Mo men xoắn động cơ là gì? Thông số này có ý nghĩa gì tới công suất động cơ?

Thứ Hai, 20/05/2024 - 16:26 - hoangvv

Momen xoắn đặc trưng cho khả năng chịu tải tức thời của động cơ. Mô-men xoắn càng cao, xe càng "bốc" và kéo khỏe nhưng không đạt được vận tốc cao. Đa số các xe địa hình, máy kéo, xe lu được thiết kế để có mô-men xoắn lớn.

Bên cạnh công suất, mô-men xoắn là thông số không thể thiếu khi nói tới động cơ. Mặc dù đóng vai trò quan trọng nhưng rất ít người mua xe có thể hình dung chính xác ý nghĩa của đại lượng này.

Mo men xoắn động cơ là gì?

Momen xoắn hay mô men xoắn được định nghĩa là lực xoắn có thể gây ra các chuyển động quay cho một động cơ, hoặc một lực có thể khiến một vật thể xoay quanh một trục. Khi có một lực tác động vào khiến thiết bị chuyển động quanh một điểm thì momen xoắn sẽ xuất hiện. Đơn vị đo lường của momen xoắn là Newton mét (Nm) hoặc Pound feet (lb-ft).

Lực xoắn xuất hiện trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như vặn núm cửa, mở nắp chai nước ngọt, sử dụng mỏ lết hoặc đạp xe đạp. Chính là lực xoắn đang thực hiện công việc đó!

Tưởng tượng bạn đang siết bulong bằng một cái mỏ lết. Bạn sẽ áp dụng một lực nào đó vào đầu mỏ lết, lực này sẽ được chuyển đến bulong ở đầu kia. Điều này tạo ra lực xoắn, hay lực xoắn vặn.

Mo men xoắn cực đại là gì?

Momen xoắn cực đại là một đại lượng quan trọng cho hiệu suất của động cơ xe ô tô và thể hiện lực tối đa mà động cơ có thể cung cấp và ảnh hưởng đến khả năng kéo, tăng tốc và chở hàng của xe. Momen xoắn cực đại càng lớn thì xe càng mạnh mẽ và khả năng vận hành càng tốt.

Ngoài ra, momen xoắn cực đại cũng phụ thuộc vào vòng tua máy của động cơ. Nếu vòng tua máy thấp thì xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu và có khả năng tăng tốc tốt. Tuy nhiên, để đạt được M xoắn cực đại thì cần có vòng tua máy dài, giúp xe tăng tốc nhanh và chở được hàng hoá nặng.

Momen xoắn là một đại lượng vật lý thể hiện lực tác động quay quanh một điểm hoặc trục. Nó tỉ lệ thuận với khoảng cách từ giá lực đến trục quay và có đơn vị là Nm. Để tính M xoắn cực đại, ta sử dụng công thức: T=P*9.55/n, trong đó T là M xoắn, P là công suất động cơ điện và n là tốc độ động cơ tính bằng vòng/phút.

Ý nghĩa của thông số momen xoắn trong động cơ ô tô

Vậy momen xoắn của ô tô là gì? Đây là bộ phận quan trọng trong động cơ của xe, dùng để đo lực xoắn có sẵn ở trục khủy tại bất kỳ số vòng quay động cơ nhất định. Momen xoắn, công suất và vòng tua máy là ba yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh của ô tô.

Momen xoắn - Thước đo quan trọng cho sức mạnh của động cơ xe hơi, với khả năng chịu tải ngay lập tức. Tuy nhiên, giá trị của nó có thể thay đổi theo hệ quy chiếu. Chính vì vậy, để so sánh khả năng của các loại xe, chúng ta thường xét đến giá trị momen xoắn. Giá trị này càng cao, thì sức quay của bánh xe càng mạnh.

Ngoài ra, giá trị momen xoắn còn phụ thuộc vào tốc độ quay của động cơ và đạt giá trị cực đại ở một vòng tua nhất định. Thông thường, trong bảng thông số kỹ thuật của động cơ, giá trị momen xoắn được ghi nhận là giá trị cực đại.

Với xe ô tô sử dụng hộp số tay, momen xoắn được truyền tới hộp số thông qua thiết bị ly hợp. Trong khi đó, hộp số tự động sử dụng hộp biến mô để truyền động. Điều đáng chú ý là, nếu so sánh hai chiếc xe cùng dung tích động cơ, nhưng một chiếc xe có vòng tua cao và công suất lớn hơn, thì giá trị momen xoắn của nó sẽ thấp hơn so với chiếc xe có vòng tua thấp hơn.

Trong thiết kế động cơ, công suất thể hiện cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm mà không thể hiện cho sức mạnh. Để dễ hình dung, công suất là tốc độ sinh công. Nếu chiếc xe có tốc độ sinh công lớn, nó có thể đạt được vận tốc cao nhưng đôi khi lại “yếu” khi gặp phải những chiếc xe có công suất thấp. Ví dụ, một chiếc xe thể thao đạt 300 km/h nhưng không thể kéo một chiếc xe lu có vận tốc 20 km/h.

Vì vậy, để biểu diễn đầy đủ hơn về sức mạnh của chiếc xe, người ta còn phải cân nhắc tới thông số mô-men xoắn. Trực quan nhất về một động cơ có mô-men xoắn lớn là độ “bốc” của chiếc xe, chỉ cần nhấn chân ga, chiếc xe “vọt” lên ngay tức thì, trong khi một số xe có công suất lớn lại tăng tốc chậm. Bạn có thể thử bằng cách đi ở số thấp (tỷ số truyền lớn), mô-men xoắn cao nên xe “bốc” nhưng không thể đi nhanh còn khi đi ở số cao, mô-men xoắn nhỏ, xe đi nhanh nhưng yếu.

Giá trị mô-men xoắn tùy thuộc vào tốc độ vòng tua máy và tại một vòng tua nào đó (theo thiết kế của nhà sản xuất), nó đạt giá trị cực đại. Động cơ đốt trong thường chỉ sinh ra mô-men xoắn hữu ích trong khoảng vòng tua máy nhất định (1.000-6.000 vòng/phút đối với xe hạng nhỏ). Mô-men xoắn ghi trong bảng thông số động cơ được mặc định là giá trị cực đại và người ta có thể đo trực tiếp mô-men xoắn nhưng lại không đo trực tiếp công suất. Trên xe hơi sử dụng hộp số tay, mô-men xoắn được truyền tới hộp số nhờ thiết bị có tên ly hợp, còn hộp số tự động sử dụng hộp biến mô (torque converter).

Cách thức hoạt động của momen xoắn

Trong động cơ đốt trong, momen xoắn được tạo ra khi năng lượng từ sự di chuyển của piston lên xuống trong xi lanh được chuyển đổi thành một lực quay trên trục khuỷu, từ đó truyền đến bánh xe. Vì vậy, momen xoắn được coi là chỉ số đo lường khả năng làm việc của động cơ và đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh công suất.

Một động cơ có xoắn momen lớn sẽ cho phép xe tăng tốc mạnh mẽ hơn khi khởi động và thực hiện các công việc nặng như kéo tải hoặc leo dốc. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu sử dụng xe để thực hiện những công việc này nên tìm kiếm một chiếc xe với momen xoắn cao để đảm bảo hiệu suất làm việc tốt nhất.

Để đạt được momen xoắn tối đa, cần phải tối ưu hóa các thông số khác nhau trong động cơ, chẳng hạn như đường kính piston, động cơ thể tích,.... Điều này giúp tăng cường khả năng làm việc của động cơ và cải thiện hiệu suất tổng thể của xe.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Các đời xe Mitsubishi Attrage: lịch sử hình thành, các thế hệ

Mitsubishi Attrage là mẫu sedan phân khúc hạng B của thương hiệu Nhật Bản. Attrage được bán ở khoảng 60 quốc gia trên thế giới, định hướng là dòng xe 4 chỗ giá rẻ và tiết kiệm nhiên liệu.

Bật mí những nguyên nhân khiến phanh ô tô phát ra tiếng kêu khó chịu

Tiếng ồn phát ra từ phanh ô tô không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm, có thể dẫn đến các tình huống tai nạn nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Các đời xe Mercedes-Benz GLB: các thế hệ trên thế giới và Việt Nam

Mercedes-Benz GLB là mẫu xe SUV crossover cao cấp cỡ nhỏ được sản xuất bởi hãng xe sang Mercedes-Benz. Xe được nhà sản xuất Daimler AG trình làng vào ngày 10 tháng 6 năm 2019 tại Utah, Mỹ. GLB được đặt nằm giữa GLA và GLC và quá trình sản xuất của xe bắt đầu vào hoạt động từ cuối năm 2019. Dường như Mercedes GLB là mẫu xe dẫn đầu ở sân chơi xe sang 7 chỗ dưới 2 tỷ đồng. Đây sẽ là một lợi thế cho Mercedes khi các đối thủ BMW, Lexus hay Audi chưa có cho mình sản phẩm nào để đối đầu cùng GLB.

Cầu xe ô tô là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng?

Cầu xe ô tô là bộ phận được thiết kế với hình cầu, nằm chính giữa trục kim loại và nối liền với hai bánh sau hoặc trước của xe ô tô

Tiêu chuẩn khí thải Euro: Tìm hiểu từ tiêu chuẩn Euro 1 đến Euro 4, Euro 5, Euro 6

Kể từ năm 1990, tất cả các dòng xe mới đều phải đáp ứng các giới hạn về ô nhiễm khí thải được đề ra trước khi bán ra thị trường, đây được gọi là tiêu chuẩn

Có thể bạn quan tâm

  • Đảo lốp ô tô sai cách: Chi tiết nhỏ nhưng hậu quả lớn mà tài xế dễ bỏ qua
    Đảo lốp ô tô sai cách: Chi tiết nhỏ nhưng hậu quả lớn mà tài xế dễ bỏ qua
    Mặc dù lốp xe ô tô được thiết kế nhằm đảm bảo khả năng chịu tải, tăng độ bám đường và hỗ trợ ổn định trong quá trình vận hành, nhưng không phải tất cả các loại lốp đều có cấu trúc hay cách đảo lốp giống nhau. Tùy vào kiểu gai lốp và cấu trúc thiết kế như lốp định hướng, lốp bất đối xứng hay lốp đối xứng – quy trình đảo lốp và lắp đặt sẽ có những nguyên tắc kỹ thuật riêng biệt. Việc hiểu đúng và áp dụng đúng cách là yếu tố then chốt để duy trì hiệu suất, độ bền và độ an toàn của lốp xe trong suốt quá trình sử dụng.
  • Tiết lộ 6 bộ phận ô tô cũ dễ “đổ bệnh” khi trời nắng nóng, chủ xe cần lưu ý ngay
    Tiết lộ 6 bộ phận ô tô cũ dễ “đổ bệnh” khi trời nắng nóng, chủ xe cần lưu ý ngay
    Vào mùa nắng nóng, các bộ phận như hệ thống điều hoà, lốp xe, nước làm mát và cần gạt mưa trên ô tô cũ thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ hư hỏng do đã xuống cấp theo thời gian và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chính vì vậy, việc kiểm tra và bảo dưỡng kỹ lưỡng các hạng mục này ngay từ đầu mùa hè là bước chuẩn bị quan trọng giúp đảm bảo xe vận hành ổn định, an toàn và bền bỉ.
  • Phụ kiện công nghệ cho xe cũ: Vừa tiện ích, vừa
    Phụ kiện công nghệ cho xe cũ: Vừa tiện ích, vừa "tăng giá" xe, tại sao không?
    Chỉ với một khoản đầu tư hợp lý, bạn hoàn toàn có thể trang bị cho chiếc xe cũ của mình những tiện nghi công nghệ tiên tiến, mang lại trải nghiệm không thua kém gì các mẫu xe đời mới.
  • 5 trang bị giúp tài xế mới tự tin cầm lái ngay từ ngày đầu
    5 trang bị giúp tài xế mới tự tin cầm lái ngay từ ngày đầu
    Việc cầm lái không hề đơn giản đối với tài xế mới, đặc biệt là trong điều kiện giao thông phức tạp như tại Việt Nam. Thực tế cho thấy, chương trình đào tạo lái xe hiện nay chủ yếu tập trung vào việc giúp học viên vượt qua các bài thi sát hạch, trong khi lại thiếu sự trang bị về các kỹ năng xử lý tình huống thực tế sau vô lăng.
  • Chuẩn bị xe ô tô cho hành trình xa: Những sai lầm thường gặp và cách khắc phục
    Chuẩn bị xe ô tô cho hành trình xa: Những sai lầm thường gặp và cách khắc phục
    Trước mỗi hành trình dài, việc kiểm tra tổng thể chiếc xe và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng hỗ trợ là bước không thể bỏ qua. Đây không chỉ là yếu tố đảm bảo phương tiện vận hành ổn định, mà còn đóng vai trò then chốt trong việc giữ an toàn cho cả chuyến đi và lúc trở về. Để chuyến đi của bạn diễn ra thuận lợi, dưới đây là những hướng dẫn chi tiết, thiết thực mà bạn nên tham khảo và áp dụng ngay trước khi lên đường.