Kéo phanh tay sau khi đi mưa có làm phanh bị gỉ sét?

Thứ Ba, 12/12/2023 - 18:41 - hoangvv

Sau khi rửa xe hoặc đi mưa, nếu tài xế kéo ngay phanh tay và đỗ xe trong thời gian dài, phanh có nguy cơ bị bó do gỉ sét.

Nhiều tài xế gặp phải hiện tượng cụm phanh phía sau đã bó cứng do trước đó xe đi giữa trời mưa và phải lội nước. Hiện tượng bó phanh vì kéo phanh tay trong thời gian dài xảy ra với cả phanh đĩa và phanh đùm. Nguyên nhân là khi lọt nước kèm cát, bụi bẩn, các chi tiết bằng kim loại ở hệ thống phanh bị gỉ sét, má phanh do đó có thể không nhả khỏi đĩa. 

Các tài xế nhiều kinh nghiệm trong trường hợp này sẽ xử lý bằng cách dùng búa bọc lớp vải và gõ nhẹ vào la-zăng, đĩa phanh vài lần. Rung động có thể giúp gỉ sét rơi bớt, tách đĩa và má. Sau đó lên xe, cài số tiến đạp ga, chuyển số lùi đạp ga tiếp, làm một vài lần sẽ giúp má phanh hết bó. Nếu đã thực hiện những bước này mà không xử lý được thì tài xế cần gọi thợ kỹ thuật. 

Ảnh minh họa: Trodo

Để giảm nguy cơ này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp bảo quản hệ thống phanh:

Làm khô phanh sau khi đi mưa: Sau khi rửa xe, đi trời mưa hay lội nước, hãy thực hiện rà nhẹ phanh trên một quãng đường dài. Má phanh nóng lên kết hợp với gió sẽ nhanh chóng làm khô cụm phanh.

Không nhất thiết kéo phanh tay: Nếu đỗ xe thời gian dài, số P là đủ để giữ cho xe đứng im. Đối với xe số sàn có thể đỗ xe ở số 1. Cẩn thận hơn, dùng gạch, mẩu gỗ chặn bánh lại để xe không di chuyển.

Bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống phanh, bao gồm việc kiểm tra và làm sạch đĩa phanh, bơm phanh và các bộ phận khác. Điều này giúp giữ cho hệ thống phanh hoạt động hiệu quả và giảm nguy cơ gỉ sét.

Sử dụng phanh tay đúng cách: Tránh việc kéo phanh tay quá mức cần thiết. Đảm bảo rằng phanh tay chỉ được sử dụng khi cần và không giữ phanh tay khi xe đang di chuyển.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Xe ô tô bị bó phanh sau ngập nước và cách xử lý

Sau khi xe tiếp xúc với nước ngập, má phanh có thể bị nở ra, dẫn đến tình trạng bàn đạp phanh trở nên nhỏ hơn bình thường, gây ra hiện tượng phanh bị bó cứng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phanh của xe mà còn tiềm ẩn nguy cơ an toàn nghiêm trọng trong quá trình điều khiển.

Cần kiểm tra hạng mục gì trên ô tô sau hành trình dài ngày

Sau kỳ nghĩ Tết Âm lịch dài ngày, những xưởng gara, trung tâm dịch vụ đã đi vào hoạt động cũng là lúc chủ xe nên kiểm tra lại một số hạng mục để chiếc xe luôn vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ.

Hướng dẫn chăm sóc và bảo dưỡng vô lăng

Vô-lăng bị bám bụi, dầu mỡ hoặc các vết bẩn khác có thể làm giảm độ bám, khiến tay lái trở nên trơn trượt và tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát khi điều khiển xe. Để đảm bảo an toàn và duy trì cảm giác cầm nắm chắc chắn, việc vệ sinh vô-lăng đúng cách là điều cần thiết.

Lốp xe gây tiêu hao nhiên liệu như thế nào?

Lốp xe ảnh hưởng như thế nào đến mức tiêu hao nhiên liệu là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Những lý do bạn nên vệ sinh nội thất “xế cưng” định kỳ?

Nội thất ô tô là không gian tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với chủ xe và hành khách, do đó sau thời gian sử dụng các chi tiết bên trong cabin xe sẽ bị bám bụi, nếu không được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên và đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, sức khoẻ, sự an toàn trong suốt hành trình.

Có thể bạn quan tâm