Quy định trẻ em không được ngồi hàng ghế trước trên ô tô

Thứ Năm, 04/07/2024 - 10:20

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m trên xe ô-tô thì không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô-tô chỉ có một hàng ghế. Các quy định này nhằm hướng đến bảo vệ sự an toàn của nhóm hành khách nhỏ tuổi.

Mới đây ngày 27/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó có một số quy định liên quan bảo đảm an toàn cho trẻ em khi ngồi trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 10 của Luật quy định: Trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô-tô không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe (hàng ghế trước) khi tham gia giao thông đường bộ, trừ loại xe ô-tô chỉ có một hàng ghế.

Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, sử dụng và hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em phù hợp. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2026.

Thực tế, nhiều nơi đã có quy định trẻ em không được phép ngồi ở hàng ghế đầu cho đến một độ tuổi nhất định. Các quy định này nhằm hướng đến bảo vệ sự an toàn của nhóm hành khách nhỏ tuổi.

Trẻ em được khuyến cáo không ngồi ở hàng ghế đầu khi di chuyển bằng ôtô. Ảnh: Healthline.

Quy định về vị trí ngồi của trẻ em trên ôtô là khá tương đồng tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Về cơ bản, trẻ em được yêu cầu không ngồi ở hàng ghế trước, chủ yếu vì chính sự an toàn của nhóm hành khách này khi di chuyển trên ôtô.

Trẻ em không được khuyến khích ngồi hàng đầu

Tại Anh, luật pháp quy định rằng trẻ em từ 3 đến 12 tuổi hoặc cao không quá 135 cm phải ngồi ở hàng ghế sau, đặt trong ghế nôi hoặc trên một ghế nâng chuyên biệt. Các loại ghế chuyên dụng này phải phù hợp với độ tuổi, chiều cao của trẻ, đồng thời hành khách nhỏ tuổi cũng được yêu cầu phải thắt dây an toàn.

Tại Mỹ, Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) khuyến cáo trẻ em từ sơ sinh cho đến 2-4 tuổi cần được đặt vào ghế nôi quay mặt về phía sau (Rear-Facing Car Seat). Loại ghế ngồi này không được phép bố trí ở hàng ghế trước, trong khi bố mẹ được khuyến khích cho trẻ ngồi trên ghế loại này lâu nhất có thể để đảm bảo an toàn.

Khi kích thước của trẻ vượt quá không gian sử dụng của ghế nôi quay mặt về sau, trẻ có thể được đặt vào ghế nôi quay mặt về trước (Forward-Facing Car Seat). Theo CDC Mỹ, trẻ em thuộc nhóm này cũng được khuyến khích ngồi trong ghế nôi đến ít nhất 5 tuổi hoặc khi chiều cao và cân nặng phát triển đến mức không thể sử dụng loại ghế này.

CDC Mỹ hướng dẫn chi tiết về cách di chuyển cùng trẻ em trên ôtô. Ảnh: CDC Mỹ.

Khi ấy, trẻ em có thể chuyển sang ngồi trong một loại ghế nâng (Booster Seat) có tác dụng giúp vị trí ngồi của trẻ được vừa vặn so với ghế ôtô, vốn được thiết kế theo thể trạng của người trưởng thành. Loại ghế nâng này được yêu cầu sử dụng cho đến khi trẻ không còn ngồi vừa, hoặc khi phát triển đến giai đoạn 9-12 tuổi.

Trên website của mình, CDC Mỹ cũng khuyến cáo trẻ em nên được ngồi ở hàng ghế sau và có thắt dây an toàn cho đến khi 13 tuổi.

Tại Pháp, trẻ em dưới 10 tuổi được quy định phải ngồi ở hàng ghế sau, đặt trong ghế nôi trẻ em. Quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với trẻ em dưới 12 tuổi tại Nga.

Lý do trẻ em không nên ngồi hàng ghế đầu

Theo Parents, túi khí trang bị cho ghế phụ là một trong những lý do chủ yếu khiến trẻ em dưới 13 tuổi nên ngồi ở hàng ghế sau.

Túi khí thường được thiết kế để bảo vệ người trưởng thành với kích thước trung bình. Trang bị an toàn này có thể bung ra với tốc độ lên đến 322 km/h và có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho trẻ em trong trường hợp xảy ra chạm, thay vì thực hiện chức năng bảo vệ.

Trẻ em được khuyến khích ngồi ở hàng ghế sau. Ảnh minh họa: BabyCenter.

Theo bà Jennifer McCue - điều phối viên phòng ngừa thương tích tại bệnh viện nhi Nemours ở Delaware, trẻ em có chiều cao thấp hơn người trưởng thành nên trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí có thể bung ra tại vị trí ngang đầu của trẻ.

“Điều này có thể cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến chấn thương đầu hoặc cổ, thậm chí tử vong cho trẻ em”, bà Jennifer McCue khẳng định.

Theo Parents, hệ thống khung xương của trẻ em vẫn đang trong giai đoạn phát triển, khiến nhóm hành khách này có khả năng gặp phải những tổn thương lớn hơn. Xương của trẻ em linh hoạt hơn và mật độ xương cũng chưa bằng người trưởng thành, khiến chúng dễ đối diện với những chấn thương nguy hiểm hơn so với người lớn.

Vị trí hàng ghế đầu cũng đưa trẻ em gần với điểm va chạm thông thường hơn. Do đó, ghế sau được xem là vị trí lý tưởng giúp trẻ em hạn chế thương tích trong trường hợp xảy ra va chạm.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Khi công ty bảo hiểm đánh đố chủ xe

Công ty Bảo hiểm hàng không Thăng Long yêu cầu chủ xe phải tự thu thập kết luận điều tra của công an, dù vụ việc không có quyết định khởi tố.

Xuống xe dẫn bộ khi nhậu say thì có bị CSGT phạt nồng độ cồn?

Việc uống rượu, bia sau đó dắt xe máy từ quán nhậu về nhà sẽ không bị phạt nồng độ cồn. Tuy nhiên, trường hợp người lái xe cố tình đối phó, lực lượng CSGT hoàn toàn có thể xử lý, nếu chứng minh được hành vi vi phạm.

Xe ô tô cá nhân lắp đặt camera giám sát hành trình, ảnh hưởng trực tiếp đến sự riêng tư của mọi người

Tại Dự thảo Luật Trật tự An toàn Giao thông Đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đã đề xuất không chỉ xe ô tô kinh doanh vận tải mà tới đây ô tô cá nhân cũng bắt buộc phải lắp đặt camera giám sát hành trình. Ngay lập tức đề xuất này đã nhận được nhiều tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn mạng xã hội cũng như các ý kiến trái chiều từ phía chủ xe ô tô.

Phân biệt các loại biển số xe như thế nào?

Bạn tò mò khi bắt gặp những ký hiệu biển số khác nhau trên đường phố Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu xem ý nghĩa của chúng là gì nhé.

Những dấu hiệu nhận biết thời điểm cần thay lốp mới

Lốp xe ô tô là yếu tố quan trọng trong việc vận hành êm ái xe và ảnh hưởng nhiều đến khả năng bám trên mặt đường, lực cản của xe. Quá trình hoạt động lâu ngày lốp xe sẽ có những dấu hiệu cho thấy bạn cần nên thay lốp mới cho xe. Để chăm sóc tốt cho chiếc xe của mình bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn những dấu hiệu nhận biết thời điểm cần thay lốp.

Có thể bạn quan tâm