Điều gì làm bạn mất tập trung khi lái xe?

Thứ Tư, 27/12/2023 - 23:44 - hoangvv

Theo các chuyên gia, phần lớn các vụ tai nạn ô tô xảy ra thường do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát, những vấn đề này hoàn toàn có thể tránh và ngăn chặn được nếu kịp thời tránh cũng như từ bỏ một số thói quen xấu.

Làm thế nào để không bị mất tập trung khi lái xe?

Hầu hết mọi tai nạn đáng tiếc do mất tập trung khi lái xe đều có thể tránh và ngăn chặn được, hầu hết các hình thức xao nhãng khi lái xe thuộc một trong ba loại sau:

Xao nhãng tâm lý: Đây có thể là bất kỳ hành động nào khiến tài xế mất tập trung vào đường đi, từ nói chuyện với hành khách cho đến đắm chìm vào bài hát yêu thích phát trên radio.

Xao nhãng thị giác: Điều này xảy ra khi các tài xế để ý bất cứ thứ gì khác ngoài con đường trước mặt như nhìn vào điện thoại, kiểm tra tình hình con cái trên xe hay để ý một sự việc đang diễn ra trên đường khi lái xe ngang qua.

Xao nhãng do thao tác tay: Điều này xảy ra khi tài xế phải bỏ một tay hoặc thậm chí là cả hai tay ra khỏi vô lăng để làm một việc khác như trang điểm, điều chỉnh GPS hoặc với tay lấy đồ vật khác. Việc nhắn tin đáng lưu tâm nhất vì nó là sự kết hợp của cả ba sự loại xao nhãng - hành động này trở nên đặc biệt nguy hiểm, việc nhắn tin trong khi lái xe có thể khiến khả năng gặp tai nạn tăng lên gấp đôi, nhưng nó vẫn chưa phải là hình thức xao nhãng phổ biến hay nguy hiểm nhất.

Xao nhãng ở mọi nơi: Ngay cả khi bạn luôn cảnh giác và không bao giờ sử dụng điện thoại khi đang lái xe, bạn vẫn có thể bị mất tập trung. Có những hành động mà mọi người vẫn thường làm trong khi lái xe hàng ngày mà họ không nhận ra đó là sự xao nhãng.

Những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người lái xe mất tập trung và dễ gây ra tai nạn. Vì vậy, trong mọi tình huống, bạn nên tập trung lái xe ở tầm cao để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người ngồi trên xe.

Nghe điện thoại khi lái xe

Không chỉ với ô tô mà với bất kỳ phương tiện giao thông nào, việc nói chuyện điện thoại khi lái xe tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Nhưng với ô tô, điều này thường phổ biến hơn vì khi điều khiển ô tô, việc buông tay lái sẽ dễ dàng hơn so với xe máy. Trong quá trình điều khiển ô tô và nghe điện thoại, người điều khiển ô tô sẽ phản ứng chậm hơn bình thường do phải tập trung vào cuộc điện thoại đang diễn ra. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nói chuyện điện thoại khi lái xe làm tăng nguy cơ tai nạn lên 4 lần so với bình thường.

Nhắn tin, lướt mạng xã hội

Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chắc chắn không phải là cảnh hiếm gặp trong thời buổi công nghệ số hiện đại ngày nay. Và việc thường xuyên nhắn tin, lướt mạng xã hội khi đang lái xe đã trở thành điều khiến các tài xế ô tô mất tập trung. Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông lên 23 lần - một con số đáng báo động.

Tập trung vào màn hình điện thoại và thỉnh thoảng nhìn lên đường thường là thói quen đối phó của nhiều tài xế ô tô. Và khi một tình huống bất ngờ xảy ra, họ thường không kịp phản ứng. Tuy mức độ nguy hiểm của thói quen này không phải không có cảnh báo nhưng thực tế khi hỏi các chủ xe, khoảng 77% trong số họ thừa nhận có thói quen vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại.

Suy nghĩ miên man

Tưởng chừng suy nghĩ miên man là vô hại nhưng thực tế lại tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Bởi khi đầu óc con người chìm sâu vào các suy nghĩ thì dễ dần dần lơ là, thiếu chú ý với những diễn biến trên đường.

Một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng trong tất cả vụ va chạm xảy ra bởi lái xe mất tập trung thì có đến 62% là do tài xế miên man suy nghĩ tới việc khác. Tỷ lệ này cao gấp 5 lần so với nguyên nhân nói chuyện điện thoại hay nhắn tin khi đang lái xe.

Buồn ngủ

Đối với những người thường xuyên phải lái xe đường dài qua đêm, việc ngủ gật khi lái xe là điều không thể tránh khỏi. Theo một nghiên cứu của tổ chức An toàn giao thông AAA, sau khi được hỏi khoảng hơn 40% chủ xe thừa nhận họ đã ngủ gật khi lái xe. Thói quen này gây ra gần 100.000 vụ tai nạn giao thông mỗi năm ở Mỹ. Khi có dấu hiệu buồn ngủ, bạn không nên cố lái xe vì đó là lúc bạn không tỉnh táo và khó tập trung lái xe. Để tránh buồn ngủ khi lái xe, bạn nên nghỉ ngơi hoặc chợp mắt một chút để vượt qua cơn buồn ngủ để tiếp tục lái xe an toàn.

Sử dụng chất kích thích

Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Nhậu nhẹt quá vui sẽ khiến tinh thần hưng phấn, chất kích thích khiến bạn không còn tỉnh táo như bình thường vừa làm mất tập trung lái xe vừa dễ gây tai nạn. Người đi đường cần tỉnh táo và giữ mình để tránh gặp rắc rối cũng như những hậu quả khó lường.

Ngắm cảnh hai bên đường

Khi đang điều khiển ô tô, bất ngờ có đám đông thu hút sự chú ý, bản chất con người sẽ tập trung vào sự việc đó và vô tình xao nhãng nhiệm vụ chính là điều khiển ô tô. Có rất nhiều tình huống xảy ra trên đường: nhóm người đánh nhau, tai nạn giao thông, hỏa hoạn, hay đơn giản là những cô gái chân dài gợi cảm… cũng là những yếu tố khiến bạn mất tập trung khi lái xe. Theo thói quen, bạn sẽ giảm tốc độ hoặc dừng xe hoàn toàn để tập trung vào những gì đang xảy ra. Và vô tình tâm điểm lại đổ dồn vào đám đông, không ai để ý đến những tình huống trên đường phía trước. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao.

Trang điểm hay tập trung vào con nhỏ

Phụ nữ thường tranh thủ làm việc và một trong số đó là thói quen trang điểm để soi gương khi lái xe. Chỉ một phút bất cẩn, mọi chuyện có thể rất khó lường. Không những vậy, việc chú ý đến con nhỏ còn gây mất tập trung khi lái xe. Trẻ con quấy khóc, đánh nhau và trêu chọc nhau thường khiến cha mẹ phải can thiệp mà không để ý rằng trẻ đang điều khiển xe. Trong những tình huống như thế này, bố mẹ nên dừng xe hoàn toàn để xử lý rồi hãy đi tiếp để tránh những nguy hiểm phía trước.

Tâm trạng

Lái xe khi đang trong trạng thái tức giận, bực bội, kích động cũng có thể tăng nguy cơ gặp tai nạn lên gấp 10 lần. Ở các nước có hệ thống giao thông phức tạp, thường xuyên kẹt xe, thời tiết nắng nóng như Việt Nam thì tâm trạng, cảm xúc con người có thể dễ bị ảnh hưởng hơn dù chỉ gặp một tình huống nhỏ không hài lòng.

Giải pháp tránh mất tập trung khi lái xe

Để khắc phục mất tập trung khi lái xe cũng như phòng tránh các hậu quả do tình trạng này gây ra, ngày nay các nhà sản xuất liên tục phát triển và trang bị cho ô tô nhiều công nghệ an toàn tiên tiến như: hệ thống cảnh báo mất tập trung (Attention Assist), hệ thống cảnh báo chệch làn đường, hệ thống hỗ trợ giữ làn đường, hệ thống cảnh báo va chạm phía trước…

Tuy nhiên, dù chiếc ô tô có hiện đại đến thế nào, nhiều trang bị tiên tiến tối tân ra sao thì người lái vẫn luôn là nhân tố then chốt. Do đó để tự bảo vệ bản thân, người lái nên tập thói quen tập trung lái xe, hạn chế nói chuyện điện thoại, không cầm bấm điện thoại. Nếu buồn ngủ, tâm trạng đang không tốt hay cần ăn uống thì nên tạm dừng hành trình. Chỉ nên lái xe khi lấy lại được trạng thái tốt, tinh thần minh mẫn, tỉnh táo.

Để tránh xao nhãng, mất tập trung khi lái xe có thể áp dụng 5 nguyên tắc lái xe an toàn nổi tiếng của Smith System là A.G.K.L.M

A – Aim high in steering – Nhìn xa hơn về phía trước: Không nên chỉ nhìn xuống phần đường trước đầu xe hay nhìn chằm chằm vào xe phía trước mà cần có tầm nhìn xa hơn về phía trước để dễ dàng phán đoán, nhanh chóng nhận biết và kịp thời xử lý nếu có tình huống bất ngờ xảy ra.

G – Get the big picture – Nhìn bao quát: Nên có góc quan sát càng bao quát, càng tổng thể càng tốt. Điều này sẽ giúp dự đoán được những tình huống, nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra để đưa ra phương hướng xử lý phòng tránh kịp thời.

K – Keep your eyes moving – Quan sát linh hoạt: Không nên chỉ tập trung phía trước mà còn cần quan sát cả hai bên hông xe qua gương chiếu hậu. Điều này giúp kiểm soát tốt hơn không gian mà xe di chuyển, nhận biết nhanh nếu có xe phía sau đang muốn vượt.

L – Leave yourself an out – Để lại khoảng thoát: Nên giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước cũng như xe chạy hai bên. Cố gắng luôn chừa lại lối thoát để đủ không gian hay thời gian để xử lý nếu xảy ra sự cố bất ngờ.

M – Make sure they see you – Luôn đảm bảo các tài xế xe khác thấy xe bạn: Trong các tình huống như xin vượt, chuyển hướng, rẽ, nhập làn… hãy luôn bật đèn tín hiệu và bấm còi xe để các lái xe khác thấy xe bạn và chủ động nhường đường. Nhất là trước khi vượt hay bắt buộc chạy song song cạnh xe lớn phải chắc chắn rằng lái xe nhìn thấy xe bạn, tuyệt đối không ở lâu trong vùng mù của xe khác.

Ngăn chặn sự xao nhãng khi lái xe thông qua đào tạo

Cho dù sự xao nhãng khi lái xe đang ngày càng phổ biến hơn chúng ta nghĩ, điều đó không có nghĩa rằng vấn đề này không có cách giải quyết. Xao nhãng khi lái xe có thể được phòng chống bằng tăng cường nhận thức và đào tạo.

Đồng thời, các tài xế cần tập thói quen: Không sử dụng điện thoại, ăn uống, quá tập trung vào nghe nhạc, xem video... khi lái xe. Đồng thời cũng nên có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý để không quá mệt mỏi hay căng thẳng khi đã cầm vô-lăng.

Các nhà sản xuất ô tô hiện đang cố gắng trong công cuộc chống lại vấn đề ngày càng lớn này. Ngoài việc tạo ra các công nghệ an toàn tiên tiến, như Hệ thống thông tin giải trí kích hoạt bằng giọng nói cho phép các tài xế thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn với chế độ rảnh tay.

Cùng với đó, nhiều hãng còn giải quyết tận gốc vấn đề bằng cách đào tạo những tài xế mới thông qua các khoá học trong chương trình “Hướng dẫn lái xe an toàn”, với hy vọng thay đổi hành vi của các tài xế và ngăn chặn sự xao nhãng khi lái xe ngay từ những bước đầu tiên.

