Có nên để bình nhiên liệu ô tô cạn kiệt mới đổ thêm?

Thứ Sáu, 17/05/2024 - 10:20

Nhiều tài xế có thói quen để bình nhiên liệu cạn kiệt thì mới đổ thêm xăng hoặc dầu, điều này không hề tốt cho chiếc xe của bạn, sẽ dẫn tới hư hỏng nhiều bộ phận và tiềm ẩn nguy hiểm khi tham gia giao thông.
 

Bơm xăng của xe bị hư hỏng

Theo kinh nghiệm, việc tài xế chạy cố khi bình xăng cạn vạch E sẽ dẫn đến tình trạng hỏng bơm nhiên liệu. Trên thực tế, bơm xăng là bộ phận quan trọng trong hệ thống bơm, có nhiệm vụ đưa xăng từ bình đến buồng đốt. Khi hoạt động trong tình trạng cạn nhiên liệu, nhiều chi tiết sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, nhất là bộ phận lọc và mô-tơ.

Theo đó, mô-tơ điện thường được làm mát bằng xăng khi ô tô di chuyển với bình nhiên liệu đầy. Xe cần một bơm xăng dạng tròn để vận chuyển xăng đến động cơ. Lúc này, nhiên liệu sẽ làm mát các cuộn dây bằng đồng. Khi xăng cạn, không khí tự động thay chất lỏng qua bơm xăng làm mát các cuộn dây đồng, dẫn đến mô-tơ điện bị quá nhiệt và gây hỏng hóc xe.

Bơm nhiên liệu sẽ gặp hư hỏng nếu để bình chứa liên tục cạn kiệt.

Ngoài ra, khi bình nhiên liệu cạn kiệt, bộ phận này cũng sẽ hút kèm theo các chất cặn bã để cung cấp cho động cơ xe. Điều này dẫn đến tình trạng động cơ bị ăn mòn, hiệu suất vì thế cũng sẽ kém đi.

Đồng hồ đo báo nhiên liệu thực tế không chính xác 100%, vì ảnh hưởng của nhiều yếu tố, sẽ cho ra mức chênh lệch khác nhau giữa chỉ số đồng hồ và lượng nhiên liệu thực tế.

Do đó, tài xế nên đổ thêm nhiên liệu khi bình chứa còn khoảng ¼ để tránh gặp phải những rắc rối khi di chuyển. Nên đổ đầy bình (không đổ tràn) trước những chuyến đi dài hoặc đi vào những nơi đông dân cư, xe cộ.

Xe đột ngột chết máy giữa đường

Việc để bình nhiên liệu cạn kiệt cũng sẽ gây ra nguy hiểm cho xe cũng như người ngồi trên xe. Khi không đổ đầy bình chứa và di chuyển trên đoạn đường, bình nhiên liệu cạn có thể làm xe chết máy đột ngột, gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Xe ô tô có thể chết máy giữa đường khi bình nhiên liệu cạn kiệt.

Điều này đặc biệt nguy hiểm khi tài xế đang di chuyển trên các cung đường cao tốc, đường thưa dân cư.

Khi xe hết nhiên liệu và bị chết máy giữa đường cao tốc sẽ dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cũng như tài xế khó có thể tiếp nhiên liệu do các cung đường cao tốc, thưa dân cư thường bố trí các trạm xăng, dầu cách khá xa nhau.

Hư hại động cơ xe

Lái xe khi bình nhiên liệu gần hết hoặc cạn kiệt gây ảnh hưởng xấu đến động cơ xe. Tuy nhiên, thói quen sai lầm này vẫn còn tồn tại ở rất nhiều người và chưa từ bỏ được.

Bộ lọc sẽ bị tắc nghẽn khi bị cặn bám vào, nhiên liệu vì thế sẽ không thể đến được buồng đốt. Bên cạnh đó, nó cũng làm tăng nguy cơ chất bẩn xâm nhập vào hệ thống này, gây ra sự cố trong đường ống xả và làm hư động cơ xe.

Các kim phun nhiên liệu sẽ bị tắc khi cặn bẩn bám vào một thời gian dài, dẫn tới hiện tượng phun nhiên liệu không tơi, không đều, ảnh hưởng tới quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.

Các kim phun nhiên liệu sẽ bị tắc khi cặn bẩn bám vào một thời gian dài.

Các chất cặn bẩn sau khi bị đốt cháy sẽ tạo thành muội cacbon gây xước bề mặt pít-tông, xi-lanh hay xu-páp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới độ kín khít của buồng đốt, gây giảm hiệu suất của động cơ.

