Cấu tạo hộp số e-CVT của xe hybrid

Thứ Hai, 21/10/2024 - 21:14

Cùng được sử dụng thuật ngữ hộp số CVT nhưng trên thực tế hộp số dành cho xe hybrid lại có cơ chế hoạt động không hề giống với xe xăng truyền thống.

Trong thời gian gần đây, người dùng đã dần quen thuộc với một số tên gọi mới của hộp số CVT dành cho xe chạy xăng, dầu truyền thống như D-CVT, Direct Shift CVT hay iVT. Khi xu hướng xe hybrid trở nên phổ biến, chúng ta lại được biết thêm một tên gọi mới, đó là e-CVT.

Hộp số e-CVT là gì?

Hộp số e-CVT được sử dụng trong hệ thống truyền động hybrid của Toyota

Hộp số e-CVT được viết tắt của cụm từ "Electronic Continuously Variable Transmission" nghĩa là hộp số biên thiên liên tục điện tử hoặc hộp số vô cấp điện tử. Qua đây, có thể thấy sự khác biệt giữa hộp số e-CVT và hộp số CVT nằm ở chữ "điện tử (Electronic).

Như vậy, nhiều người có thể sẽ hiểu rằng hộp số e-CVT sẽ có cấu tạo như hộp số CVT với nguyên lý hoạt động sử dụng 2 puly kết nối với nhau thông qua dây đai và thay đổi tỉ số truyền dựa trên sự thay đổi của các puly này, sau đó sẽ nhận thêm động lực từ mô tơ điện vào các bánh.

Thế nhưng, hộp số e-CVT sử dụng cho các dòng xe hybrid lại không sử dụng dây đai và puly như hộp số CVT thông thường. Thay vào đó, hộp số này sử dụng một bộ bánh răng hành tinh để kết nối. Hộp số e-CVT sẽ sử dụng động cơ/máy phát điện để điều khiển tốc độ của các bánh răng hành tinh.

Còn động cơ sẽ kết nối với bánh xe thông qua một bộ ly hợp (ly hợp cao và ly hợp thấp). Khi xe cần tăng tốc nhanh hoặc chạy trên đường đèo dốc, ly hợp thấp sẽ kết nối... Còn khi vận hành ở tốc độ cao, ly hợp cao sẽ kết nối để bổ trợ thêm cho động cơ điện.

Cấu tạo của hộp số e-CVT là tổ hợp các bánh răng hành tinh được điều khiển thông qua máy phát điện

Mặc dù hộp số e-CVT sử dụng các bánh răng hành tinh và có cấu tạo gần giống với hộp số tự động truyền thống nhưng hộp số này vẫn có tên gọi là CVT bởi mô tơ điện cung cấp sức mạnh liên tục và mang tới thay đổi biên thiên liên tục ở mỗi tốc độ. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất vẫn coi chúng giống như hộp số vô cấp truyền thống.

Ưu nhược điểm của hộp số E-CVT?

Về ưu điểm, hộp số e-CVT gần đây thường được nhắc đến nhiều hơn trên các mẫu xe hybrid như Honda CR-V e:HEV, Toyota Corolla Cross, Haval H6 hybrid, KIA Sorento HEV, Toyota Innova HEV... bởi chúng thường gắn liền với hệ thống truyền động hybrid, giúp tối ưu hiệu suất và khả năng tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời động cơ điện có thể cung cấp công suất bổ sung khi cần thiết.

Trong khi đó, nhược điểm của hộp số e-CVT nằm ở cấu tạo phức tạp hơn so với hộp số CVT truyền thống nên chi phí bảo dưỡng cũng như sữa chữa sẽ tốn kém hơn. Những người đang quen với cảm giác mượt mà của hộp số CVT sẽ có cảm giác chuyển số của hộp số e-CVT khiến họ phải mất thời gian để làm quen.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Động cơ ô tô có mấy loại? Nguyên lý hoạt động như thế nào?

Có khá nhiều loại động cơ xe ô tô khác nhau và mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng biệt với mục đích mang đến công suất vận hành cho xe cũng như khả năng di chuyển ở các địa hình riêng biệt.

Lịch sử hình thành và các đời xe BMW 4 Series

Dòng xe BMW 4 Series là một bước đi chiến lược của BMW từ năm 2013. Khi tách các phiên bản coupe và mui trần 2 cửa từ Series 3 để tạo thành dòng xe độc lập, BMW không chỉ nhắm đến việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm mà còn khẳng định rõ nét phong cách thể thao và sang trọng dành riêng cho phân khúc khách hàng đam mê tốc độ và thiết kế tinh tế.

Các đời xe Peugeot Traveller: lịch sử hình thành, các thế hệ

Peugeot Traveller là dòng xe hội tụ đầy đủ các yếu tố cao cấp, sang trọng, tiện nghi, thoải mái và an toàn vượt trội trên mọi hành trình.

Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe Haval

Haval là một trong những thương hiệu xe hơi nổi bật nhất hiện nay, đặc biệt trong phân khúc SUV. Tuy nhiên, ít người biết rằng Haval là thương hiệu đến từ Trung Quốc và thuộc sở hữu của Tập đoàn Great Wall Motors – một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất tại quốc gia này.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên ô tô là gì

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS trên ô tô (Anti-Lock Brake System hay còn gọi tắt là phanh ABS) là hệ thống an toàn giúp cho bánh xe không bị bó cứng trong lúc thắng (phanh), chống lại việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường.

Có thể bạn quan tâm

  • Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Isuzu
    Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Isuzu
    Đến thời điểm hiện tại, danh mục sản phẩm của Isuzu tại thị trường trong nước chủ yếu tập trung vào các dòng xe tải và SUV – đây chính là những phân khúc mà Isuzu đã khẳng định vị thế vững chắc của mình.
  • Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe Ford
    Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe Ford
    Trên thị trường quốc tế, Ford luôn duy trì vị thế trong Top 3 thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới với doanh số hàng năm đạt trên 5,5 triệu xe.
  • Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì
    Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là gì
    Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD là một trong những tính năng đảm bảo an toàn cho người sử dụng, được trang bị hầu hết trên các dòng xe hơi hiện nay.
  • Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe điện BYD
    Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe điện BYD
    BYD đã có một hành trình phát triển đáng chú ý để trở thành một trong những nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới. Thương hiệu này không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn đang vươn tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, đặc biệt khi xét về doanh số xe điện.
  • Lịch sử dòng xe tải Hyundai Porter
    Lịch sử dòng xe tải Hyundai Porter
    Hyundai Porter là dòng xe tải nhẹ đầu tiên của Hyundai, ra mắt vào năm 1977. Với sự thành công của Porter, Hyundai tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm bằng việc giới thiệu dòng xe tải Hyundai Mighty vào năm 1987.