Đèn pha và đèn cốt (cos) khác nhau như thế nào

Thứ Sáu, 01/11/2024 - 00:32 - hoangvv

Đèn pha và đèn cos là gì và khác nhau như thế nào, cấu tạo đèn và các loại đèn phổ biến trên xe ô tô hiện nay.

Đèn pha, đèn cốt (cos) là gì?

Đèn pha là đèn chiếu xa, thường được sử sử dụng khi đi đường một chiều, không có xe đi ngược chiều lại hoặc trên cao tốc, đèn pha chiếu xa tới 100m đảm bảo tầm nhìn cho tài xế. Còn đèn cos (cốt) là đèn chiếu gần trong phạm vi 30-45 m, đảm bảo tầm nhìn cho cả tài xế và các xe khác, sử dụng trong khu dân cư hoặc đường hai chiều có xe lưu thông qua lại.

Thay vì đọc là đèn chiếu xa và đèn chiếu gần, hầu hết người Việt đều đọc là pha, cốt. Chữ cốt đôi khi được viết là cos, vậy thực sự hai chữ pha, cốt này xuất phát từ đâu, bởi trong tiếng Việt nó không có nghĩa là xa và gần.

Đèn ôtô vào buổi sơ khai chỉ có một chức năng là chiếu xa, không thể thay đổi khoảng cách dải chiếu sáng. Cụ thể hơn, từ phare trong "les phares d'automobiles" hay “plein phare” - là loại đèn chiếu sáng xa của ô tô. Mặt khác “phare" cũng có nghĩa là ngọn hải đăng - loại đèn có khả năng chiếu ánh sáng rất xa, thường được dùng ngoài khu vực biển. Từ "phare" được đọc tiếng Việt là "pha".

Sau này, khi trong điều kiện chiến tranh, việc chạy buổi tối nếu có ánh sáng chiếu quá xa có thể là điểm yếu của xe, bởi kẻ địch sẽ phát hiện có thể ném bom và pháo. Vì vậy, xe phải cải tiến để có ánh sáng chiếu gần hơn, thấp hơn. Bên cạnh đó, màu sắc của ánh sáng có thể thay đổi để nhận diện xe của phe nào. Loại đèn này vì vậy được gọi là code. Chữ code trong tiếng Pháp và tiếng Anh đều có nghĩa là mật mã, một cách gọi hình tượng. Từ "code" được đọc tiếng Việt là "cốt" hoặc nhiều người ghi là "cos".

Thực tế, kho tàng tiếng Việt rất nhiều từ mượn ở tiếng Pháp. Trên ôtô, xe máy cũng rất phổ biến. Ví dụ: táp-lô (tableau), táp-pi (tapis), vô-lăng (volant), la-zăng (la jante)...

Xem thêm

Phân biệt đèn pha, đèn cốt (cos)

Tiêu chí so sánh Đèn pha Đèn cốt
Tính chất ánh sáng • Chiếu sáng xa, góc chiếu cao và ánh sáng mạnh • Chiếu sáng gần, góc chiếu thấp và ánh sáng vừa đủ
Hoàn cảnh sử dụng • Đường cao tốc, đi nhanh, đường vắng • Đường 1 chiều, không có xe lưu thông ngược lại • Nháy đèn pha khi cần xin sang đường, xin vượt, hoặc nhắc nhở xe ngược chiều hạ đèn pha • Lái xe tốc độ chậm trong đêm tối • Trong khu dân cư, nội thành • Đường di chuyển 2 chiều • Lái xe ban ngày (theo quy định của một số nước khác trên thế giới)
Ký hiệu phân biệt • Kí hiệu của bóng đèn và các luồng sáng chiếu thẳng • Kí hiệu bóng đèn và các luồng sáng hơi chếch về phía dưới

Công nghệ đèn chiếu sáng dùng cho đèn pha, đèn cốt

Đèn Halogen

Đây là công nghệ đèn chiếu sáng được sử dụng gần như nhiều nhất, đa phần được tích hợp sẵn trên nhiều loại xe ô tô chính hãng chất lượng phổ thông. Halogen sử dụng nguyên lý của đèn sợi đốt, có khả năng chịu nhiệt tốt, số giờ chiếu sáng đạt 1000 giờ với công suất 55kW.

Ngoài ra, bóng đèn halogen còn được nhiều người ưa chuộng nhờ giá thành thấp trên thị trường, vì thế chi phí thay thế cũng không đáng kể nếu có hỏng hóc. Bên cạnh đó, đèn sử dụng công nghệ halogen còn có đa dạng mẫu mã, có chế độ pha cốt phù hợp với nhiều mẫu xe ô tô khác nhau.

Tuy nhiên, đèn Halogen lại gặp phải nhược điểm đó là lãng phí năng lượng và nhạy cảm với độ ẩm không khí. Vậy nên cần bảo dưỡng cẩn thận, đồng thời không tự ý thay đèn khi không có kinh nghiệm.

Đèn Xenon

Khác với đèn halogen, đèn xenon không có dây tóc mà chỉ có hai bản điện cực đặt trong môi trường không khí xenon. Ưu điểm của đèn xenon đầu tiên là tuổi thọ đạt 2.000 giờ, tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với halogen. Ánh sáng chiếu ra của đèn xenon có màu xanh, tỏa sáng xa và rộng, rất thích hợp khi chiếu sáng vào ban đêm, đoạn đường vắng, thiếu sự hỗ trợ của đèn đường.

Tuy nhiên, nhược điểm của đèn xenon lại chính là giá thành cao và đa phần được trang bị cho các dòng xe ô tô cao cấp.

Đèn LED

Khả năng phát sáng của đèn LED dựa vào các sợi diode nhỏ khi có dòng điện chạy qua kích hoạt. Một số loại đèn pha led thường có nhiều bóng đèn led nhỏ bên trong, đồng thời có mẫu mã đẹp, hiện đại hơn nên chúng khá linh hoạt trong việc lắp đặt trên nhiều loại xe khác nhau.

Nhược điểm của đèn Led đó là khá nhạy cảm khi ở trong môi trường nhiệt độ cao, ánh sáng phát ra cũng không quá mạnh, nên loại đèn này thường dùng để làm đèn xinhan, hay đèn hậu.

Đèn Laser

Đây là loại đèn pha cốt hiện đại và mới nhất bởi chúng gần như đáp ứng được các nhược điểm mà các loại đèn khác đang mắc phải. Không chỉ phát ra ánh sáng mạnh mẽ mà đèn laser còn có khoảng cách chiếu sáng cao gấp 2 lần đèn pha thông thường.

Tuy nhiên cũng chính vì những công nghệ hiện đại bậc nhất ấy và thường được dùng cho các dòng xe chất lượng cao nên loại đèn này cũng có giá đắt đỏ nhất trong các loại đèn pha cốt. Hiện nay loại đèn pha cốt laser vẫn chưa được sử dụng rộng rãi vì chi phí cao cho mỗi lần thay thế, sửa chữa.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Động cơ quay được sản xuất trở lại tại Mazda

Sau nhiều năm hy vọng hão huyền, Mazda cuối cùng cũng chế tạo được một mẫu xe sản xuất hàng loạt với động cơ quay. Đó là điều chưa từng xảy ra trong hơn một thập kỷ khi RX-8 bị ngừng sản xuất vào tháng 6 năm 2012. Mazda đã không chiêu đãi chúng ta

Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ Bentley Mulsanne

Chiếc Bentley Mulsanne là một trong những biểu tượng vượt thời gian của sự sang trọng và đẳng cấp. Khi lần đầu ra mắt vào năm 1980, Mulsanne đã thể hiện trọn vẹn tinh hoa của thương hiệu Anh quốc, mang đến một lựa chọn thanh lịch nhưng đầy cá tính, nhẹ nhàng và thể thao hơn so với Rolls-Royce Silver Spirit—mẫu xe mà nó dựa trên.

Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Acura

Acura là thương hiệu xe cao cấp của Honda, Nhật Bản, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1986 tại thị trường Bắc Mỹ và Hồng Kông. Sau đó, Acura mở rộng thị trường với việc giới thiệu tại Mexico vào năm 2004, và tiếp tục thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 2006.

Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe ô tô Subaru

Subaru là một thương hiệu mang dấu ấn rất riêng, với phong cách độc đáo và những giá trị cốt lõi không thể nhầm lẫn. Subaru luôn đặc biệt chú trọng đến yếu tố an toàn, một trong những yếu tố then chốt giúp hãng xây dựng danh tiếng vững chắc.

Các đời xe Toyota Raize: lịch sử hình thành, các thế hệ

Toyota Raize nằm trong phân khúc SUV cỡ nhỏ hạng A, được hãng xe Nhật Bản giới thiệu chính thức vào cuối năm 2019. Mẫu xe này cùng “người anh em song sinh” Daihatsu Rocky là bộ đôi thứ 5, đánh dấu sự hợp tác giữa hai thương hiệu Toyota và Daihatsu.

Có thể bạn quan tâm

  • Những lỗi phổ biến trên hộp số CVT của Honda và cách phòng tránh
    Những lỗi phổ biến trên hộp số CVT của Honda và cách phòng tránh
    Hộp số CVT của Honda được thiết kế nhằm tối ưu hóa khả năng tăng tốc và nâng cao hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, hệ thống truyền động này vẫn gặp phải một số vấn đề nhất định, gây lo ngại cho người tiêu dùng về độ bền và chi phí bảo trì.
  • Điện hóa hệ thống ô tô: Xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp xe hơi
    Điện hóa hệ thống ô tô: Xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp xe hơi
    Các nhà sản xuất ô tô đang tập trung đẩy mạnh quá trình điện khí hóa hệ thống phanh và hệ thống lái, nhằm tối ưu hóa hiệu suất vận hành. Việc giảm bớt các chi tiết cơ khí không chỉ giúp cắt giảm trọng lượng xe mà còn nâng cao độ chính xác, cải thiện khả năng phản hồi và tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng.
  • Cách kiểm tra nước làm mát ô tô giúp động cơ vận hành bền bỉ hơn
    Cách kiểm tra nước làm mát ô tô giúp động cơ vận hành bền bỉ hơn
    Ngày nay, nước làm mát động cơ (màu xanh lá hoặc đỏ) là dung dịch quen thuộc với người sử dụng ô tô, giúp chống đông khi trời lạnh và tăng nhiệt độ sôi khi động cơ hoạt động. Tuy nhiên, cách sử dụng đúng và những lưu ý quan trọng là điều cần biết. Hãy cùng tìm hiểu.
  • Động cơ BMW N55: Ưu nhược điểm và những vấn đề cần lưu ý
    Động cơ BMW N55: Ưu nhược điểm và những vấn đề cần lưu ý
    Trong bài viết kỹ thuật hôm nay, trung tâm VATC sẽ cùng bạn khám phá chi tiết về động cơ BMW N55, bao gồm tổng quan giới thiệu, các đặc điểm nổi bật của động cơ và những thông tin quan trọng liên quan.
  • Hệ thống lái ô tô bị lỗi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
    Hệ thống lái ô tô bị lỗi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
    Hệ thống lái ô tô giúp xe di chuyển theo điều khiển của tài xế và ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn. Trên các dòng xe hiện đại, trợ lực lái được trang bị để giúp thao tác dễ dàng, mang lại sự thoải mái và an toàn hơn khi sử dụng.