Không nên lạm dụng đèn khẩn cấp khi trời mưa lớn tại sao?
Thứ Năm, 27/06/2024 - 14:19 - loanpd
Đèn khẩn cấp không phải là "đèn xi nhan đi thẳng". Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn rằng có thể dùng đèn khẩn cấp khi trời tối hoặc mưa lớn như một dấu hiệu cảnh báo để các tài xế khác tránh xa. Điều này hoàn toàn sai.
Ngược lại, việc bật đèn khẩn cấp khi lái xe trời mưa tiềm ẩn nhiều mối nguy.
Khi việc sử dụng sai đèn khẩn cấp trở thành thông lệ, nguy cơ xảy ra tai nạn càng cao do người lái có xu hướng “phớt lờ” đèn khẩn cấp, từ đó dễ tông vào một phương tiện đang gặp rắc rối phải dừng lại giữa đường, đặc biệt là khi trời mưa, tầm nhìn bị hạn chế.
Ngoài ra, đèn khẩn cấp nháy liên tục thực sự ảnh hưởng đến khả năng quan sát của các tài xế khác; họ sẽ khó thấy xe bạn bật xi-nhan để rẽ hoặc chuyển làn.
Khi học lái ô tô, chúng ta đều được dạy rằng đèn khẩn cấp là để báo hiệu một chiếc xe phải dừng vì lý do khẩn cấp. Vì thế, nếu không thật sự phải dừng xe khẩn cấp mà bạn bật đèn khẩn cấp sẽ khiến các tài xế phía sau hiểu nhầm, có thể sẽ phanh gấp hoặc giật mình trong khi tầm quan sát đang bị hạn chế vì trời mưa. Nếu muốn các xe khác thấy mình rõ hơn, hãy dùng đèn cốt (đèn chiếu gần). Nguyên tắc này có thể áp dụng cả khi trời nhiều sương mù.
Không ít người thích bật đèn khẩn cấp khi lái xe trời mưa vì muốn tăng sự chú ý cho các tài xế khác, nhưng đây là lựa chọn sai lầm. (Ảnh minh họa).
Nhiều người nghĩ rằng chỉ ở những nước đang phát triển, các tài xế mới dùng sai, còn ở các nước phát triển, người dân đã tiếp xúc với ô tô từ lâu, nên sẽ hiểu rõ cách dùng đèn khẩn cấp. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy vì không chỉ tại riêng Việt Nam mà ở nhiều quốc gia phát triển, nhiều người vẫn dùng sai đèn khẩn cấp.
Ví dụ, để cảm ơn vì đã nhường đường, không ít tài xế ở Nhật đã sử dụng đèn khẩn cấp. Ngoài ra, họ còn dùng đèn khẩn cấp khi vượt xe khác, đi qua giao lộ hay đơn giản chỉ là vì họ đang chạy xe tốc độ cao.
Xem thêm: Những nguyên tắc để lái xe an toàn dưới trời mưa bão
Tại Việt Nam, nhiều tài xế thậm chí sử dụng đèn khẩn cấp để "hợp pháp hóa" việc dừng, đỗ xe trái phép. Tuy nhiên, trường hợp các phương tiện không gặp sự cố kỹ thuật nhưng lợi dụng bật đèn khẩn cấp để dừng, đỗ xe ở những tuyến đường có biển cấm phương tiện dừng, đỗ sẽ vẫn bị xác định là vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về dừng, đỗ xe, và bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo các chuyên gia, thay vì sử dụng đèn khẩn cấp khi trời mưa bão, tài xế cần giữ khoảng cách với xe phía trước xa hơn bình thường để kịp xử lý các tình huống bất ngờ. Ngoài ra, tài xế phải bật đèn sương mù; phanh sớm, hạn chế phanh gấp; chuyển về số thấp, chạy đều ga; giữ tốc độ an toàn; tập trung quan sát; hạn chế chạy song song với xe lớn.
Các tài xế cũng nên tránh đi vào những vùng nước đọng khi trời mưa vì có thể đi nhầm vào ổ gà, trượt bánh hoặc tạo sóng nước gây nguy hiểm cho người đi kế bên.
Ngoại trừ xe SUV gầm cao, xe bán tải thì đa phần các dòng xe gầm thấp đến trung bình đều giới hạn mức nước an toàn nửa lốp xe. Nếu tài xế cố vượt qua vùng ngập nước sâu hơn thì khả năng cao nước sẽ tràn vào cổ hút gió. Vì vậy khi chắc chắn mức nước thấp hơn cổ hút gió thì mới chạy trên các vùng ngập sâu.
Ngoài ra tuyệt đối không cố băng qua vùng nước chảy xiết bởi lực nước chảy mạnh có thể khiến bánh xe mất độ bám, trượt ngang, toàn bộ xe bị nổi và cuốn theo dòng nước.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Tại sao nhiều tài xế không thích công nghệ hỗ trợ lái xe ADAS
Kỹ năng sử dụng đèn pha ô tô: bí quyết xin đường hiệu quả
Lái xe số sàn đúng cách: 5 điều cần tránh để giữ xe bền lâu
Nguyên nhân khiến ô tô có hiện tượng bồng bềnh khi di chuyển
Đổ nhầm nhiên liệu cho xe của mình bạn cầm làm gì?
Có thể bạn quan tâm
-
6 Bước đỗ xe trên dốc an toàn tuyệt đối mọi tài xế cần biếtTại Việt Nam nơi có đến hơn 75% diện tích là đồi núi việc tài xế phải dừng hoặc đỗ xe trên các đoạn đường đèo, dốc là tình huống xảy ra thường xuyên, đặc biệt với những ai di chuyển xuyên tỉnh hoặc khu vực miền núi. Tuy nhiên, không ít người vẫn chủ quan cho rằng việc đỗ xe trên dốc cũng tương tự như trên mặt đường bằng phẳng. Trên thực tế, quan điểm này tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi đặc thù địa hình dốc đòi hỏi thao tác kỹ thuật và biện pháp an toàn riêng biệt để tránh nguy cơ xe bị trôi hoặc gây tai nạn ngoài ý muốn.
-
Mẹ Bầu Lái Xe: Cần Lưu Ý Gì Để Đảm Bảo An Toàn?Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ chủ động cầm lái để phục vụ nhu cầu di chuyển cá nhân. Tuy nhiên, khi mang thai – một hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy thử thách – việc lái xe có thể trở nên khó khăn hơn do những thay đổi về thể chất và tâm lý. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình di chuyển, dưới đây là những lưu ý quan trọng mà các mẹ bầu cần ghi nhớ.
-
Những vị trí cấm ô tô quay đầu dù không có biển báo tài xế cần lưu ýMặc dù không có biển cấm quay đầu ô tô, nhưng nếu tài xế thực hiện quay đầu xe tại những vị trí dưới đây, họ vẫn có thể bị xử phạt nặng theo quy định của Nghị định 168.
-
5 hạng mục cần kiểm tra trước khi lái ô tô đường dài ngày nắng nóngMùa hè tại Việt Nam thường đi kèm với nền nhiệt cao và thời tiết oi bức, tạo áp lực lớn lên nhiều bộ phận trên ô tô như hệ thống làm mát, lốp xe, ắc quy và điều hòa. Những yếu tố này nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất vận hành và an toàn.
-
Người dùng xe hybrid Việt Nam cần tránh ngay sai lầm phổ biến nàyDo đặc thù cấu tạo khác biệt so với xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống, xe hybrid đòi hỏi người dùng phải đặc biệt cẩn trọng trong thao tác chuyển số khi dừng đỗ. Việc sử dụng sai cách, dù chỉ là những thói quen nhỏ, có thể dẫn đến những sự cố không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống pin và hiệu suất vận hành của xe.