Lái xe không đơn giản chỉ là lên xe và lái. Lái xe là bạn đang nắm giữ sự an toàn của chính mình cũng như nhiều người khác. Do đó hãy là người có trách nhiệm.

 

Chia sẻ

Tags:

Tin cũ hơn

Lợi ích của cản xe ô tô

Ban đầu chỉ dùng để trang trí cho xe nhưng ngày nay, với những cải tiến về chất liệu và công nghệ, cản xe ô tô còn có nhiều lợi ích khác.

Thầy dạy lái xe bị đuổi việc vì lỡ tông thẳng vào chính văn phòng của mình

Mỹ - Hình ảnh trớ trêu cho thấy, một chiếc xe tập lái do chính giáo viên dạy lái xe điều khiển lại tông sập mặt tiền của một trung tâm dạy lái xe.

Có nên đỗ xe kiểu 'ghếch 1 chân' lên vỉa hè?

Do thường xuyên phải để kiểu 'chân trên chân dưới' vỉa hè cho gọn, tôi quan ngại rằng, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống khung gầm, lốp xe và thước lái.

Đổ nhầm nhiên liệu cho xe của mình bạn cầm làm gì?

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng đã nghe đến tình huống đổ nhầm nhiên liệu (xăng hoặc dầu) cho xe của mình vậy chúng ta nên xử lý như thế nào khi gặp tình huống này.

Ưu và nhược điểm của xe ô tô dẫn động cầu trước FWD - cầu sau RWD

Cùng với hệ thống động cơ, truyền lực, chuyển động, lái, phanh,.... các hệ dẫn động cũng là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe và thường được người dùng quan tâm nhiều

Có thể bạn quan tâm

  • Qua gờ giảm tốc và ổ gà: Đạp phanh hay không? lời khuyên từ chuyên gia
    Qua gờ giảm tốc và ổ gà: Đạp phanh hay không? lời khuyên từ chuyên gia
    Đạp phanh khi đi qua ổ gà hoặc gờ giảm tốc có thể gây hư hại nghiêm trọng cho xe, đặc biệt là hệ thống treo. Do đó, tài xế nên giảm tốc độ từ xa để hạn chế tác động tiêu cực lên phương tiện.
  • Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
    Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
    Theo tổ chức IIHS của Mỹ, nhiều tài xế cho rằng các cảnh báo bằng âm thanh liên quan đến các công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS dễ gây ra nhiều sự khó chịu hơn hữu ích.
  • Cẩm nang lái xe an toàn trong mưa bão
    Cẩm nang lái xe an toàn trong mưa bão
    Khi lái xe trong điều kiện mưa bão, các tài xế cần tuân thủ một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn. Hãy nhớ bật đèn pha để tăng cường tầm nhìn, giảm tốc độ và giữ khoảng cách an toàn hơn so với bình thường, đồng thời tránh vượt hoặc di chuyển song song với các phương tiện khác. Những biện pháp này là thiết yếu để bảo vệ bạn và những người khác trên đường trong thời tiết xấu.
  • Lý do nên tắt hệ thống ngắt động cơ tạm thời khi lái xe trong phố
    Lý do nên tắt hệ thống ngắt động cơ tạm thời khi lái xe trong phố
    Hệ thống ngắt động cơ tạm thời Auto Start Stop ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều dòng xe mới, nhờ khả năng giúp giảm tiêu hao nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người lái xe thường có thói quen tắt chức năng này.
  • Kinh nghiệm
    Kinh nghiệm "vàng" giúp bạn lái xe an toàn khi đi ngược nắng
    Lái xe trên những cung đường bị ánh nắng chiếu xiên, đặc biệt trong các khung giờ nắng gắt, luôn là một thách thức đối với các tài xế. Dù đang ở giai đoạn đầu mùa đông, cường độ ánh sáng mạnh và góc chiếu nghiêng của mặt trời vẫn có thể gây khó chịu, làm giảm tầm nhìn và tăng nguy cơ mất an toàn trên hành trình.