Những thói quen khiến ô tô bị bó máy
Thứ Bảy, 01/07/2023 - 16:30
Ô tô bị bó máy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho động cơ nếu không xử lý kịp thời. Nguyên nhân dẫn tới việc bó máy ô tô lại thường xuất phát từ những thói quen của chính chủ xe.
Lười thay dầu nhớt
Dầu nhớt bị thiếu hoặc quá lâu không thay là nguyên nhân hàng đầu gây bó máy.
Hầu hết các hãng xe luôn khuyên chủ xe nên thay dầu nhớt với 1.000 km đầu tiên và mỗi 5.000 km/lần sau đó. Với các xe đi ít thì vẫn nên thay dầu định kỳ hàng năm để tránh việc nhớt để lâu sẽ đóng cặn, biến chất. Thế nhưng, không hiếm trường hợp sử dụng ô tô 2-3 năm mà không thay dầu khiến động cơ như bị "đóng bánh" lại.
Dầu nhớt bị thiếu hoặc quá lâu không thay là nguyên nhân hàng đầu gây bó máy
Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến dầu bôi trơn của xe như: Dầu bị rò rỉ, thay phải dầu nhớt kém chất lượng hoặc bơm dầu bôi trơn hoạt động kém cũng là những nguyên nhân khiến chiếc xe bị bó máy.
Để khắc phục nguy cơ này, các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên quan sát, kiểm tra chiếc xe xem có bị rò rỉ dầu hay không, kiểm tra mực dầu và chất lượng dầu máy xem còn tốt không.
Quên kiểm tra nước làm mát
Nhiều người đi ô tô không mấy khi kiểm tra mực nước làm mát trên xe, thậm chí không biết bình nước làm mát ở chỗ nào.
Khi xe hoạt động, nếu nước làm mát bị hao hụt sẽ làm nhiệt độ động cơ tăng cao. Việc quá nhiệt gây ra thổi gioăng mặt máy, đồng thời làm piston giãn nở và gây bó máy.
Do vậy, lái xe phải thường xuyên kiểm tra mực nước làm mát, bổ sung kịp thời nếu nước làm mát bị thiếu và nên sử dụng nước làm mát chuyên dụng, không nên dùng nước lọc để thay thế.
Nhiều người đi ô tô không mấy khi kiểm tra mực nước làm mát trên xe, thậm chí không biết bình nước làm mát ở chỗ nào
Phớt lờ cảnh báo trên tap-lô
Một điều khá phổ biến hiện nay là lái xe chỉ biết lên xe và đi mà ít khi để ý đến các đèn cảnh báo hoặc kim chỉ nhiệt độ trên đồng hồ tap-lô.
Nhiều người còn có thói quen để các vật dụng như hộp kính, hộp giấy, ví tiền,… ngay lên mặt đồng hồ tap-lô, che khuất các đèn cảnh báo, đến khi đèn "nổi lên" mà không biết.
Với hầu hết các xe đời mới hiện nay, nếu chiếc xe có những vấn đề về mức dầu nhớt, nước làm mát và nhiệt độ động cơ bất thường, các hiện tượng này đều được cảnh báo trên tap-lô. Khi thấy các đèn cảnh báo nổi lên hoặc kim báo nhiệt độ động cơ ở mức cao bất thường, không được chạy cố mà phải đưa xe đi kiểm tra ngay để tránh rủi ro không đáng có.
Ngoài những nguyên nhân do cách sử dụng xe dẫn đến bó máy ở trên, việc thường xuyên sử dụng xăng kém chất lượng, thói quen đi ép ga ép số của nhiều lái xe (chủ yếu là lái mới) hay quạt làm mát động cơ bị hỏng mà không biết cũng là những nguyên nhân dẫn đến bó máy.
Tin cũ hơn
Mua được chiếc xe đã khó, chị em phụ nữ nên bỏ thời gian để tìm hiểu về “xế cưng” của mình
Cảnh báo các mẹo vệ sinh xe trên mạng có thể làm hỏng ô tô của bạn
Theo các chuyên gia, có một số 'thủ thuật' làm sạch ô tô lan truyền trên mạng xã hội nên tránh.
Những vấn đề thường gặp ở hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô và cách khắc phục
Nếu xe có 5 dấu hiệu sau, quạt tản nhiệt của động cơ có thể đã hỏng
Quạt tản nhiệt động cơ bị hỏng hoặc sắp hỏng sẽ có những dấu hiệu đi kèm và người dùng nên biết để có thể xử lý sớm, tránh gây ra những hư hại tốn kém chi phí.
Công nghệ phủ nano trên kính ô tô có đáng tin cậy?
Có thể bạn quan tâm
-
Khi nào cần vệ sinh khoang máy ô tô?Vệ sinh khoang máy ô tô là một yếu tố quan trọng để duy trì hiệu suất và độ bền của xe. Tuy nhiên, tần suất vệ sinh khoang máy phù hợp là bao lâu?
-
Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điệnTheo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ tối ưu cho pin xe điện, mức sạc lý tưởng nên duy trì trong khoảng 20-80%. Ngoài ra, quá trình sạc từ 80% đến 100% không chỉ mất nhiều thời gian hơn mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của pin trong dài hạn.
-
Tại 10.000 km, các hạng mục bảo dưỡng Mazda 3 cần lưu ýMazda 3 là dòng xe hạng C có doanh số khá cao tại Việt Nam. Có được điều đó một phần nhờ sự bền bỉ và quá trình bảo dưỡng dòng xe Mazda 3 tương đối thấp.
-
Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?Hệ thống điện, bầu lọc gió, piston hay bugi là các bộ phận được kiểm tra đầu tiên nếu xe đã bị
-
Ô tô điện cần kiểm tra bộ phận nào sau khi đi qua đường ngập nước?Ô tô điện cần kiểm tra đường điện cao áp, vỏ hộp pin và một số hệ thống khác để đảm bảo an toàn, tránh các hư hỏng phát sinh.