Hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo, có gì khác biệt?

Thứ Ba, 05/11/2024 - 23:27

Về cơ bản, hệ thống cân bằng điện tử và kiểm soát lực kéo đều là những tính năng an toàn giúp xe tăng độ bám đường. Nhưng cả hai hệ thống này cơ bản lại không giống nhau.

Hệ thống kiểm soát lực kéo

Khi nói đến hệ thống kiểm soát lực kéo thường ký hiệu là TCS, nhiều người sẽ hay nghĩ nó giống như hệ thống cân bằng điện tử vì biểu tượng trên bảng đồng hồ chỉ là một.

Đây là hệ thống kiểm soát độ bám đường của xe khi có sự thay đổi lực kéo trong quá trình tăng tốc, qua đó giúp xe hạn chế tối đa hiện tượng trượt bánh và hỗ trợ vận hành ổn định, an toàn khi lưu thông trên đường, nhất là những đoạn đường trơn trượt, đường sỏi đá.

Hệ thống cân bằng điện tử

Hệ thống cân bằng điện tử, thường được viết tắt bằng cụm từ ESC hoặc ESP, là một thuật ngữ chung được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô.

Hệ thống ESC/ESP sẽ phân tích các thông tin đầu vào như tốc độ xe, góc lái, độ lệch thân xe và tốc độ từng bánh xe riêng lẻ... nhận được từ các cảm biến khác nhau.

Hệ thống kiểm soát lực kéo và cân bằng điện tử có tác dụng duy trì độ bám đường cho các bánh xe. (Ảnh minh họa)

Hệ thống cân bằng điện tử duy trì khả năng kiểm soát xe, giảm thiểu tình trạng trượt bánh trên đường trơn, đường sỏi đá, hỗ trợ người lái di chuyển theo đúng hướng mong muốn.

Điểm giống nhau

Cả hai hệ thống đều là những trang bị đảm bảo an toàn cho người và xe khi đều nhận lệnh cảm biến bánh xe, hỗ trợ người điều khiển phương tiện không bị mất lái, trượt bánh trong quá trình lưu thông, đặc biệt là với những đoạn đường trơn trượt.

Hai hệ thống hỗ trợ này đều có điểm chung là sẽ không hoạt động được nếu không có hệ thống phanh an toàn ABS. Theo đó, van thủy lực của hệ thống chống bó phanh sẽ cho phép thay đổi tốc độ của từng bánh, giúp hai hệ thống điều chỉnh hướng đi của xe theo điều khiển của tài xế.

Điểm khác nhau

Trong khi hệ thống cân bằng điện tử được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm bớt tình trạng mất kiểm soát khi vượt và cua gấp tì hệ thống kiểm soát lực kéo TCS lại kiểm soát độ bám đường được sử dụng để giúp lốp xe bám đường hơn khi tăng tốc.

Tiêu chí so sánh Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS Hệ thống cân bằng điện tử ESC
Chức năng Kiểm soát độ bám đường của các bánh khi tăng tốc, ngăn chặn và giảm thiểu hiện tượng trượt bánh trong quá trình di chuyển Hỗ trợ kiểm soát các tình huống rủi ro khi không kịp phản ứng, nhất là khi lái những chiếc xe gầm cao. Bảo đảm sự cân bằng, ổn định của xe, giảm thiểu tối đa các hiện tượng văng đầu, văng đuôi hoặc lật xe
Tác động đến bánh xe Điều chỉnh lực kéo tới từng bánh xe khi phát hiện ra những trường hợp có khả năng trượt bánh. Can thiệp vào phanh vào từng bánh xe ô tô, thậm chí can thiệp vào động cơ nếu như cần thiết.
Bộ phận được sử dụng để thực hiện chức năng Hệ thống ABS cung cấp lực phanh/can thiệp trực tiếp vào động cơ thông. Cảm biến vị trí bàn đạp phanh và tốc độ mỗi bánh xe Van thủy lực cho phép tăng/giảm áp lực phanh xe độc lập của từng bánh.
Nguồn cung cấp thông tin để 2 hệ thống phát hiện và xử lý Cảm biến tốc độ, vòng xoay bánh xe Cảm biến trọng lực, gia tốc Cảm biến bướm ga, chân ga Cảm biến vị trí vô lăng, bàn đạp ga Cảm biến gia tốc xoay
Bộ vi xử lý Hệ thống máy tính - ECU Hệ thống máy tính - ECU
Trường hợp tắt 2 hệ thống Di chuyển trong địa hình bùn, cát hoặc tuyết Di chuyển trên cung đường bằng phẳng, cụ thể là đường đua
Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Acura

Acura là thương hiệu xe cao cấp của Honda, Nhật Bản, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1986 tại thị trường Bắc Mỹ và Hồng Kông. Sau đó, Acura mở rộng thị trường với việc giới thiệu tại Mexico vào năm 2004, và tiếp tục thâm nhập thị trường Trung Quốc vào năm 2006.

Tìm hiểu cơ bản về chăm sóc và bảo trì xe điện EV

Nếu bạn đang sở hữu một chiếc xe hybrid plug-in hoặc xe điện hoàn toàn EV, thì các yêu cầu bảo dưỡng của bạn có thể sẽ khác với những gì bạn đã quen với xe động cơ đốt trong. Ví dụ, không có kiểm tra bugi, khí thải hoặc hệ thống xả. Tuy nhiên

Lịch sử thương hiệu xe Mazda 2, các đời xe trên thế giới và Việt Nam

Mazda 2 thuộc phân khúc sedan hạng B có xuất xứ từ Nhật và được tung ra thị trường vào năm 2002. Mẫu xe còn có tên gọi khác là Mazda Demio (sử dụng tại Nhật Bản), trong khi phiên bản tiền nhiệm của chiếc xe này xuất khẩu với tên gọi Mazda 121.

Ý nghĩa chữ B trên cần số xe Wigo

Trên Wigo 2023, chân cần số xuất hiện chữ B, đây là vị trí cần số thể hiện xe sẽ vận hành ở số thấp.

Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường LKA là gì

Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường LKA (Lane Keeping Assist) là một phiên bản nâng cấp của hệ thống cảnh báo lệch làn đường LDWS. Trong trường hợp tài xế không có phản hồi khi xe phát ra tín hiệu cảnh báo lệch làn thì hệ thống sẽ tự động điều hướng xe về đúng làn đường đang đi.

Có thể bạn quan tâm

  • Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe Volvo
    Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe Volvo
    Volvo là thương hiệu xe hơi có nguồn gốc từ Thụy Điển, được thành lập cách đây hơn 100 năm. Đã có những giai đoạn mà Volvo đạt đến đỉnh cao doanh số, với hàng triệu chiếc xe được bán ra trên toàn cầu, nhờ vào sự uy tín về độ an toàn và chất lượng.
  • Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Audi Q3
    Lịch sử hình thành và phát triển các đời xe Audi Q3
    Audi Q3, một mẫu SUV hạng sang cỡ nhỏ, đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của những khách hàng trẻ tuổi và thành đạt ngay từ khi ra mắt. Với thiết kế ngoại thất mạnh mẽ, cá tính và đậm chất thể thao, kết hợp cùng các trang bị công nghệ tiên tiến, Audi Q3 không chỉ khẳng định đẳng cấp mà còn đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của người dùng hiện đại.
  • Lịch sử các đời xe Honda Civic trên thế giới và Việt Nam
    Lịch sử các đời xe Honda Civic trên thế giới và Việt Nam
    Civic là một biểu tượng không thể thiếu trong sự phát triển của Honda. Trải qua hơn 40 năm lịch sử, Civic đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong việc biến Honda trở thành "chiếc xe dành cho mọi người".
  • Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe Toyota
    Lịch sử hình thành và phát triển hãng xe Toyota
    Toyota là tập đoàn sản xuất ô tô số 1 tại Nhật Bản. Tại Việt Nam, Toyota cũng là công ty cung cấp ô tô hàng đầu ở nhiều phân khúc khác nhau.
  • Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe Chevrolet
    Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu xe Chevrolet
    Chevrolet là một trong những biểu tượng lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô Mỹ. Trực thuộc General Motors (GM), tập đoàn có trụ sở chính tại Detroit, Chevrolet đã khẳng định vị thế vững chắc trên toàn cầu với những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng.