Vì sao đèn sương mù sau trên nhiều ô tô chỉ sáng một bên?

Thứ Sáu, 15/12/2023 - 15:16

Đây là thiết kế đến từ châu Âu, một bên là đèn sương mù và một bên là đèn lùi.

Đèn sương mù là trang bị quan trọng giúp tăng cường khả năng nhận diện xe khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu như mưa hay sương mù. Hiện nay, trên một số dòng ô tô, đèn sương mù không chỉ được lắp đặt ở phía trước mà còn xuất hiện ở phía sau đuôi xe.

Tuy nhiên, trên một số dòng xe, đèn sương mù sau chỉ được lắp đặt một bên và bên còn lại để trống. 

Thực tế, điều này là một đặc điểm của phong cách thiết kế của nhiều hãng xe trên thế giới. Một số quốc gia châu Âu và Mỹ, nơi thường xuyên có sương mù, quy định yêu cầu xe ô tô phải có đèn cảnh báo và nhận diện. Do đó, một số nhà sản xuất ô tô đã tìm cách tích hợp đèn sương mù phía sau đuôi xe.

Ảnh minh họa: Ofnews

Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng nhận diện, đèn sương mù phía sau thường có cường độ ánh sáng cao hơn bình thường và sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn, thường là màu đỏ hoặc vàng. Điều này có thể tạo ra những khó khăn trong việc nhận diện giữa đèn sương mù và các hệ thống chiếu sáng khác như đèn phanh, đèn hậu hay xi-nhan.

Để tránh hiểu lầm và đảm bảo an toàn, các nhà sản xuất ô tô, đặc biệt là các hãng xe châu Âu, thường bố trí đèn sương mù phía sau ở vị trí riêng biệt, thường ở phía dưới và xa cụm đèn hậu. Điều này giải thích vì sao một số mẫu ô tô chỉ có một đèn sương mù phía sau.

Đối với cách bố trí này, một bên thường là đèn sương mù, trong khi bên còn lại có thể là đèn lùi, tạo nên sự cân đối trong thiết kế đuôi xe. Do đó, đèn sương mù thường có một bên màu trắng (đèn lùi) và một bên màu đỏ (đèn sương mù).

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Lịch sử các đời xe Suzuki Ciaz ở Việt Nam và thế giới

Suzuki Ciaz là mẫu sedan phân khúc B được Suzuki ra mắt từ năm 2014 cho các thị trường châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh

Hệ thống kiểm soát khí xả ô tô: Cấu tạo & Nguyên lý vận hành

Hệ thống kiểm soát khí xả ô tô là hệ thống vô cùng quan trọng mà các hãng ô tô bắt buộc phải lưu tâm. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các kỹ thuật viên sửa chữa ô tô tìm hiểu và nắm bắt được ý nghĩa của nó

Ô tô có tính năng dừng xe tạm tắt máy, người dùng cần chú ý đến bộ phận này

Công nghệ ngắt động cơ tạm thời (dừng xe tạm tắt máy) giúp xe không nổ máy khi dừng nhưng vẫn sẽ duy trì các thiết bị điện khác. Điều này khiến tuổi thọ ắc quy giảm nhanh.

Cầu xe ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng?

Cầu xe ô tô là bộ phận được thiết kế với hình cầu, nằm chính giữa trục kim loại và nối liền với hai bánh sau hoặc trước của xe ô tô

Cảm biến áp suất đường ống nạp - MAP Sensor: 9 thông số quan trọng

MAP sensor - Cảm biến áp suất đường ống nạp, một cảm biến tín hiệu quan trọng trong việc vận hành của động cơ. Hôm nay, Trung Tấm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô

Có thể bạn quan tâm

  • Ưu nhược điểm của camera lùi và cảm biến lùi, có gì khác nhau?
    Ưu nhược điểm của camera lùi và cảm biến lùi, có gì khác nhau?
    Ngày nay, những thiết bị như camera lùi hoặc cảm biến lùi đang dần thay thế cho sản phẩm gương chiếu hậu. Đây là 2 thiết bị công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn, giúp bạn dễ dàng lùi xe trong lúc tham gia giao thông. Vậy chúng có gì khác nhau?
  • Xe mild hybrid (MHEV) là gì và nguyên lý hoạt động
    Xe mild hybrid (MHEV) là gì và nguyên lý hoạt động
    Xe mild hybrid hay hybrid nhẹ là ô tô có động cơ đốt trong được trang bị động cơ điện cho phép hỗ trợ động cơ chính cứ khi nào ô tô lao dốc, phanh hoặc dừng. Động cơ điện trên xe mild hybrid không thể hoạt động độc lập
  • Xe hạng A B C D E là gì, tìm hiểu về cách phân hạng xe ở Việt Nam
    Xe hạng A B C D E là gì, tìm hiểu về cách phân hạng xe ở Việt Nam
    Dựa theo các đặc trưng về cỡ thân xe, mục đích sử dụng hay dung tích xi-lanh,.. người ta phân loại ô tô ra thành phân hạng các phân khúc A, B, C, D, E. Cùng tìm hiểu cách thức phân loại và phân biệt từng hạng xe tại thị trường Việt Nam
  • Phanh ABS trên ô tô là gì và nguyên lý hoạt động
    Phanh ABS trên ô tô là gì và nguyên lý hoạt động
    Hệ thống phanh chống bó cứng ABS trên ô tô (Anti-Lock Brake System hay còn gọi tắt là phanh ABS) là hệ thống an toàn giúp cho bánh xe không bị bó cứng trong lúc thắng (phanh), chống lại việc bánh xe bị trượt dài trên mặt đường.
  • Lịch sử hình thành các đời xe Mazda BT-50 trên Thế Giới và Việt Nam
    Lịch sử hình thành các đời xe Mazda BT-50 trên Thế Giới và Việt Nam
    Mazda BT-50 là mẫu xe bán tải cỡ nhỏ/ cỡ trung được nhà sản xuất Mazda Nhật Bản ra mắt lần đầu tiên vào năm 2006 và nhanh chóng gia nhập vào sân chơi bán tải trên thị trường quốc tế. Đến năm 2011, Mazda BT-50 mới chính thức trình làng tại Việt Nam..