Tranh cãi quanh xe tự lái: Đột phá công nghệ hay hiểm họa tiềm ẩn?

Thứ Bảy, 10/05/2025 - 14:28 - tienkm

Dù đang là xu hướng được nhiều quốc gia đầu tư mạnh mẽ, công nghệ xe tự lái đang đối mặt với không ít áp lực sau hàng loạt vụ tai nạn gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Thực tế này buộc các cơ quan quản lý tại nhiều nước phải siết chặt hơn các quy định giám sát và thử nghiệm, nhằm đảm bảo an toàn trước khi đưa vào vận hành rộng rãi.

Đội xe không tự lái của hãng robotaxi Cruise tại Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, chính phủ Mỹ vừa có động thái cởi mở nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của ngành công nghiệp xe tự lái, thông qua việc nới lỏng một số quy định an toàn truyền thống vốn chỉ áp dụng cho xe có người điều khiển. Cụ thể, các yêu cầu như bắt buộc phải trang bị gương chiếu hậu, vô-lăng hay bàn đạp phanh những chi tiết vốn không còn cần thiết với xe tự lái cấp độ cao – sẽ được cân nhắc miễn trừ trong thời gian tới.

Động thái này được đánh giá là bước tiến quan trọng nhằm mở đường cho các công ty công nghệ và sản xuất ô tô đang đẩy mạnh triển khai dịch vụ taxi tự hành (robotaxi) tại các bang như California, Texas và Arizona. Những cái tên dẫn đầu xu hướng này tại Mỹ bao gồm Waymo (thuộc Alphabet), Cruise (thuộc GM) và Zoox (thuộc Amazon).

Tại châu Á, Trung Quốc nổi lên như một cường quốc đi đầu trong lĩnh vực xe tự hành. Không chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp lớn như XPeng, NIO và BYD triển khai thử nghiệm công nghệ tự lái, chính phủ Trung Quốc còn chủ động đầu tư vào hạ tầng đồng bộ phục vụ xe tự hành như đường thông minh, cảm biến hạ tầng và các khu công nghiệp sản xuất chip chuyên biệt. Một ví dụ điển hình là dự án phát triển hệ sinh thái xe tự động trị giá 2,3 tỷ USD tại thành phố Vũ Hán, được công bố vào cuối năm 2024.

Nhật Bản và Singapore cũng ghi dấu ấn đáng kể trong cuộc đua công nghệ này. Nhật Bản đã cho phép xe tự hành cấp độ 4 (xe vận hành hoàn toàn tự động trong các khu vực nhất định) đi vào hoạt động từ tháng 4/2023, trong khi Singapore chính thức đưa vào vận hành xe minibus tự lái đầu tiên từ tháng 6/2024.

Theo các chuyên gia trong ngành, công nghệ tự lái cấp độ cao – với khả năng xử lý phanh, đánh lái và duy trì làn đường một cách độc lập – sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu va chạm giao thông do lỗi con người, vốn là nguyên nhân chiếm đa số trong các vụ tai nạn hiện nay.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ bản sao số (Digital Twins) kết hợp cùng trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phổ biến, cho phép mô phỏng các tình huống giao thông phức tạp trong môi trường ảo để kiểm chứng và hoàn thiện khả năng phản ứng của hệ thống tự lái trước khi triển khai thực tế.

Vẫn còn nhiều tranh cãi về tính an toàn

Dù được kỳ vọng cao, xe tự lái vẫn đang đối mặt với không ít lo ngại, đặc biệt về tính an toàn. Nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra những năm gần đây đã khiến công chúng hoài nghi về khả năng thay thế hoàn toàn con người của công nghệ này.

Một chiếc xe tự lái đang vận hành thử nghiệm trên đường phố Santa Monica, Los Angeles.

Thị trường xe tự lái toàn cầu đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ, nhưng cũng đồng thời đối mặt với hàng loạt thách thức liên quan đến an toàn vận hành và sự chấp nhận của người tiêu dùng.

Gần đây nhất, vào tháng 3/2025, một vụ tai nạn nghiêm trọng tại Trung Quốc liên quan đến mẫu sedan điện tự lái Xiaomi SU7 đã khiến 3 người thiệt mạng, làm dấy lên những lo ngại về mức độ an toàn của xe tự hành trong điều kiện giao thông thực tế.

Trước đó, vào cuối năm 2023, Cruise – công ty vận hành dịch vụ taxi không người lái thuộc tập đoàn General Motors – đã bị Sở quản lý phương tiện cơ giới bang California (Mỹ) yêu cầu đình chỉ hoạt động 50% đội xe sau hai vụ va chạm xảy ra liên tiếp trong một buổi tối ngày 17/8. Dù không gây thiệt hại về người, nhưng các sự cố này đã đặt dấu hỏi lớn về tính ổn định và khả năng phản ứng kịp thời của hệ thống điều khiển tự động.

Một trong những tai nạn đầu tiên và gây chấn động nhất liên quan đến xe tự lái từng xảy ra vào năm 2018 tại bang Arizona (Mỹ). Khi đó, một chiếc SUV tự lái thử nghiệm của Uber đã đâm tử vong một người phụ nữ đang dắt xe đạp băng qua đường. Dù có tài xế an toàn ngồi sau vô-lăng, nhưng người này lại đang mất tập trung vì sử dụng điện thoại. Hậu quả, tài xế bị kết án 3 năm quản chế và vụ việc đã buộc Uber tạm ngưng toàn bộ chương trình thử nghiệm xe tự lái trong một thời gian dài.

Trước làn sóng tai nạn và sự cố liên quan đến xe tự lái, chính phủ Trung Quốc đã phản ứng nhanh bằng việc thắt chặt khung pháp lý. Một loạt quy định mới đã được ban hành, trong đó cấm người dùng phổ thông tham gia thử nghiệm tính năng tự hành, ngăn chặn việc triển khai các chức năng không giám sát như đỗ xe từ xa, và bắt buộc các hệ thống giám sát tài xế phải luôn hoạt động. Đồng thời, các bản cập nhật phần mềm điều khiển xe tự lái qua mạng (OTA) cũng sẽ được quản lý nghiêm ngặt như các đợt triệu hồi kỹ thuật chính thức.

Trong khi đó, Mỹ lại đang theo đuổi hướng tiếp cận mềm dẻo hơn. Cơ quan quản lý liên bang đề xuất cắt giảm một số yêu cầu báo cáo sự cố, đồng thời cho phép miễn trừ các quy định an toàn truyền thống đối với xe không người lái – bao gồm cả việc không cần trang bị gương chiếu hậu hay vô-lăng. Tuy nhiên, tại cấp bang, California – nơi được xem là trung tâm công nghệ tự lái – lại thể hiện quan điểm thận trọng. Bang này đang đề xuất quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt hơn dành cho xe tải tự hành hạng nặng, yêu cầu phương tiện phải hoàn tất quãng đường thử nghiệm tối thiểu 800.000 km mới đủ điều kiện tham gia giao thông công cộng.

Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật và pháp lý, rào cản lớn không kém chính là tâm lý người tiêu dùng. Theo khảo sát của tổ chức AAA Foundation (Mỹ) công bố năm 2024, có tới 66% người được hỏi bày tỏ sự e ngại với xe tự lái, trong khi chỉ 9% hoàn toàn tin tưởng vào công nghệ này. So với năm 2022, tỷ lệ người dùng đặt niềm tin vào xe tự hành đã giảm gần một nửa, cho thấy niềm tin của công chúng đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi các sự cố thực tế. Dù vậy, các tính năng hỗ trợ lái đơn lẻ như phanh khẩn cấp tự động hay hỗ trợ giữ làn đường vẫn tiếp tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi, cho thấy người dùng sẵn sàng tiếp cận từng bước với công nghệ, thay vì tin tưởng hoàn toàn vào khả năng tự lái toàn phần trong giai đoạn hiện tại.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Hướng dẫn chọn phụ kiện ô tô thông minh giúp nâng tầm trải nghiệm xe mới

Rất nhiều tính năng hấp dẫn lại chỉ có sẵn dưới dạng các tùy chọn trả thêm phí, điều này khiến việc lựa chọn phụ kiện cho chiếc xe mới của bạn trở nên phức tạp hơn.

Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Volkswagen Tiguan

Volkswagen Tiguan là một trong những mẫu xe đáng chú ý đến từ thương hiệu xe Đức. Ra mắt từ năm 2007, Tiguan đã khẳng định vị thế của mình trên toàn cầu với sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu suất và thiết kế.

Tự thay phụ tùng ô tô: 7 điều tưởng đơn giản nhưng dễ mắc sai lầm

Sửa chữa và thay thế linh kiện là mối quan tâm hàng đầu sau khi mua xe. Dù có thể giao trọn cho đại lý chính hãng, nhưng chi phí thường khá cao. Với một chút tìm hiểu, bạn hoàn toàn có thể chủ động và tiết kiệm hơn bằng cách tự chọn mua phụ tùng cho xe.

Làm sao để không mua nhầm xe tua công-tơ-mét?

Những vụ việc khách hàng tố cáo đại lý và showroom ô tô cũ gian lận số công-tơ-mét đang ngày càng gia tăng, khiến nhiều người lo lắng và đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để tránh mua phải những chiếc xe bị can thiệp chỉ số này?

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên ô tô là gì

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS trên ô tô (Anti-Lock Brake System hay còn gọi tắt là phanh ABS) là hệ thống an toàn giúp cho bánh xe không bị bó cứng trong lúc thắng (phanh), chống lại việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường.

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng dẫn xử lý kính chắn gió bị nứt, những sai lầm cần tránh
    Hướng dẫn xử lý kính chắn gió bị nứt, những sai lầm cần tránh
    Kính chắn gió ô tô không chỉ đóng vai trò bảo vệ người ngồi trong xe khỏi tác động của thời tiết và ngoại lực mà còn đảm bảo tầm nhìn rõ ràng cho người lái. Khi kính bị rạn nứt, không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của xe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan sát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi di chuyển. Vậy trong trường hợp kính chắn gió bị nứt, rạn, phương án xử lý nào là tối ưu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn khắc phục tình huống này một cách hiệu quả.
  • Đừng lắp cảm biến áp suất lốp nếu chưa biết điều này
    Đừng lắp cảm biến áp suất lốp nếu chưa biết điều này
    Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là công cụ hỗ trợ quan trọng, giúp người lái theo dõi áp suất và nhiệt độ lốp theo thời gian thực để đảm bảo an toàn khi vận hành. Tuy nhiên, nếu quá trình lắp đặt không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc sử dụng sản phẩm kém chất lượng, thiết bị này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất vận hành của xe, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây hư hại cho các bộ phận liên quan như lốp, vành và hệ thống treo.
  • Giải mã hiện tượng cặn Cacbon trên động cơ phun trực tiếp
    Giải mã hiện tượng cặn Cacbon trên động cơ phun trực tiếp
    Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng tích tụ cặn cacbon trong động cơ phun xăng trực tiếp là do nhiên liệu và các chất tẩy rửa phụ gia không tiếp xúc trực tiếp với mặt sau của van nạp, khiến cặn bẩn không được rửa trôi trong quá trình vận hành.
  • 12 lỗi phổ biến khi bảo dưỡng ô tô tưởng đúng hóa sai
    12 lỗi phổ biến khi bảo dưỡng ô tô tưởng đúng hóa sai
    Trong quá trình sử dụng xe, nhiều người không dành thời gian nghiên cứu kỹ các khuyến nghị từ nhà sản xuất mà thay vào đó lại tin tưởng vào kinh nghiệm truyền miệng. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm và sai sót trong bảo dưỡng, vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và hiệu suất của xe.
  • Những ký hiệu trên kính xe ô tô có ý nghĩa gì? Điều mà ít tài xế biết
    Những ký hiệu trên kính xe ô tô có ý nghĩa gì? Điều mà ít tài xế biết
    Những ký hiệu và con số in trên kính ô tô không chỉ cung cấp thông tin quan trọng về loại kính được sử dụng mà còn phản ánh quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng và các thông số kỹ thuật. Đây là dữ liệu hữu ích giúp người dùng xác định chính xác loại kính khi cần sửa chữa hoặc thay thế kính chắn gió.