IAT là gì? Chức năng, cấu tạo và nguyên lý của IAT

Thứ Năm, 14/12/2023 - 14:45 - hoangvv

Cảm biến nhiệt độ khí nạp iat là gì? Đây là loại cảm biến hỗ trợ đưa ra những giải pháp vận hành xe dựa trên các thông số về nhiệt độ không khí bên trong và

Cảm biến nhiệt độ khí nạp iat là gì? Đây là loại cảm biến hỗ trợ đưa ra những giải pháp vận hành xe dựa trên các thông số về nhiệt độ không khí bên trong và bên ngoài xe. Bài viết này sẽ gửi đến các bạn “tất tần tật” thông tin về cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT (Intake Air Temperature) với tên gọi khác THERMAL AIR(THA). Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

  • Chức năng của cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì
  • Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ khí nạp Iat
  • Những điều cần biết về khí nạp Iat

Chức năng của cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì

Cảm biến nhiệt độ khí nạp được dùng để đo nhiệt độ khí nạp vào động cơ và gửi về hộp ECU để ECU thực hiện hiệu chỉnh:

Hiệu chỉnh thời gian phun theo nhiệt độ không khí: Bởi ở nhiệt độ không khí thấp mật độ không khí sẽ đặc hơn, và ở nhiệt độ cao mật độ không khí sẽ thưa hơn (ít ô xy hơn)

  • Nếu nhiệt độ thấp thì ECU sẽ hiệu chỉnh tăng thời gian phun nhiên liệu.
  • Nếu nhiệt độ cao thì ECU sẽ hiệu chỉnh giảm thời gian phun nhiên liệu.

Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm theo nhiệt độ không khí: Bởi nếu nhiệt độ khí nạp thấp thì thời gian màng lửa cháy lan ra trong buồng đốt sẽ chậm hơn khi nhiệt độ khí nạp cao

  • Nếu nhiệt độ thấp thì ECU sẽ hiệu chỉnh tăng góc đánh lửa sớm.
  • Nếu nhiệt độ cao thì ECU sẽ hiệu chỉnh giảm góc đánh lửa sớm.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ khí nạp Iat

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT (Intake Air Temperature Sensor) là một cảm biến quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ đốt trong. Cảm biến này có nhiệm vụ đo nhiệt độ của không khí đi vào động cơ. Thông tin này sau đó được truyền đến ECU để ECU điều chỉnh lượng nhiên liệu cần phun để đảm bảo tỷ lệ hoà khí tối ưu.

Cấu tạo

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT bao gồm các thành phần chính sau:

  • Ống dẫn khí nạp: Ống dẫn khí nạp được nối với đường ống nạp của động cơ.
  • Cảm biến nhiệt độ: Cảm biến nhiệt độ là một điện trở biến trở. Điện trở của cảm biến sẽ thay đổi theo nhiệt độ của không khí.
  • Mạch điện tử: Mạch điện tử sẽ chuyển đổi tín hiệu điện từ cảm biến nhiệt độ thành tín hiệu điện áp.

Nguyên lí hoạt động của cảm biến nhiệt độ khí nạp

Khi không khí đi qua ống dẫn khí nạp, không khí sẽ làm mát cảm biến nhiệt độ. Điện trở của cảm biến sẽ thay đổi theo nhiệt độ của không khí. Mạch điện tử sẽ chuyển đổi tín hiệu điện từ cảm biến nhiệt độ thành tín hiệu điện áp.

ECU sẽ nhận tín hiệu điện áp này và sử dụng để điều chỉnh lượng nhiên liệu cần phun. Khi nhiệt độ không khí tăng lên, điện trở của cảm biến sẽ giảm xuống. ECU sẽ nhận tín hiệu này và phun thêm nhiên liệu vào động cơ để đảm bảo tỷ lệ hoà khí tối ưu.

Những điều cần biết về khí nạp Iat

Cảm biến nhiệt độ khí nạp là một trong những hệ thống cảm biến quan trọng của xe hơi. Theo như tên gọi, cảm biến IAT (Intake Air Temperature) có tác dụng xác định nhiệt độ khí nạp bên trong xe. Nếu bạn sử dụng mà không biết hết về nó thì sẽ không mang lại hiệu quả cao. Cùng đi vào chi tiết với VATC dưới đây nhé!

Thông số kĩ thuật của cảm biến nhiệt độ khí nạp

Ở nhiệt độ 25 ̊c thì Rcb= 1KΩ – 1.6 KΩ.

Sơ đồ mạch điện của cảm biến nhiệt độ khí nạp iat

Vị trí của cảm biến nhiệt độ khí nạp

– Nằm chung với MAP,MAF

Thông tin cảm biến khí nạp ô tô

– Năm rời bên ngoài ( gần bầu lọc gió).

Cách thức kiểm tra và đo kiểm cảm biến nhiệt độ khí nạp

– Đo bằng cách dùng máy sấy tóc hơ vào cảm biến, lấy đồng hồ đo sự thay đổi điện trở của cảm biến.

  • Nếu kim đồng hồ đo có sự thay đổi, chứng tỏ cảm biến đang hoạt động tốt.
  • Nếu kim đồng hồ không có sự thay đổi thì có thể cảm biến đã bị hư hỏng.

So sánh với bảng giá trị điện trở thay đổi theo nhiệt độ của cảm biến để kiểm tra cho chính xác.

Các hư hỏng thường gặp của cảm biến nhiệt độ khí nạp

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT có thể bị hỏng do các nguyên nhân sau:

  • Tuổi thọ cao: Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT có tuổi thọ trung bình khoảng 100.000 km.
  • Tác động của nhiệt độ và độ ẩm: Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT có thể bị hỏng do nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • Vết bẩn và dầu mỡ: Vết bẩn và dầu mỡ có thể bám vào cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT, khiến cảm biến không thể hoạt động chính xác.

Kinh nghiệm thực tế khi sửa chữa cảm biến nhiệt độ khí nạp iat

– Thường bị dính bẩn. (Có thể vệ sinh bằng RP7, tuyệt đối không được dùng vòi hơi sịt vì nó thường nằm chung với MAF).

– Cảm biến nhiệt độ không khí nạp Intake Air Temperature (IAT) khi bị lỗi cảm biến nhiệt độ không khí nạp động cơ cũng không ảnh hưởng nhiều tới công suất, cảm giác máy nổ không có gì khác là mấy.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Cách sử dụng điều hòa ô tô hiệu quả trong thời tiết nồm ẩm

Trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, việc vận hành điều hòa ô tô không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ hư hỏng hệ thống, gây ẩm mốc nội thất và phát sinh chi phí sửa chữa không đáng có.

Vì sao vô lăng tự trả lái khi vào cua?

Khi xoay vô lăng, bánh xe sẽ chạy theo đường cong nhờ lực hướng tâm, sau đó cơ cấu sẽ tạo ra lực ly tâm để tự trả lái.

Hệ thống treo khí nén Mercedes: Cách hoạt động, ưu nhược điểm và tuổi thọ

Hệ thống treo khí nén trên các dòng xe Mercedes-Benz được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công nghệ giảm xóc và tối ưu hóa trải nghiệm lái. Trong bài viết này, VATC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm cũng như những vấn đề thường gặp của hệ thống treo khí nén trên các dòng xe Mercedes-Benz.

Lịch sử Ford Mustang Mach 1: Du hành thời gian với tốc độ âm thanh

Ford Mustang Mach 1 đã ra mắt vào năm 1969, bị kẹt cho đến năm 1976 và trở lại vào năm 2003

Lịch sử và phát triển của xe ô tô điện: Từ ngày đầu tiên đến hiện tại

Dù mới phát triển mạnh mẽ trong một thập kỷ qua, ít ai biết rằng lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô điện hình thành từ thế kỷ thứ 19 và đã có hơn 100 năm lịch sử.

Có thể bạn quan tâm

  • Bí quyết nhận biết ô tô từng bị ngập nước mà không phải ai cũng biết!
    Bí quyết nhận biết ô tô từng bị ngập nước mà không phải ai cũng biết!
    Bên cạnh các yếu tố như từng gặp va chạm hay tai nạn, việc ô tô từng bị ngập nước cũng là một vấn đề khiến nhiều người đặc biệt quan tâm và e ngại khi cân nhắc mua xe cũ.
  • Điều khiển hệ thống đánh lửa: Nguyên lý hoạt động và ứng dụng thực tế
    Điều khiển hệ thống đánh lửa: Nguyên lý hoạt động và ứng dụng thực tế
    Hệ thống đánh lửa đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hiệu suất động cơ, đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra chính xác và hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ ô tô, các hệ thống đánh lửa ngày càng hiện đại, tích hợp các phương pháp điều khiển tiên tiến giúp cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải và nâng cao độ bền động cơ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên lý hoạt động, các loại hệ thống đánh lửa phổ biến, cùng những công nghệ điều khiển hiện đại đang được ứng dụng trên các mẫu xe ngày nay.
  • Thuê xe tự lái Tết này: Khám phá ưu, nhược điểm trước khi quyết định!
    Thuê xe tự lái Tết này: Khám phá ưu, nhược điểm trước khi quyết định!
    Thuê xe tự lái trong các kỳ nghỉ dài mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro quan trọng mà người thuê cần xem xét kỹ lưỡng.
  • Những trường hợp cấm vượt xe ô tô dù không có biển báo
    Những trường hợp cấm vượt xe ô tô dù không có biển báo
    Vượt xe là một tình huống giao thông xảy ra khi phương tiện phía sau di chuyển lên trước phương tiện phía trước. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, các phương tiện phải vượt về bên trái, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế, không khó để bắt gặp những trường hợp tài xế vượt xe không an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn và vi phạm quy định giao thông.
  • 6 phụ kiện ô tô phổ biến nhưng gây hại bạn có đang sử dụng?
    6 phụ kiện ô tô phổ biến nhưng gây hại bạn có đang sử dụng?
    Đối với những người mới sở hữu ô tô, việc lắp đặt phụ kiện một cách thiếu cân nhắc, không hiểu rõ tác dụng hoặc hậu quả, dễ dẫn đến tình trạng hối tiếc sau một thời gian sử dụng do những hư hỏng phát sinh.