Ô tô đổ đèo bằng số D liệu có an toàn không?

Thứ Năm, 20/06/2024 - 23:47 - tienkm

Lái xe sử dụng số D khi đổ đèo hay xuống dốc không phải là nguyên nhân chính gây ra những tình huống nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, để lái xe an toàn trên địa hình đèo dốc, cần xác định rõ độ dốc của đường. Đối với những đoạn đường dốc thoải, việc sử dụng số "D" là hoàn toàn phù hợp, chỉ cần điều chỉnh tốc độ hợp lý và duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước.

Tuy nhiên, khi đường có độ dốc cao, tốc độ và quán tính của xe sẽ tăng nhanh, tài xế cần sử dụng các chế độ tăng mô-men xoắn để kiểm soát xe mà không phụ thuộc vào hệ thống phanh. Trên các dòng ô tô hiện nay, hộp số tự động thường có các cấp số như "L" (Low), "M" (Manual), "S" (Sport), và "O/D" (OverDrive). Những cấp số này cho phép người lái dễ dàng chọn số thấp khi xuống dốc cao, giúp xe bị ghìm lại bởi mô-men xoắn. Tuy nhiên, việc về số thấp có thể khiến động cơ "rền" do vòng tua máy tăng cao, dễ gây cảm giác say xe cho hành khách.

Khi di chuyển bằng ô tô số tự động ở những cung đèo có độ dốc cao, người lái nên chuyển xe về chế độ số tay để kiểm soát xe tốt hơn.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, mỗi mẫu ô tô có thiết kế khung gầm, động cơ (xăng, dầu, điện), hệ dẫn động (cầu trước/cầu sau), và loại hộp số tự động khác nhau (ly hợp kép, biến mô, vô cấp - CVT). Vì vậy, mô-men xoắn và cách vận hành trên địa hình đèo dốc cũng sẽ khác nhau, không có một chuẩn mực chung áp dụng cho tất cả các loại xe.

Lái xe lên dốc và đổ đèo là kỹ năng quan trọng được đào tạo tại các trung tâm dạy lái xe. Tùy vào từng đoạn đường và độ dài ngắn khác nhau, người lái có thể áp dụng các kỹ thuật lái xe phù hợp.

Để đảm bảo an toàn, người lái nên về số thấp và sử dụng sức hãm động cơ. Đối với xe con, việc phanh thường đơn giản hơn, nhưng với xe tải hoặc xe chở khách có trọng tải lớn, việc không sử dụng số thấp khi đổ đèo có thể rất nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Làm gì để tránh nguy hiểm khi lái xe trên đèo dốc vào mùa mưa?
Chia sẻ

Tin cũ hơn

Kiểm tra những bộ phận trên xe dưới đây nếu lỡ đi vào vùng nước ngập sâu

Khi đi vào vùng ngập sâu, một số bộ phận trên xe có thể hư hỏng nặng nếu không xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến an toàn của xe.

Cách xử lý khi đèn xe khác làm chói mắt

Vào ban đêm, tầm nhìn của người lái sẽ bị hạn chế nhiều hơn và ánh sáng chói từ đèn pha của xe khác có thể khiến tài xế không nhìn thấy tạm thời.

Khi gặp sự cố buộc phải dừng đỗ xe trên đường, tài xế cần làm ngay những điều này

Ô tô đang di chuyển bất ngờ gặp sự cố hỏng hóc, buộc tài xế phải dừng đỗ xe ngay trên đường để sửa chữa hoặc chờ xe cứu hộ là chuyện thường gặp. Tuy nhiên, không ít trường hợp, người điều khiển ô tô chủ quan, không tuân thủ các quy tắc an toàn dẫn đến va chạm nguy hiểm.

Nguyên nhân nào khiến ô tô dễ bị lật?

Có nhiều nguyên nhân khiến ô tô bị lật. Tuy các xe ngày nay có nhiều công nghệ an toàn hiện đại nhưng vẫn khó thể đảm bảo không bị lật.

Chốt an toàn - điều bắt buộc phải làm khi có trẻ nhỏ trên ô tô

Chốt cửa, chốt kính và khoá trẻ em là những chức năng cần được sử dụng nếu tài xế chở theo trẻ nhỏ.

Có thể bạn quan tâm