Chưa kể việc để bình nhiên liệu cạn kiệt trong một thời gian dài có thể dẫn tới gỉ sét bình chứa, gây bục và rò rỉ nhiên liệu. Lúc này nguy cơ xảy ra hỏa hoạn, cháy xe sẽ vô cùng cao.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe và không gây hư hỏng cho các hệ thống, tài xế không nên chạy xe khi mức nhiên liệu còn quá thấp. Hãy để sẵn một ít nhiên liệu dự trữ trong cốp xe và luôn quan sát đồng hồ nhiên liệu, nạp thêm khi đồng hồ đã báo ở mức tối thiểu.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Phanh khẩn cấp tự động trở thành bắt buộc trên ô tô ở Mỹ

Lộ trình bắt buộc được áp dụng cho xe con bán tại Mỹ từ năm 2029, với ba loại công nghệ trở thành trang bị tiêu chuẩn.

Màn hình cảm ứng ô tô lợi bất cập hại

Màn hình cảm ứng là một trang bị tiện ích trên xe ô tô, tuy nhiên việc lạm dụng chúng có thể dẫn tới gia tăng tỷ lệ xảy ra tai nạn giao thông.

Đỗ xe dưới gầm cầu vượt cũng có thể bị phạt nặng, tài xế nên biết

Nhiều người có thói quen chọn gầm cầu vượt làm nơi dừng đỗ xe cho mát mẻ, kín đáo. Tuy nhiên, tài xế có thể bị CSGT xử phạt nặng khi dừng đỗ xe ở khu vực này.

Những mẹo làm quen với chiếc ô tô mới

Đối với những tài xế lần đầu cầm lái ô tô mới, cần lưu ý những mẹo sau để quá trình vận hành an toàn và làm chủ được phương tiện.

Điều gì làm bạn mất tập trung khi lái xe?

Theo các chuyên gia, phần lớn các vụ tai nạn ô tô xảy ra thường do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát, những vấn đề này hoàn toàn có thể tránh và ngăn chặn được nếu kịp thời tránh cũng như từ bỏ một số thói quen xấu.

Có thể bạn quan tâm

  • Làm thế nào để đánh lái ra khỏi chỗ đỗ xe không bị va quẹt
    Làm thế nào để đánh lái ra khỏi chỗ đỗ xe không bị va quẹt
    Lái xe ô tô khác biệt rất lớn so với điều khiển xe máy, đa phần phụ thuộc vào cảm giác của người lái và xe. Để đánh xe ô tô ra khỏi ô đỗ xe trong bãi là một kỹ năng mà người lái phải thực hành nhiều lần mới có thể thành thạo.
  • Ô tô đổ đèo bằng số D liệu có an toàn không?
    Ô tô đổ đèo bằng số D liệu có an toàn không?
    Lái xe sử dụng số D khi đổ đèo hay xuống dốc không phải là nguyên nhân chính gây ra những tình huống nguy hiểm.
  • Làm sao để dừng một chiếc xe bị mất phanh?
    Làm sao để dừng một chiếc xe bị mất phanh?
    Sự cố hỏng phanh hoặc mất phanh khi đang di chuyển, kết hợp với sự thiếu bình tĩnh của tài xế, sẽ làm tăng nguy cơ gây mất an toàn nghiêm trọng.
  • Cách đạt 100 điểm tuyệt đối bài thi sa hình bằng B2
    Cách đạt 100 điểm tuyệt đối bài thi sa hình bằng B2
    Để có thể nhận được bằng lái xe hạng B2, người điều khiển ô tô cần phải vượt qua kỳ thi sát hạch lái xe, bao gồm hai phần chính là lý thuyết và thực hành. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng người lái đủ năng lực và hiểu biết về luật lệ giao thông cũng như có kỹ năng lái xe an toàn trước khi tham gia vào giao thông công cộng.
  • Không nên lạm dụng đèn khẩn cấp khi trời mưa lớn tại sao?
    Không nên lạm dụng đèn khẩn cấp khi trời mưa lớn tại sao?
    Bật đèn khẩn cấp sẽ khiến người phía sau không biết xe phía trước rẽ theo hướng nào, thay đổi lộ trình ra sao để có thể xử lý tay lái. Đèn khẩn cấp được thiết kế chỉ để dùng trong những trường hợp khẩn cấp nhưng trên thực tế rất nhiều người dùng sai loại đèn này.