Chuyên gia" mách bạn cách tự kiểm tra đèn phanh ô tô dễ dàng tại nhà
Thứ Ba, 08/04/2025 - 16:16 - tienkm
Dùng cán chổi làm công cụ
Việc kiểm tra đèn phanh là thao tác quan trọng nhưng thường bị người dùng xem nhẹ. Đèn phanh hoạt động không đúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn khi vận hành, đặc biệt trong điều kiện giao thông đông đúc hoặc khi phanh gấp.
Nếu bạn có người hỗ trợ, chỉ cần nhờ họ đứng phía sau xe để quan sát khi bạn đạp phanh là có thể kiểm tra nhanh chóng. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có một mình, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện bằng một cách đơn giản mà hiệu quả.
Hãy chuẩn bị một vật dụng có độ dài vừa phải như cán chổi, khúc gỗ hoặc thanh nhựa cứng. Đầu tiên, bạn nhấn bàn đạp phanh rồi sử dụng vật đó để cố định vị trí, một đầu tựa vào bàn đạp phanh, đầu còn lại chống vào ghế lái, đảm bảo bàn đạp phanh luôn được giữ ở trạng thái nhấn. Sau đó, ra phía sau xe và quan sát cụm đèn phanh để kiểm tra xem các bóng đèn có đang sáng đúng cách không, có bị cháy hoặc lệch pha hay không.
Phương pháp này tuy đơn giản nhưng rất hữu ích trong việc phát hiện sớm sự cố của hệ thống chiếu sáng phía sau, góp phần nâng cao mức độ an toàn cho chính bạn và các phương tiện xung quanh.
Dựa vào bức tường
Bên cạnh phương pháp truyền thống, người lái hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra hệ thống đèn phanh một cách nhanh chóng và tiện lợi, mà không cần sự hỗ trợ của dụng cụ bên ngoài hay phải rời khỏi vị trí lái. Để thực hiện, hãy tìm một bề mặt phẳng và có tường chắn phía sau, chẳng hạn như tường nhà hoặc vách garage. Đỗ xe sao cho phần đuôi xe cách tường khoảng 1-2 mét, đảm bảo đủ không gian để quan sát ánh sáng phản chiếu. Khi đó, nhẹ nhàng nhấn phanh. Ánh sáng từ đèn phanh sẽ chiếu lên bề mặt tường phía sau. Lúc này, người lái chỉ cần quan sát qua gương chiếu hậu trung tâm và hai gương chiếu hậu bên ngoài để xác định xem tất cả các đèn phanh (thường là hai đèn ở hai bên và một đèn ở vị trí cao hơn) có hoạt động bình thường hay không. Phương pháp này không chỉ giúp kiểm tra đèn phanh mà còn cho phép bạn có cái nhìn tổng quan về trạng thái hoạt động của các cụm đèn hậu khác, như đèn tín hiệu và đèn chiếu sáng ban đêm (nếu có ánh sáng yếu).
Thật đơn giản phải không nào, chúc các bạn lái xe an toàn.
Tin cũ hơn
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe Volvo
ECU ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Ưu nhược điểm của camera lùi và cảm biến lùi, có gì khác nhau?
EV (BEV) vs PHEV vs FCEV vs HEV: Tìm hiểu sự khác biệt
Hệ thống cảnh báo lệch làn đường (LDWS) là gì
Có thể bạn quan tâm
-
Top 10 Công Nghệ Ô Tô Đáng Giá Giúp Nâng Tầm Trải Nghiệm Lái XeCông nghệ ô tô không ngừng phát triển, mang đến những tính năng đột phá giúp việc lái xe trở nên an toàn, tiện nghi và thú vị hơn. Từ hệ thống phanh tự động khẩn cấp, kiểm soát hành trình thích ứng đến màn hình hiển thị trên kính lái hay chế độ lái đa dạng, mỗi công nghệ đều góp phần nâng cao trải nghiệm và giá trị của chiếc xe.
-
Điều khiển hệ thống đánh lửa: Nguyên lý hoạt động và ứng dụng thực tếHệ thống đánh lửa đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hiệu suất động cơ, đảm bảo quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra chính xác và hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ ô tô, các hệ thống đánh lửa ngày càng hiện đại, tích hợp các phương pháp điều khiển tiên tiến giúp cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải và nâng cao độ bền động cơ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên lý hoạt động, các loại hệ thống đánh lửa phổ biến, cùng những công nghệ điều khiển hiện đại đang được ứng dụng trên các mẫu xe ngày nay.
-
Tráng lốp chống đinh có thực sự hiệu quả như lời đồn?Tráng lốp chống đinh được xem là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ lốp xe khi di chuyển, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về tính thực tiễn và hiệu quả của phương pháp này.
-
Những lỗi phanh xe phổ biến khiến ô tô trượt đăng kiểmĐể phương tiện được phép lưu thông hợp pháp, đăng kiểm là thủ tục bắt buộc đối với mỗi tài xế. Tuy nhiên, nhiều chủ xe vô tình mắc phải các lỗi liên quan đến hệ thống phanh, dẫn đến việc xe không đạt tiêu chuẩn kiểm định và bị trượt đăng kiểm.
-
Những thói quen xấu có thể phá hủy động cơ và dàn gầm của xe bạnMột số sơ suất nhỏ trong quá trình sử dụng xe ô tô có thể khiến người lái phải chịu thiệt hại lên đến hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng.