So sánh Mitsubishi Outlander 2.0 CVT và Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt 2024: thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn

Thứ Ba, 15/10/2024 - 17:22

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều mẫu xe thuộc phân khúc Crossover cỡ C như Toyota RAV4, Honda CR-V, Mazda CX-5,… Tuy nhiên, hai mẫu xe Hyundai Tucson và Mitsubishi Outlander vẫn luôn giữ vị trí dẫn đầu về doanh số bán ra và sự yêu thích của người tiêu dùng.

Giá xe Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt và Mitsubishi Outlander 2.0 CVT chỉ chênh nhau có hơn 30 triệu. Vậy cùng oto365 đi tìm hiểu sâu hơn về 2 dòng xe.

  Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt Mitsubishi Outlander 2.0 CVT
Giá xe 859 triệu 825 triệu

 

So sánh kích thước & khối lượng

Những thông số kỹ thuật chỉ ra rằng, Hyundai Tucson đang chiếm ưu thế hơn về bề ngang và trục cơ sở so với đối thủ. Điều này giúp không gian xe Tucson rộng rãi hơn Outlander sẽ là yếu tố quyết định lựa chọn của khách hàng.

  Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt Mitsubishi Outlander 2.0 CVT
Dài x Rộng x Cao (mm): 4.640 x 1.865 x 1.665 4.695 x 1.810 x 1.710
Chiều dài cơ sở (mm): 2755 2670
Khoảng sáng gầm xe (mm): 181 190
Dung tích bình nhiên liệu (lít): 54 63

So sánh ngoại thất

Mitsubishi Outlander 2024 thực sự nổi bật khi nhìn từ phía trước với calang mạ chrome sáng bóng, kết nối liền mạch với cụm đèn trước vuốt mỏng, tạo thành một vòng cung ôm trọn đầu xe. Phiên bản Outlander 2.0 CVT tiêu chuẩn sử dụng đèn chiếu xa/gần và đèn sương mù Halogen

Đèn Halogen trên Outlander 2.0 CVT

Phần cản trước cùng màu với thân xe và hốc đèn sương mù được trang trí thêm nẹp chrome, tạo điểm nhấn cho phần đầu xe và tăng thêm vẻ cứng cáp cho tổng thể chiếc xe

New Tucson vẫn mang trên mình triết lý thiết kế Sensuous Sportiness, nhưng được cải tiến để tăng thêm nét mạnh mẽ và khoẻ khoắn. Điểm nhấn đặc trưng của Tucson mới là lưới tản nhiệt hầm hố hơn với các mắt lưới thưa hơn. Đèn LED ban ngày thiết kế ẩn vào lưới tản nhiệt Parametric Jewel Hidden Lights cũng được tinh giản số lượng đèn xuống còn 4 mắt mỗi bên. Khi xe tắt máy, mặt trước của xe dường như chỉ được bao phủ bằng các họa tiết hình học tối màu và sẽ trở nên nổi bật đầy ấn tượng khi xe lăn bánh trên đường.

Đèn LED trên Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt

  Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt Mitsubishi Outlander 2.0 CVT
Đèn sương mù
Gạt mưa tự động:
Gương chiếu hậu ngoài chỉnh điện
Gương chiếu hậu ngoài gập điện -
Chức năng sấy kính sau -
Đèn chiếu sáng LED Halogen
Đèn pha tự động -
Đèn hậu LED
Đèn phanh trên cao
Sấy gương chiếu hậu
Ăng ten vây cá

Mitsubishi Outlander 2024 đều mang dáng vẻ săn chắc nhờ những đường gân nổi sắc nét ôm ngang hông xe từ đèn trước đến phía sau.

Hông xe Mitsubishi Outlander 2024

Hyundai Tucson: Bên hông xe sở hữu những đường gân hình khối cơ bắp cùng vòm bánh xe góc cạnh mang đến vẻ năng động khoẻ khoắn.

Hông xe Hyundai Tucson

Sự khác biệt của Tucson đời mới đến từ cần gạt mưa ẩn dưới cánh gió, logo ẩn dưới kính chắn gió là những chi tiết được đánh giá cao trên mẫu xe này.

So sánh nội thất và tiện nghi

Vào đến khoang nội thất, Mitsubishi Outlander và Hyundai Tucson tiếp tục sở hữu 2 trường phái thiết kế khác biệt hoàn toàn.

Không gian nội thất của Mitsubishi Outlander 2024 mang đến một phong cách thực dụng nhưng vẫn sang trọng, nhờ chất liệu nhựa mềm giả da và các chi tiết ốp carbon. Xe sử dụng vô lăng 3 chấu bọc da, tích hợp đầy đủ các phím chức năng và lẫy chuyển số. Ghế bọc da có thiết kế ôm sát người ngồi, có thể chỉnh điện 8 hướng và ngả 180 độ, tạo thành mặt phẳng nối liền với ghế sau

Nội thất Tucson 2025 có phong cách thiết kế tương đồng Hyundai SantaFe thế hệ mới, với điểm nhấn là cụm 2 màn hình thông tin và giải trí có kích thước 12.3 inch nối liền, với độ nghiêng vừa phải hướng về người lái

  Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt Mitsubishi Outlander 2.0 CVT
Màn hình LCD
Kết nối Bluetooth -
Hệ thống điều khiển bằng giọng nói
Thiết bị định vị -
Cửa sổ trời -
Vô lăng Da
Vô lăng tích hợp các phím chức năng
Lẫy chuyển số sau vô lăng -
Chất liệu ghế Da
Màn hình giải trí 12.3 inch 8 inch
Âm thanh 8 loa Bose 6 loa
Android Auto/Apple CarPlay
Điều hòa Tự động 2 vùng Tự động 2 vùng độc lập

Khác biệt chính giữa 2 mẫu xe trong bài viết này đến từ cấu hình hệ thống ghế ngồi. Nếu như Mitsubishi Outlander duy trì cấu hình 5+2 thì Hyundai Tucson vẫn là chiếc xe gầm cao 5 chỗ truyền thống.

Đối với Mitsubishi Outlander , dù cấu hình 7 chỗ ngồi nhưng xe lại hẹp bề ngang và chiều dài cơ sở kém hơn đối thủ. Chính điều này là điểm của Mitsubishi Outlander khi có không gian hàng ghế thứ 2 và 3 không thực sự ấn tượng.

Còn với Hyundai Tucson , với việc chỉ có 5 chỗ ngồi, xe mang đến không gian vô cùng rộng rãi cho người dùng ở cả khoảng trống trần xe cũng như khoảng để chân. Điều đó có được là bởi chiều dài cơ sở cũng như chiều rộng được Hyundai hào phóng nới rộng cho Tucson so với đời cũ.

Tuy nhiên, dù gì Mitsubishi Outlander có 7 chỗ ngồi sẽ là phương án chữa cháy trong nhiều trường hợp và có thể gập xuống thành khoang chứa đồ rộng rãi.

So sánh chế độ an toàn

Hyundai Tucson có trang bị an toàn tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Mitsubishi Outlander, Honda CR-V và Mazda CX-5. Gói công nghệ an toàn chủ động SmartSense được trang bị trên Tucson, bao gồm nhiều tính năng như hỗ trợ giữ làn đường, camera quan sát điểm mù, phòng tránh va chạm trước và ga tự động thích ứng.

Ngoài ra, Hyundai Tucson vẫn duy trì các tính năng an toàn cơ bản như ABS, BA, EBD, kiểm soát lực kéo TCS, ổn định chống trượt thân xe VSM, cân bằng điện tử ESC, hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC, hỗ trợ xuống dốc DBC, cảnh báo điểm mù BCA, cảm biến áp suất lốp và 6 túi khí.

Tóm lại, cả hai mẫu xe đều có trang bị an toàn tốt, tuy nhiên Hyundai Tucson có thêm gói công nghệ SmartSense và một số tính năng an toàn nâng cao khác, tạo ra sự ưu thế trong phân khúc.

  Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt Mitsubishi Outlander 2.0 CVT
Hệ thống chống bó cứng phanh
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử
Hệ thống cân bằng điện tử
Hệ thống kiểm soát lực kéo
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc
Hệ thống điều khiển hành trình -
Hệ thống báo động -
Đèn báo phanh khẩn cấp
Chốt cửa an toàn
Khoá động cơ -
Camera lùi
Cảm biến hỗ trợ đỗ xe (Trước) -
Cảm biến hỗ trợ đỗ xe (Sau) -
Túi khí cho người lái
Túi khí trước
Túi khí sau -

So sánh động cơ - Hộp số

  • Mitsubishi Outlander sử dụng động cơ xăng 2.0L DOHC MIVEC (4B11). Động cơ này sản sinh công suất tối đa 145 mã lực tại 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 196Nm tại 4.200 vòng/phút. Ngoài ra, với hộp số tự động vô cấp CVT và hệ dẫn động cầu trước FWD, Outlander 2024 cung cấp khả năng bám đường tốt hơn và hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu tối ưu hơn so với hộp số có cấp. Mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế của cả hai phiên bản trên đường hỗn hợp dao động từ 7 – 8 lít/100km.
  • Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt sử dụng Động cơ xăng Smartstream 2.0l MPI (mã hiệu G4NM) cho công suất 156 mã lực tại 6.200 vòng/phút, cùng momen xoắn 192 Nm tại 4.500 vòng/phút. Khối động cơ này cũng được cải tiến hơn so với động cơ Nu 2.0L MPI cũ bằng các công nghệ như hệ thống quản lí nhiệt tích hợp ITMS, hệ thống di chuyển giảm thiểu ma sát FOMS,… Phiên bản sử dụng động cơ này được đi kèm hộp số tự động 6 cấp.
  Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt Mitsubishi Outlander 2.0 CVT
Loại động cơ: SmartStream G2.0 2.0L Xăng
Dung tích xy lanh (cc) 1.999 1998
Hệ thống nhiên liệu Xăng
Công suất tối đa 156/ 6200 145/6000
Mô men xoắn cực đại 192/4500 196/4200
Hệ thống dẫn động FWD Cầu trước FWD
Hộp số 6 AT Số tự động vô cấp (CVT) INVECS III
Hệ thống treo trước Macpherson Kiểu MacPherson với thanh cân bằng
Hệ thống treo sau Liên kết đa điểm Đa liên kết với thanh cân bằng
Kích thước lốp xe 18”, 235/60R18 225/55R18
Hệ thống phanh trước Đĩa Đĩa thông gió
Hệ thống phanh sau Đĩa Đĩa
Tiêu thụ nhiên liệu (L/100 km)- Trong đô thị 11 11,21
Tiêu thụ nhiên liệu (L/100 km)- Ngoài đô thị 6.5 6,89
Tiêu thụ nhiên liệu (L/100 km)- Kết hợp 8.1 8,48

Hyundai Tucson 2.0 Xăng Đặc biệt với lốp 235/60R18

Mitsubishi Outlander 2.0 CVT với lốp 225/55R18

Kết Luận

Hyundai Tucson và Mitsubishi Outlander đều là những mẫu xe đáng để xem xét trong phân khúc Crossover cỡ C tại Việt Nam. Mỗi mẫu xe có những ưu điểm riêng và phù hợp với nhu cầu của từng người dùng nên việc lựa chọn dòng xe nào còn tuỳ thuộc vào ngân sách và nhu cầu của bạn.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Toyota Yaris Cross lấy gì để cạnh tranh với các đối thủ tại Việt Nam?

Trong phân khúc CUV cỡ B tại Việt Nam, Toyota Yaris Cross sở hữu nhiều ưu điểm về công nghệ và mức tiêu thụ nhiên liệu, nhưng lại thua kém ở một điểm quan trọng hơn.

So sánh các phiên bản Kia Sonet 2024 vừa ra mắt: thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn

Kia Sonet 2024 vừa ra mắt tại Việt Nam với ba phiên bản gồm Deluxe giá 539 triệu, Luxury giá 579 triệu và Premium cao cấp nhất có giá 624 triệu đồng. Hãy cùng Oto365 tìm hiểu sự khác biệt giữa những phiên bản này.

So sánh xe Toyota Camry 2024 và Nissan Teana 2024

So sánh xe Toyota Camry 2024 và Nissan Teana 2024 một cách chân thực cho thấy chất lượng của Toyota Camry, mặc dù nổi tiếng với danh hiệu "ông hoàng" trong phân khúc sedan hạng D, vẫn không hẳn vượt trội hoàn toàn so với đối thủ Nissan Teana

So sánh các phiên bản Mitsubishi Pajero Sport 2024: thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn

Pajero Sport 2024 là một mẫu xe SUV hạng D được sản xuất bởi thương hiệu Nhật Bản Mitsubishi. Được đánh giá khá cao ở ngoại hình cứng cáp, nội thất tiện nghi, công nghệ miên man, khả năng off-road vượt trội...

So sánh Mitsubishi Xforce Ultimate 2024 và Lynk & Co 06 2024: thông số, trang bị, an toàn

Lynk & Co 06 công bố giá bán 729 triệu đồng tại Việt Nam, cạnh tranh với các đối thủ ở phân khúc xe gầm cao hạng B, trong đó có Mitsubishi Xforce Ultimate.

Có thể bạn quan tâm

  • So sánh các phiên bản Toyota Avanza 2024: thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn
    So sánh các phiên bản Toyota Avanza 2024: thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn
    Toyota Avanza là một mẫu xe MPV (Multi-Purpose Vehicle) cỡ nhỏ của Toyota, được giới thiệu lần đầu vào năm 2003. Ngày 25/09/2018, Toyota Avanza ra mắt lần đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Mẫu xe được nhập khẩu trực tiếp từ Indonesia.
  • So sánh Isuzu Dmax 2024 và Ford Ranger 2024: nên chọn mẫu nào?
    So sánh Isuzu Dmax 2024 và Ford Ranger 2024: nên chọn mẫu nào?
    Xe bán tải đang ngày càng được khách hàng tại Việt Nam ưa chuộng nhờ tính đa dụng và khả năng vận hành linh hoạt. Trong phân khúc này, Ford Ranger nổi bật như một biểu tượng, thường được gọi là “vua bán tải” nhờ vào doanh số dẫn đầu thị trường trong nhiều năm liên tiếp. Mặc dù Isuzu D-Max có mặt trên thị trường Việt Nam sau Ford Ranger, nhưng dòng xe này vẫn đang không ngừng nỗ lực để khẳng định vị thế của mình và thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng.
  • So sánh các phiên bản xe Mitsubishi Attrage 2024: thông số, tiện ích, an toàn, động cơ
    So sánh các phiên bản xe Mitsubishi Attrage 2024: thông số, tiện ích, an toàn, động cơ
    Mitsubishi Attrage là hãng xe sedan giá rẻ đến từ Nhật Bản. Với khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt, đây là mẫu xe lý tưởng cho nhu cầu di chuyển hàng ngày. Với lợi thế về giá bán, mẫu xe đươc rất nhiều gia đình lựa chọn sử dụng hoặc kinh doanh.
  • So sánh các phiên bản Hyundai Venue 2024 về thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn
    So sánh các phiên bản Hyundai Venue 2024 về thông số, động cơ, tiện nghi, an toàn
    Ngày 16/12/2023, Hyundai Thành Công giới thiệu Venue, mẫu xe gầm cao nhỏ nhất của thương hiệu Hàn Quốc. Vào tháng 6/2024, Hyundai đã chính thức giảm giá cho dòng xe Venue, tạo cơ hội hấp dẫn cho những khách hàng đang tìm kiếm một chiếc SUV nhỏ gọn với giá cả phải chăng.
  • So sánh Mazda CX-5 và Toyota Corolla Cross 2024
    So sánh Mazda CX-5 và Toyota Corolla Cross 2024
    Phân khúc SUV cỡ C luôn duy trì sức hấp dẫn mạnh mẽ với những cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu lớn. Trong số đó, Mazda CX-5 và Toyota Cross 2024 nổi lên như hai đối thủ đáng chú ý, gây ra không ít bối rối cho người tiêu dùng khi phải đưa ra quyết định lựa chọn.