Những điểm khác biệt giữa vô lăng xe đua và xe phổ thông

Thứ Hai, 19/02/2024 - 11:02

Vô-lăng xe đua F1 có hình dạng khác biệt so với vô-lăng thường để tiết kiệm diện tích cũng như giúp tay đua dễ dàng điều khiển, sử dụng các nút bấm.

Khác biệt về hình dạng, kích thước

Điểm khác biệt đầu tiên là hình dạng. Vô-lăng của xe đua F1 sẽ có hình chữ nhật và bo tròn ở các góc, trong khi đó vô-lăng xe phổ thông thường sẽ có hình tròn và kích thước lớn hơn.

Vô-lăng xe đua F1 có kích thước và hình dạng đặc biệt là do thiết kế của buồng lái. Để đảm bảo tính khí động học, kiểu dáng thiết kế của xe phải hạn chế sức cản của không khí. Tư thế lái xe của các tay đua gần như là nằm, do khoang lái có kích thước rất nhỏ, chiều dài khoang lái khoảng 82 cm và rộng 52 cm.

Với kích thước nhỏ như vậy, việc đặt một chiếc vô-lăng của ô tô phổ thông vào khoang lái F1 là chuyện không thể làm được. Vì thế các kỹ sư phải tạo ra một loại vô-lăng có kích thước đủ nhỏ để đặt vừa vào khoang lái, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự linh hoạt và thoải mái khi sử dụng.

Vô-lăng xe đua F1 có kích thước nhỏ hơn nhiều so với vô-lăng xe phổ thông.

Các vô-lăng xe đua F1 còn được thiết kế và chế tạo tùy theo từng tay đua sẽ sử dụng nó. Tất cả các yếu tố như: kích thước vô-lăng, kích thước tay cầm, tiết diện mặt bám của các ngón tay, vị trí các nút điều khiển,…đều sẽ được đo đạc và chế tạo theo đôi tay của người lái nhằm đem lại cảm giác cầm nắm thoải mái nhất.

Với thiết kế chật hẹp, phần khoang lái của xe đua sẽ không còn khoảng trống để lắp nhiều thiết bị vào buồng lái. Vô-lăng là nơi thích hợp nhất để lắp các nút điều chỉnh, đây cũng là vị trí cho phép các tay đua dễ dàng thao tác với các nút bấm này.

Ở chiều ngược lại, ô tô phổ thông có không gian bên trong xe tối ưu về tiện nghi và thoải mái cho người sử dụng, vô-lăng cũng vì thế có thể được thiết kế to hơn. Việc vô-lăng to không chỉ là vấn đề kích thước, mà nó còn khiến người điều khiển xe dễ thao tác hơn.

Các chức năng phổ biến trên vô-lăng xe đua F1

Không chỉ dùng để điều hướng như các xe phổ thông, vô-lăng xe đua còn được tích hợp rất nhiều chức năng, với công năng điều khiển các hệ thống phức tạp giúp tay đua tối ưu hóa hiệu năng của chiếc xe.

Các vô-lăng xe phổ thông ngày nay thường được trang bị lẫy lên xuống, nhưng đối với xe đua công nghệ này đã có từ lâu. Ngoài ra sau vô-lăng còn được trang bị thêm 2 lẫy điều khiển ly hợp của xe, giúp tay đua dễ dàng làm chủ quá trình sang số.

Trên vô-lăng có tích hợp hai nút bấm hai bên cho phép người lái tương tác với hơn 100 cảm biến đặt trên xe, và dữ liệu sẽ được hiển thị trên màn hình OLED. Nhờ đó tay đua có thể thực hiện nhanh những thao tác chiến thuật theo ý muốn của bản thân cũng như theo chỉ đạo của đội đua.

Vô-lăng xe đua F1 được tích hợp nhiều tính năng phức tạp.

Việc về nhầm số N (số mo) sẽ khiến tay đua bị chậm lại, để xe không vô tình về mo các nhà thiết kế đã tích hợp một phím bấm sau vô-lăng, giúp người lái không thể tự ý cài số N, mà thay vào đó nếu muốn về mo, sẽ phải bấm nút này khi xe đang ở số 1 hoặc số 2.

Theo luật của FIA bắt buộc mọi chiếc xe khi vào đường pit để kiểm tra, thay lốp hay làm bất kỳ điều gì cũng phải tuân thủ tốc độ tối đa 80 km/h để đảm bảo an toàn. Trên vô-lăng sẽ có tích hợp nút bấm này cho phép các tay đua tự động chỉnh tốc độ của xe nằm trong khoảng 80km/h mà không phải giữ ga, điều mà khó thực hiện trên một chiếc xe vốn chỉ nhấn nhẹ ga cũng vọt lên hơn trăm km/h.

Thay vì phím ấn đàm thoại rảnh tay, trên vô-lăng của xe F1 sẽ có một nút bấm Pit confirm. Ấn nút này, xe sẽ gửi một tín hiệu radio về pit stop để thợ máy và kỹ sư biết xe sắp vào đường pit, thay vì bật radio và trao đổi mất thời gian.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lịch sử thương hiệu xe Honda CR-V, các đời xe trên thế giới và Việt Nam

Honda CR-V là mẫu SUV cỡ C được hãng ô tô Nhật Bản ra mắt từ năm 1995. Hiện nay, CRV đã trải qua 6 thế hệ phát triển và là mẫu SUV có doanh số tốt nhất của Honda từ trước đến nay.

Cảm biến áp suất đường ống nạp - MAP Sensor: 9 thông số quan trọng

MAP sensor - Cảm biến áp suất đường ống nạp, một cảm biến tín hiệu quan trọng trong việc vận hành của động cơ. Hôm nay, Trung Tấm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô

Cấu tạo của thân máy động cơ đốt trong chi tiết nhất 2024

Thân máy động cơ là nơi lắp đặt hầu hết các cụm chi tiết của động cơ đốt trong. Cụ thể trên đó được bố trí xylanh, hệ trục khuỷu cùng các bộ phận truyền động

Kính giảm tốc xe ô tô là gì? Có nên sử dụng hay không?

Kính giảm tốc không chỉ là loại kính chất lượng cao, có độ trong và độ phẳng tốt, vậy kính giảm tốc xe ô tô là gì? Có nên sử dụng cho xe ô tô mình không?

Thông số kỹ thuật Toyota Land Cruiser Prado LC250 2024: Động cơ, tiện nghi và an toàn

Tìm hiểu thông số kỹ thuật, đánh giá chi tiết và giá bán mới nhất của Toyota Land Cruiser Prado LC250, xe dự kiến sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào giữa năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

  • Hyundai Smartstream là gì – Hệ thống truyền động thông minh Hyundai
    Hyundai Smartstream là gì – Hệ thống truyền động thông minh Hyundai
    Hiệu suất của một chiếc ô tô được cho là được xác định bởi chuyển động của nó - chạy nhanh, chạy mạnh. Nhưng trong những năm gần đây, một số tiêu chuẩn mới đã được bổ sung để bổ sung cho các tiêu chí này, bao gồm tính thân thiện với môi trường và
  • Phân biệt giữa xe Hatchback - Sedan - SUV
    Phân biệt giữa xe Hatchback - Sedan - SUV
    Trên thị trường ô tô đương đại, sedan, SUV và hatchback đều đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Mỗi loại xe mang đến một sự kết hợp độc đáo giữa tiện nghi, hiệu suất và phong cách, tuy nhiên, chúng cũng có những điểm giống nhau và khác biệt rõ ràng.
  • Tổng quan về hệ thống điện trên ô tô
    Tổng quan về hệ thống điện trên ô tô
    Hệ thống điện ô tô rất quan trọng, được ví như “hệ thống dây thần kinh” bởi cung cấp điện cho hơn 80% hệ thống, thiết bị trên xe.
  • Hệ thống điều khiển ổn định điện tử (ESC): Cải tiến vượt trội cho trải nghiệm lái xe
    Hệ thống điều khiển ổn định điện tử (ESC): Cải tiến vượt trội cho trải nghiệm lái xe
    Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ ổn định và an toàn khi lái xe. ESC không chỉ giúp duy trì kiểm soát xe trong các tình huống khẩn cấp mà còn hỗ trợ người lái duy trì quỹ đạo xe khi gặp điều kiện đường xá phức tạp. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết về nguyên lý hoạt động, lợi ích, và tầm quan trọng của ESC trong việc bảo đảm an toàn tối ưu cho người lái và hành khách.
  • Các đời xe Volkswagen Teramont: lịch sử hình thành, các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
    Các đời xe Volkswagen Teramont: lịch sử hình thành, các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
    Volkswagen Teramont là chiếc SUV hạng E được sản xuất bởi hãng xe Đức từ năm 2017. Phát triển chủ yếu cho thị trường Bắc Mỹ và Trung Quốc, chiếc xe dựa trên nền tảng MQB của Tập đoàn Volkswagen.