giảm khoảng 39%, cho thấy sự thoái trào rõ rệt của dòng sedan phổ thông trong bối cảnh xu hướng thị trường thay đổi.

Dù phân khúc CUV thuần cỡ B tăng trưởng, nhưng nhóm B+ lại sụt giảm mạnh tới 48%. Phân khúc này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Toyota Corolla Cross mẫu xe từng tạo cơn sốt nhưng đã không duy trì được sức hút. Trong khi đó, đối thủ Mazda CX-30 vẫn khá mờ nhạt trên thị trường, khiến doanh số chung của toàn phân khúc bị kéo lùi.

Đáng chú ý, nhóm MPV cỡ B từng vượt sedan B để vươn lên dẫn đầu doanh số toàn thị trường vào năm 2023 đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại trong năm 2024. Cụ thể, lượng tiêu thụ đạt 46.667 xe, giảm nhẹ 2% so với 2023 và giảm tổng cộng 11% so với 2022. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường MPV đã tiệm cận ngưỡng phát triển và cần thêm sự đổi mới về sản phẩm để duy trì đà tăng trưởng.

i10 phiên bản sedan và hatchback (trái) tại Việt Nam.

Nhưng giảm mạnh nhất trong 3 năm qua là nhóm hatchback cỡ A với những đại diện như Hyundai i10, Kia Morning, Toyota Wigo. Năm 2024, phân khúc này bán ra 9.261 xe, mất đến 67% doanh số so với hai năm trước. So với mức giảm chung của toàn thị trường, tốc độ giảm của xe cỡ A gấp 4 lần.

Như vậy, về mặt tổng quan, thị hiếu người dùng đang ưu tiên cho các mẫu xe gầm cao cỡ B với giá bán từ khoảng 600-750 triệu đồng. MPV cỡ nhỏ vẫn là sản phẩm hút khách hàng đầu thị trường nhưng giờ đây gặp nhiều cạnh tranh hơn, doanh số phần nào chậm lại. Trong khi đó, những phân khúc xe gầm thấp, giá rẻ nhất thị trường đang cho thấy sự thoái trào.

Nguyên nhân từ đâu?

Sau ba năm hành nghề tài xế công nghệ bằng hình thức thuê xe, anh Trịnh Quốc Huy (35 tuổi, TP.HCM) quyết định dừng công việc để đầu tư phương tiện riêng. Ban đầu, lựa chọn của anh nghiêng về một mẫu sedan truyền thống như Toyota Vios vốn là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực xe dịch vụ nhờ tính ổn định, bền bỉ. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc chi phí vận hành và các chính sách ưu đãi, anh Huy chuyển hướng sang mua một chiếc VinFast VF 5 – mẫu xe điện đô thị thuộc phân khúc A+.

“Xe xăng thì không phải lo chuyện sạc pin, nhưng nếu tính về hiệu quả kinh tế, xe điện lại có lợi thế rõ rệt. Chi phí sạc pin thấp hơn nhiều so với đổ xăng, nên chạy dịch vụ sẽ dễ sinh lời hơn,” anh Huy chia sẻ. “Tôi chủ yếu hoạt động trong nội đô nên không gặp khó khăn về điểm sạc.”

Câu chuyện của anh Huy phản ánh rõ xu hướng mới trong lựa chọn phương tiện phục vụ mục đích kinh doanh dịch vụ công nghệ: chuyển từ xe động cơ đốt trong sang xe điện hạng nhỏ. Xu hướng này đang tạo ra những thay đổi đáng kể trên thị trường, đặc biệt ảnh hưởng đến các dòng xe gầm thấp giá rẻ như hatchback hạng A và sedan hạng B – những phân khúc từng giữ vai trò chủ lực trong nhóm xe phổ thông.

Theo nhận định của các chuyên gia và quản lý bán hàng, nhiều khách hàng cá nhân cũng như đối tác xe công nghệ đã chuyển hướng sang các mẫu xe điện nhờ lợi thế về chi phí sử dụng, chính sách miễn lệ phí trước bạ và định mức bảo trì thấp. Đại diện một đại lý Hyundai tại TP.HCM cho biết: “Sức hút của xe điện trong nhóm khách mua xe để chạy công nghệ là rất rõ. Xe hatchback cỡ A hay sedan cỡ B dần kém cạnh tranh hơn – không chỉ vì chi phí vận hành cao hơn, mà còn vì người dùng ngày càng ưu tiên các mẫu xe gầm cao, có thiết kế hiện đại và được trang bị nhiều công nghệ hơn.”

Trong khi đó, phân khúc hatchback hạng A – từng là phân khúc có mức giá dễ tiếp cận nhất thị trường – đang mất dần lợi thế. Sự xuất hiện của các mẫu xe điện mini (minicar) như Wuling Hongguang Mini EV (giá dưới 200 triệu đồng) hay VinFast VF 3 (giá dự kiến dưới 300 triệu đồng) đã thay đổi cục diện phân khúc giá rẻ. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công nghệ đã bắt đầu sử dụng các mẫu mini EV như lựa chọn mới cho đội xe. Đặc biệt, trong hệ sinh thái xe điện của VinFast, VF 5 đang là mẫu xe được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích chạy dịch vụ nhờ kích thước nhỏ gọn, chi phí sử dụng thấp và chính sách hỗ trợ bán hàng linh hoạt.

Những mẫu VF 5 lăn bánh trên phố Sài Gòn.

Dù hạ tầng trạm sạc và thời gian sạc vẫn là rào cản đối với người tiêu dùng phổ thông, đặc biệt ở các khu vực ngoài đô thị, nhưng trong phạm vi hoạt động hạn chế như nội đô – nơi xe dịch vụ thường xuyên di chuyển – thì xe điện đang dần chứng tỏ được lợi thế vượt trội về chi phí vận hành so với xe sử dụng động cơ đốt trong.

Theo ông Vũ Tấn Công, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam: “Đối với doanh nghiệp vận tải, việc sở hữu bãi đỗ tập trung tạo điều kiện thuận lợi để lắp đặt trạm sạc dùng chung. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất vận hành và giảm đáng kể chi phí nhiên liệu, đưa xe điện trở thành phương án thay thế hợp lý cho xe xăng, dầu trong hoạt động kinh doanh.”

Ngoài chi phí vận hành, chi phí đầu tư ban đầu cũng là yếu tố quan trọng giúp xe điện ngày càng thu hút người mua, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Nhờ chính sách miễn lệ phí trước bạ của Nhà nước, người dùng có thể tiết kiệm từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng khi lăn bánh một mẫu xe điện. Đơn cử, VinFast VF 5 với giá niêm yết 529 triệu đồng có chi phí lăn bánh tại Hà Nội chỉ khoảng 551 triệu đồng – thấp hơn so với các mẫu sedan cùng tầm như Hyundai Accent 1.5AT (khoảng 570 triệu đồng) hay Toyota Vios E CVT (khoảng 568 triệu đồng). Dù giá niêm yết của Accent và Vios thấp hơn VF 5 (lần lượt 488 và 489 triệu đồng), nhưng khi tính tổng chi phí ra biển, ưu thế lại nghiêng về phía xe điện.

Về doanh số, dù các hãng xe điện như Wuling chưa công bố con số cụ thể, nhưng VinFast khẳng định sự tăng trưởng ấn tượng của VF 5. Theo đại diện hãng, trong năm 2024, VF 5 đạt doanh số kỷ lục khoảng 32.000 xe – một con số vượt xa bất kỳ mẫu hatchback hạng A hay sedan hạng B nào từng đạt được, kể cả trong giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất. So sánh với mẫu VinFast Fadil từng lập đỉnh hơn 24.000 xe trong năm 2021, VF 5 đang xác lập vị thế mới của xe điện trong phân khúc phổ thông.

Tác động từ xu hướng điện hóa không chỉ dừng lại ở hatchback hay sedan hạng A, B, mà còn đang lan rộng tới phân khúc MPV giá rẻ – vốn là lựa chọn chủ lực trong ngành xe dịch vụ. Dưới áp lực cạnh tranh và thay đổi nhu cầu, một số hãng đã điều chỉnh chiến lược sản phẩm: cuối 2024, Toyota Wigo loại bỏ phiên bản số sàn tại Việt Nam, trong khi Kia Morning rút gọn từ 4 phiên bản xuống còn 2. Honda Brio và VinFast Fadil thậm chí đã rút khỏi thị trường từ năm 2022.

Ở phân khúc CUV cỡ A+ dùng động cơ đốt trong – gồm Hyundai Venue, Toyota Raize và Kia Sonet – giá bán tiệm cận với VF 5 nhưng chủ yếu phục vụ người dùng cá nhân. Trong ba năm từ 2022 đến 2024, tổng doanh số nhóm này chỉ dao động quanh mức 16.000 xe mỗi năm, thể hiện mức tăng trưởng khá ổn định nhưng không đáng kể. Venue – mẫu xe gia nhập muộn nhất – chỉ bắt đầu được bán từ cuối 2023.

Đối với phân khúc MPV cỡ B – nơi Mitsubishi Xpander liên tục dẫn đầu doanh số trong sáu năm qua – thị trường cũng đang dần chuyển dịch. Ngoài áp lực từ xe điện, các thương hiệu Trung Quốc như BYD, GAC hay MG bắt đầu tung ra những mẫu MPV mới có kích thước lớn hơn và giá thành cạnh tranh như BYD M6, GAC M6 Pro hay MG G50. Những cái tên này đang trở thành lựa chọn hấp dẫn mới trong mảng xe dịch vụ.

Nếu như trước năm 2024, chưa có mẫu MPV thuần điện nào phục vụ kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam, thì từ tháng 10/2024, cục diện đã thay đổi khi BYD chính thức giới thiệu mẫu MPV M6. Không lâu sau đó, VinFast lên kế hoạch bán ra mẫu Limo Green 7 chỗ vào nửa cuối năm 2025. Cả hai đều hướng tới thị phần dịch vụ vận tải và hứa hẹn tạo nên một cuộc cạnh tranh mới trong phân khúc MPV vốn có doanh số cao thứ hai tại Việt Nam (sau nhóm CUV cỡ B trong năm 2024).

Chia sẻ

Tin cũ hơn

VinFast VF 7 sắp ra mắt và mở bán tại Việt Nam

Theo thông tin từ VinFast, mẫu xe nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng, VF 7 sẽ chính thức ra mắt và mở bán tại Việt Nam trong tháng này.

Nhiều dòng xe Honda đồng loạt giảm giá, kích cầu tiêu dùng

Các mẫu xe City, Civic, CR-V và BR-V được Honda giảm giá tương đương 50% lệ phí trước bạ trong tháng 5, trị giá hàng chục triệu đồng.

Mazda khai tử 4 mẫu xe vào năm 2025: Những cái tên nào sẽ bị loại bỏ?

Bốn mẫu xe bao gồm Mazda 2, Mazda 6, CX-3 và MX-30 sẽ chính thức ngừng sản xuất trước khi năm 2025 khép lại.

Doanh số sedan tháng 9/2024: Toyota Vios đứng đầu, Honda City thăng hạng

Vị trí số 1 trên bảng xếp hạng top xe sedan giá rẻ tháng 9/2024 vẫn là cái tên quen thuộc Toyota Vios. Đáng nói, Honda City đã có màn bứt phá mạnh mẽ trong tháng này

Các hãng chạy đua ưu đãi kéo doanh số cận Tết Nguyên đán 2025

Tháng 1/2025 dương lịch cũng trùng với thời điểm Tết Nguyên đán của người Việt nên các hãng đang chạy đua tung nhiều chương trình khuyến mãi để hút khách, tăng doanh số những ngày cuối năm khi chính sách ưu đãi thuế trước bạ đã hết hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm