6 bộ phận trên ô tô dễ hỏng khi đi dưới mưa bạn đã kiểm tra chưa?
Thứ Sáu, 07/02/2025 - 10:28 - tienkm
Dưới điều kiện thời tiết mưa lớn, không chỉ gây khó khăn cho người lái, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đối với nhiều bộ phận quan trọng trên ô tô. Việc nhận diện và kiểm tra các chi tiết dễ bị ảnh hưởng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ xe và đảm bảo an toàn vận hành.
1. Cần gạt mưa
Trong điều kiện trời mưa, cần gạt nước phải hoạt động liên tục để đảm bảo tầm nhìn cho tài xế. Nếu xuất hiện dấu hiệu như nước không được gạt sạch, kính lái có nhiều vệt mờ hoặc cần gạt phát ra tiếng kêu, rung lắc, có thể bộ phận này đã xuống cấp. Thông thường, lưỡi gạt nước bằng cao su có tuổi thọ từ 6 tháng đến 1 năm, do đó cần kiểm tra và thay mới định kỳ để duy trì hiệu quả hoạt động.
Cần gạt nước là bộ phận dễ hư hỏng khi lái xe dưới trời mưa.
2. Hệ thống đèn
Các loại đèn như đèn pha, đèn sương mù và đèn phanh thường được sử dụng liên tục khi lái xe dưới trời mưa để đảm bảo tầm nhìn và tín hiệu an toàn. Việc hoạt động quá tải trong thời gian dài có thể khiến hệ thống đèn dễ bị chập cháy hoặc suy giảm hiệu suất. Vì vậy, người lái cần kiểm tra hệ thống chiếu sáng thường xuyên, đặc biệt là sau những chuyến đi trong điều kiện mưa lớn.
3. Gioăng cao su tại mép kính cửa
Gioăng cao su đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn nước mưa tràn vào khoang nội thất. Khi xe thường xuyên di chuyển dưới mưa, áp lực nước có thể khiến gioăng nhanh bị lão hóa, dẫn đến tình trạng rò rỉ. Nếu phát hiện dấu hiệu gioăng bị bong tróc hoặc cửa kính không còn kín, cần kiểm tra và thay thế kịp thời để tránh hiện tượng nước ngấm vào bên trong xe.
4. Dây cu-roa kéo tải
Dây cu-roa là bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước mưa và bùn đất do vị trí đặt thấp trong khoang động cơ. Khi bị bám nước hoặc bụi bẩn, dây cu-roa có thể bị trượt, làm suy giảm hiệu suất truyền động, ảnh hưởng đến hệ thống trợ lực lái, điều hòa hoặc máy phát điện. Để đảm bảo vận hành ổn định, sau khi di chuyển dưới mưa lớn, tài xế nên kiểm tra và vệ sinh dây cu-roa, loại bỏ bùn đất bám dính.
5. Hệ thống phanh
Lái xe dưới trời mưa làm tăng nguy cơ nước mưa thâm nhập vào phanh đĩa, gây gỉ sét, ăn mòn hoặc làm kẹt phanh tay. Hiện tượng này có thể khiến phanh nhả chậm, làm giảm hiệu quả phanh và gây mất an toàn. Để hạn chế rủi ro, nên kiểm tra hệ thống phanh định kỳ và chủ động bảo dưỡng khi phát hiện phanh có dấu hiệu hoạt động bất thường.
6. Bộ phận dưới gầm xe
Dù đã được phủ lớp sơn chống gỉ, các chi tiết kim loại dưới gầm xe vẫn có nguy cơ bị oxy hóa theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với nước mưa, bùn đất. Nếu không vệ sinh thường xuyên, bùn đất có thể tích tụ, gây cản trở hoạt động của hệ thống treo, hệ thống lái và làm giảm tuổi thọ các bộ phận quan trọng. Vì vậy, sau khi lái xe dưới mưa, tài xế nên rửa gầm xe để loại bỏ bụi bẩn, đồng thời kiểm tra các chi tiết khớp nối để kịp thời xử lý hư hỏng nếu có.
Kết luận
Lái xe trong điều kiện trời mưa không chỉ đòi hỏi kỹ năng điều khiển phương tiện mà còn yêu cầu sự quan tâm đặc biệt đến các bộ phận dễ bị ảnh hưởng. Bằng cách kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, người dùng có thể kéo dài tuổi thọ xe, giảm thiểu rủi ro hỏng hóc và đảm bảo an toàn trên mọi hành trình.
Tin cũ hơn
Lịch sử các đời xe Honda Accord trên thế giới và Việt Nam
Công nghệ Skyactiv trên các dòng xe Mazda là gì
Xéc măng động cơ là gì và những điều cần biết về xéc măng của ô tô
Xéc măng động cơ là một chi tiết quan trọng bên trong động cơ ô tô, chúng còn được biết đến với tên gọi là bạc piston, tên tiếng anh của chúng là segment. Bởi chúng đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng, và hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, nên được thiết kế rất bền vững và cứng cáp.
Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB là gì
Hệ thống treo trên ô tô là gì? Cấu tạo, phân loại và công dụng
Có thể bạn quan tâm
-
Cách sử dụng điều hòa ô tô hiệu quả trong thời tiết nồm ẩmTrong điều kiện thời tiết nồm ẩm, việc vận hành điều hòa ô tô không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ hư hỏng hệ thống, gây ẩm mốc nội thất và phát sinh chi phí sửa chữa không đáng có.
-
Ô tô từng bị ngập nước? 7 dấu hiệu giúp bạn nhận biết ngayKhi một chiếc ô tô bị ngập nước, nhiều bộ phận và hệ thống quan trọng có thể bị ảnh hưởng, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng lâu dài. Do đó, khi chọn mua xe đã qua sử dụng, người mua cần kiểm tra kỹ lưỡng nhiều khu vực trên xe để xác định liệu chiếc xe có từng bị ngập nước hay không, tránh rủi ro gặp phải các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng sau này.
-
Hệ thống treo khí nén Mercedes: Cách hoạt động, ưu nhược điểm và tuổi thọHệ thống treo khí nén trên các dòng xe Mercedes-Benz được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công nghệ giảm xóc và tối ưu hóa trải nghiệm lái. Trong bài viết này, VATC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm cũng như những vấn đề thường gặp của hệ thống treo khí nén trên các dòng xe Mercedes-Benz.
-
Xe điện bền hơn xe xăng, nhưng vẫn chung lỗi "nằm đường" nàyTheo dữ liệu từ ADAC, xe điện ghi nhận tỷ lệ hỏng hóc trung bình chỉ 4,2 trên 1.000 xe thấp gần một nửa so với mức 10,4 của xe động cơ đốt trong cùng độ tuổi, cho thấy ưu thế rõ rệt về độ tin cậy.
-
Công nghệ phanh E-Tron của Audi: Hoạt động ra sao và có gì đặc biệt?Trong bài viết này, trung tâm VATC sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ phanh E-Tron một trong những cải tiến đáng chú ý của Audi trong thập kỷ qua. Thương hiệu E-Tron không chỉ đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của Audi trong lĩnh vực xe điện mà còn mang đến những cải tiến vượt trội về hệ thống phanh, tối ưu hiệu suất và nâng cao trải nghiệm lái. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cơ chế hoạt động, ưu điểm và những ứng dụng thực tế của công nghệ này.