Đỗ xe dưới gầm cầu vượt cũng có thể bị phạt nặng, tài xế nên biết

Thứ Năm, 07/09/2023 - 09:16

Nhiều người có thói quen chọn gầm cầu vượt làm nơi dừng đỗ xe cho mát mẻ, kín đáo. Tuy nhiên, tài xế có thể bị CSGT xử phạt nặng khi dừng đỗ xe ở khu vực này.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM, không khó có thể bắt gặp những chiếc xe ô tô dừng đỗ "tránh mưa tránh nắng" ở khu vực gầm cầu vượt. Tuy vậy, giống như ở trên cầu thì vị trí dưới gầm cầu vượt cũng là khu vực mặc định cấm dừng đỗ xe dù không cần phải có biển cấm.

Khoản 4, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; song song với một xe khác đang dừng, đỗ; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; nơi dừng của xe buýt; trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trong phạm vi an toàn của đường sắt; che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Việc các ô tô dừng đỗ tràn lan dưới các gầm cầu vượt không phải hiếm gặp. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Như vậy, hành vi đỗ xe dưới gầm cầu là phạm luật và có thể bị lực lượng chức năng như CSGT xử phạt nặng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (Nghị định 100) được chỉnh sửa, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Cụ thể, theo khoản 4, Điều 5 Nghị định 100, hành vi dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ,... sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.

Còn nếu gầm cầu vượt nằm trên đường cao tốc thì hành vi dừng đỗ xe ở vị trí này còn bị phạt rất nặng ở mức 6-8 triệu đồng theo khoản 6, Điều 5 Nghị định 100 với hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định, đồng thời tước GPLX 2-4 tháng.

Trường hợp dừng, đỗ xe trong đó có dừng đỗ ở vị trí gầm cầu vượt gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt với mức 10-12 triệu đồng theo khoản 7, Điều 5 Nghị định 100. Hình thức xử phạt bổ sung là tước GPLX 2-4 tháng.

Theo đánh giá, mức xử phạt đối với hành vi đỗ ô tô dưới gầm cầu vượt ở mức 1-2 triệu đồng như quy định hiện hành là khá cao so với mức chung của lỗi dừng đỗ phương tiện nói chung khi các lỗi liên quan đến hành vi này chủ yếu dao động ở mức 200 nghìn đến 1 triệu đồng.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc gửi bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lái xe hybrid thế nào để tiết kiệm nhiên liệu?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu hao nhiên liệu của các mẫu xe hybrid, trong đó lớn nhất có thể kể tới thói quen lái xe của tài xế.

Trong dịp lễ đông đúc, Lái xe trên cao tốc cần để ý gì để tránh tai nạn liên hoàn

Việc đảm bảo các an toàn khi đi trên cao tốc là một chủ đề tranh cãi không hồi kết bởi nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên người lái cũng nên lưu ý các vấn đề sau để hoàn tất một chuyến đi suôn sẻ.

Cách đổi giấy phép lái xe trực tuyến 2023

Thay vì đến cơ quan chức năng thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe, người dân có thể thực hiện thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe online để tiết kiệm thời gian.

Làm gì để tránh nguy hiểm khi lái xe trên đèo dốc vào mùa mưa?

Miền Bắc đang trong chuỗi ngày mưa kéo dài, lái xe trên đường đèo dốc cần tuân thủ những nguyên tắc để đảm bảo an toàn cho người và xe.

Những điều tài xế cần lưu ý khi lái xe trong thời tiết nắng nóng

Với thời tiết nắng nóng của mùa hè, các tài xế cần quan tâm chiếc xe hơn để việc sử dụng hàng ngày được đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro không đáng có.

Có thể bạn quan tâm

  • Những bộ phận ô tô dễ hỏng hóc khi đi xa và cách xử lý
    Những bộ phận ô tô dễ hỏng hóc khi đi xa và cách xử lý
    Một trong những bộ phận thường xuyên gặp sự cố và có thể khiến ô tô bị nằm đường trong những chuyến đi xa chính là dây đai cam, hay còn gọi là dây curoa. Việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ dây đai cam là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn và tránh những sự cố không mong muốn trên đường.
  • Có nên để bình nhiên liệu ô tô cạn kiệt mới đổ thêm?
    Có nên để bình nhiên liệu ô tô cạn kiệt mới đổ thêm?
    Nhiều tài xế có thói quen để bình nhiên liệu cạn kiệt thì mới đổ thêm xăng hoặc dầu, điều này không hề tốt cho chiếc xe của bạn, sẽ dẫn tới hư hỏng nhiều bộ phận và tiềm ẩn nguy hiểm khi tham gia giao thông.
  • Không nên lạm dụng đèn khẩn cấp khi trời mưa lớn tại sao?
    Không nên lạm dụng đèn khẩn cấp khi trời mưa lớn tại sao?
    Bật đèn khẩn cấp sẽ khiến người phía sau không biết xe phía trước rẽ theo hướng nào, thay đổi lộ trình ra sao để có thể xử lý tay lái. Đèn khẩn cấp được thiết kế chỉ để dùng trong những trường hợp khẩn cấp nhưng trên thực tế rất nhiều người dùng sai loại đèn này.
  • Khám phá Auto Hold: Mẹo sử dụng để trải nghiệm lái xe mượt mà
    Khám phá Auto Hold: Mẹo sử dụng để trải nghiệm lái xe mượt mà
    Chức năng Auto Hold, một công nghệ hiện đại và hữu ích trong việc giữ phanh tay tự động. Được xem như một "bùa hộ mệnh" cho tài xế, Auto Hold giúp đảm bảo an toàn tối đa khi điều khiển phương tiện. Chức năng này không chỉ tăng cường sự tiện lợi mà còn giúp giảm căng thẳng cho người lái, đặc biệt trong các tình huống dừng đèn đỏ hoặc kẹt xe.
  • Ưu và nhược điểm của xe ô tô dẫn động cầu trước FWD - cầu sau RWD
    Ưu và nhược điểm của xe ô tô dẫn động cầu trước FWD - cầu sau RWD
    Cùng với hệ thống động cơ, truyền lực, chuyển động, lái, phanh,.... các hệ dẫn động cũng là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của xe và thường được người dùng quan tâm nhiều