Ưu nhược điểm của camera lùi và cảm biến lùi, có gì khác nhau?

Thứ Tư, 10/04/2024 - 17:10 - linhltm

Ngày nay, những thiết bị như camera lùi hoặc cảm biến lùi đang dần thay thế cho sản phẩm gương chiếu hậu. Đây là 2 thiết bị công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn, giúp bạn dễ dàng lùi xe trong lúc tham gia giao thông. Vậy chúng có gì khác nhau?

Ngày nay, có nhiều thiết bị hỗ trợ lái xe tăng khả năng quan sát khi lùi xe, phòng ngừa tai nạn do người đi bộ hoặc trẻ em cắt ngang phía sau đó là camera lùi và cảm biến lùi. Việc phân biệt cảm biến lùi và camera lùi của ô tô giúp người lái hiểu rõ hơn sự khác biệt về chức năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cả hai, từ đó lựa chọn được thiết bị phù hợp để lắp đặt cho chiếc xe.

Cảm biến lùi ô tô

Cảm biến lùi giúp người lái nhận biết được những vật cản không thể nhìn thấy qua gương chiếu hậu bằng âm thanh báo hiệu hoặc thông qua màn hình. Nhờ đó, người lái có thể hạn chế tối đa va chạm do vị trí điểm mù ô tô khi lùi xe, giúp quá trình dừng đỗ an toàn hơn.

Cảm biến lùi và camera lùi đều là những công cụ hỗ trợ quá trình lùi xe. (Ảnh minh họa).

Cảm biến lùi được chia thành hai loại là cảm biến siêu âm và cảm biến điện từ. Nhìn chung, một bộ cảm biến lùi của xe ô tô có 3 thành phần chính sau:

Cảm biến siêu âm hoặc cảm biến điện từ.

Bộ điều khiển.

Màn hình hoặc còi báo động.

Bộ cảm biến lùi xe ô tô có những chức năng chính:

Đo chính xác khoảng cách từ vị trí đuôi xe đến chướng ngại vật gần nhất, từ đó giúp người lái có hướng xử lý thích hợp để lùi xe an toàn.

Khi lùi xe đến khoảng cách giới hạn, cảm biến lùi có thể phát ra âm thanh cảnh báo nhanh nhắc nhở người lái chú ý phanh gấp.

Âm thanh cảnh báo bằng giọng nói của cảm biến lùi xe ô tô cũng có thể lặp lại nhiều lần để nhắc nhở người đi đường chú ý.

Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của bộ cảm biến lùi phụ thuộc chủ yếu vào nguyên lý cảm biến điện từ hoặc cảm biến siêu âm. Bất cứ khi nào người lái lùi xe, thiết bị cảm biến lùi cũng sẽ được kích hoạt. Bộ điều khiển gửi tín hiệu đến bộ cảm biến để phát ra các sóng điện từ hoặc siêu âm.

Khi những sóng này chạm vào các vật cản gần, chúng sẽ phản xạ lại và được tiếp nhận bởi bộ cảm biến, từ đó ước lượng được khoảng cách từ xe đến chướng ngại vật. Khi ô tô di chuyển về phía vật cản, hệ thống báo động sẽ đưa ra cảnh báo cho tài xế thông qua màn hình hoặc âm thanh.

- Ưu điểm

Ưu điểm của cảm biến đỗ xe đó là tính chính xác. Tính năng này có mức độ phổ biến hơn so với camera lùi và đang dần trở thành trang bị theo tiêu chuẩn trên nhiều mẫu ô tô.

Cảm biến lùi xác định khoảng cách giữa xe của các bác với môi trường xung quanh thông qua công nghệ siêu âm. Khi xe đến quá gần và có nguy cơ gây va chạm với các vật thể, phương tiện hoặc người nào đó, hệ thống này sẽ phát ra cảnh báo giúp tài xế nhận biết và điều chỉnh lại việc lái xe của mình.

- Nhược điểm

Ngày nay, tùy từng dòng xe, phiên bản mà nhà sản xuất sẽ trang bị cảm biến phía trước, sau hoặc cả phía trước lẫn phía sau, mang lại trải nghiệm an toàn hơn cho người lái. Tuy nhiên, dù cảm biến đỗ xe có tính chính xác cao về mặt khoảng cách, nhưng trong quá trình đỗ, lùi xe, các bác vẫn phải làm theo cảm tính vì không được cung cấp hình ảnh chi tiết qua màn hình để theo dõi.

Camera lùi ô tô

Đây là một loại camera đặc biệt được sản xuất chuyên dụng để gắn vào đuôi xe ô tô, hỗ trợ việc lùi xe và giảm điểm mù phía sau. Camera lùi cung cấp hình cảnh trực quan đến người lái, giúp người lái nắm bắt cụ thể tình hình phía sau xe.

Camera lùi ô tô gồm một camera góc rộng nhỏ được gắn ở phía sau xe có kết nối với màn hình thông minh ngay trên bộ điều khiển ở phía trước người lái. Camera lùi thường được lắp đặt rất kín đáo, có thể ở trong cản xe ô tô, gần biển số, nắp cốp xe...

Camera lùi ô tô truyền tải trực tiếp hình ảnh cho người lái. (Ảnh minh họa).

Camera lùi ô tô là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người lái không chỉ trong quá trình lùi xe mà trong suốt hành trình di chuyển. Nó có những chức năng sau đây:

Tự động khởi động khi người lái cài số lùi.

Truyền tải hình ảnh trực quan rõ nét về khu vực phía sau ô tô đến người lái thông qua màn hình hiển thị.

Camera góc rộng giúp quan sát khoảng lớn khu vực sau xe, kể cả bên trái và bên phải.

Sử dụng tia hồng ngoại để bắt được hình ảnh sau xe ngay cả vào ban đêm.

Nguyên lý hoạt động của camera lùi ô tô rất đơn giản. Hệ thống gồm camera góc rộng đằng sau xe được kết nối với màn hình hiển thị phía trước. Khi người lái cài số lùi, hệ thống sẽ tự động bật camera lùi phía sau và truyền tải hình ảnh thu được một cách rõ ràng về màn hình hiển thị. Từ đó, người lái nắm được tình hình cụ thể ở khu vực đằng sau đuôi xe - nơi không thể quan sát được qua gương chiếu hậu, giúp người lái tự tin hơn trong quá trình lùi đỗ.

- Ưu điểm

Ưu điểm của camera lùi là tầm nhìn, cung cấp hình ảnh sau xe theo thời gian thực trên màn hình một cách chính xác, trực quan. Do vậy, người lái dễ dàng nhận biết chính xác nhất tình hình phía sau xe.

Camera lùi cung cấp hình ảnh sau xe theo thời gian thực trên màn hình một cách chính xác, trực quan.Camera lùi cung cấp hình ảnh sau xe theo thời gian thực trên màn hình một cách chính xác, trực quan.

- Nhược điểm

Mặc dù có tính chính xác cao về hình ảnh được ghi nhận, tuy nhiên nếu không có sự hỗ trợ của cảm biến phía sau, các bác vẫn phải tự ước lượng khoảng cách.

Kết quả nghiên cứu từ Viện bảo hiểm an toàn xa lộ Mỹ cho biết, camera lùi hỗ trợ người lái hiệu quả hơn cảm biến đỗ xe và thậm chí là khi kết hợp cả 2 tính năng bởi hầu hết mọi người chú ý đến những gì hiển thị trên màn hình hơn là hướng dẫn từ cảm biến.

Điểm giống nhau

Cả cảm biến lùi ô tô và camera lùi ô tô đều là những thiết bị cảnh báo giúp người lái quan sát được khu vực phía sau xe.

Cả hai thiết bị đều hỗ trợ quan sát những điểm mù của xe ô tô, những góc mà không thể quan sát được chỉ với gương chiếu hậu.

Giúp người lái nhận biết được phía sau xe hiện đang có vật cản nào, từ đó có hướng xử lý để có thể lùi xe an toàn, giảm thiểu va chạm không cần thiết.

Điểm khác nhau

Có sự khác nhau giữa cảm biến lùi và camera lùi trong cấu tạo, chức năng, cách báo hiệu...

  Cảm biến lùi Camera lùi
Chức năng Ước lượng khoảng cách từ xe đến vật cản thông qua sóng âm hoặc sóng điện từ. Truyền tải chính xác những gì đang xuất hiện đằng sau xe trong khi lùi xe, cả về khoảng cách và hình ảnh.
Cấu tạo Gồm có cảm biến siêu âm hoặc cảm biến điện từ kết nối với màn hình và chuông báo động. Gồm có camera góc rộng kết nối với màn hình hiển thị ở bảng điều khiển hoặc tích hợp với gương chiếu hậu
Cách báo hiệu Cảnh báo cho người lái khi đang tiến lại quá gần vật cản bằng còi báo động hoặc hiển thị trên màn hình. Truyền tải hình ảnh phía sau, người lái nhìn nhận và phán đoán để xử trí.
Nhược điểm Không nhận diện được những vật cản quá thấp hoặc quá nhỏ. Không có hệ thống chuông cảnh báo, tất cả phụ thuộc vào phán đoán của người lái sau khi nhận được hình ảnh.

Kết luận

Cả camera lùi và cảm biến đỗ xe đều sở hữu những nhược điểm riêng, không có cái nào tốt vượt hẳn cái nào. Do vậy, nếu buộc phải lựa chọn 1 trong 2 thì các bác có thể đưa ra quyết định dựa trên sở thích cá nhân. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì thay vì chỉ lắp hoặc sử dụng camera lùi hoặc cảm biến đỗ xe, việc kết hợp cả 2 tính năng này sẽ giúp các bác tận dụng triệt để ưu điểm của cả 2, lái xe an toàn hơn. Khi lắp thêm, các bác nên kiểm tra chất lượng và khả năng tương thích với xe của mình. Công nghệ tốt nhất cũng sẽ vô dụng nếu không hoạt động như dự định hoặc không phù hợp nhất với chiếc xe được lắp.

Camera lùi và cảm biến lùi hiện là trang bị tiêu chuẩn trên rất nhiều dòng xe như Toyota Corolla Cross, Ford Everest, Mitsubishi Xpander, Mazda CX-5, Kia Seltos...

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Tác dụng của túi khí và nguyên lý hoạt động

Túi khí là một hệ thống an toàn hạn chế bổ sung trên xe tác động đến hành khách bên trong nhằm bảo vệ khỏi những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm. Túi khí được thiết kế để phồng lên cực kỳ nhanh, sau đó nhanh chóng xẹp xuống khi va chạm.

Các đời xe KIA Seltos: lịch sử hình thành, các thế hệ

KIA Seltos là dòng SUV cỡ nhỏ được sản xuất và trình làng vào giữa năm 2019. Seltos được định vị nằm giữa Soul và Sportage trong danh mục xe SUV toàn cầu của nhà KIA. Gia nhập vào thị trường được gần 3 năm, chiếc xe đã có 3 phiên bản được sản xuất và bán tại các quốc gia khác nhau.

Cảm biến khối lượng khí nạp MAF: Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động

Cảm biến khối lượng khí nạp - MAF (Mass Air Flow Sensor) là cảm biến vô cùng quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ ô tô. Để hiểu chi tiết về cảm biến

Những điểm khác biệt giữa vô lăng xe đua và xe phổ thông

Vô-lăng xe đua F1 có hình dạng khác biệt so với vô-lăng thường để tiết kiệm diện tích cũng như giúp tay đua dễ dàng điều khiển, sử dụng các nút bấm.

Các đời xe Volkswagen T-Cross: lịch sử hình thành, các thế hệ

Volkswagen T-Cross là một chiếc crossover SUV cỡ nhỏ (phân khúc B) được sản xuất bởi nhà sản xuất ô tô đến từ Đức.

Có thể bạn quan tâm

  • Làm quen với chế độ Eco xu hướng mới trên các dòng xe hiện đại
    Làm quen với chế độ Eco xu hướng mới trên các dòng xe hiện đại
    Gần đây, nhiều mẫu xe đời mới ra mắt tại thị trường Việt Nam đã được trang bị chế độ lái Eco, được quảng bá như một giải pháp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả. Điều này nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo khách hàng, đặc biệt trong bối cảnh giá xăng liên tục tăng cao. Vậy chế độ lái Eco thực chất là gì, và hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu mà nó mang lại có thực sự đáng kể?
  • Lịch sử các đời xe Honda Accord trên thế giới và Việt Nam
    Lịch sử các đời xe Honda Accord trên thế giới và Việt Nam
    Honda Accord là một trong những dòng xe biểu tượng, có lịch sử lâu đời nhất của thương hiệu. Trải qua hơn 45 năm với 10 thế hệ cải tiến liên tục, Accord không ngừng khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp ô tô.
  • Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe ô tô Subaru
    Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe ô tô Subaru
    Subaru là một thương hiệu mang dấu ấn rất riêng, với phong cách độc đáo và những giá trị cốt lõi không thể nhầm lẫn. Subaru luôn đặc biệt chú trọng đến yếu tố an toàn, một trong những yếu tố then chốt giúp hãng xây dựng danh tiếng vững chắc.
  • Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe Jeep
    Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe Jeep
    Jeep là một trong những thương hiệu xe đáng chú ý nhất trên toàn cầu, đặc biệt trong phân khúc xe địa hình và xe thể thao đa dụng. Được ra đời vào năm 1941, Jeep không chỉ là biểu tượng của sự bền bỉ và khả năng vượt địa hình xuất sắc, mà còn là đại diện cho tinh thần mạnh mẽ, táo bạo của ngành công nghiệp ô tô Mỹ.
  • Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Jeep Wrangler
    Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Jeep Wrangler
    Lịch sử của thương hiệu Jeep, vốn có nguồn gốc từ hai mẫu xe quân sự Willys MB và Ford GPW được phát triển đặc biệt cho Thế chiến II. Tên gọi đầy đủ của mẫu xe này là US Army Truck, 1/4-ton, 4×4, Command Reconnaissance, nhưng trong thực tế, nó nhanh chóng được các binh lính gọi đơn giản là "Jeep".