Động cơ ô tô có mấy loại? Nguyên lý hoạt động như thế nào?

Thứ Hai, 18/12/2023 - 04:23 - hoangvv

Có khá nhiều loại động cơ xe ô tô khác nhau và mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng biệt với mục đích mang đến công suất vận hành cho xe cũng như khả năng di chuyển ở các địa hình riêng biệt.

Thứ gì cung cấp sức mạnh cho chiếc xe hơi của bạn? Câu trả lời đó chính là động cơ. Vậy động cơ có bao nhiêu loại và chúng hoạt động như thế nào để cung cấp sức mạnh cho xe? Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại động cơ thông dụng nhất trên xe hơi hiện nay nhé.

Danh mục bài viết

  • Phân loại động cơ dựa vào nhiên liệu
  • Phân loại động cơ dựa vào kiểu vận hành của piston
    • Động cơ kiểu I
    • Động cơ kiểu V
    • Động cơ kiểu VR
    • Động cơ kiểu W
    • Động cơ kiểu Boxer
  • Phân loại động cơ dựa vào bố trí trục cam
    • Động cơ OHV
    • Động cơ OHC
    • Động cơ SOHC
    • Động cơ DOHC

Phân loại động cơ dựa vào nhiên liệu

- Động cơ xăng: Hiện nay, đa phần các xe con, xe gia đình sử dụng động cơ này vì sự êm ái của nó trong khi xe thể thao dùng động cơ này vì nó mang lại cảm giác “bốc” hơn dầu mỗi lần vào ga.

- Động cơ dầu: Loại động cơ này thường được trang bị cho những loại xe cần lượng mô-men xoắn lớn và có được ngay ở tua máy thấp, thường thấy trên xe tải, xe bán tải hoặc những chiếc suv cỡ lớn. Động cơ dầu có ưu điểm tiết kiệm hơn xăng nhưng khi hoạt động lại ồn hơn (sẽ được giải thích ở các phần sau).

+ Động cơ lai: Loại này thường sử dụng một động cơ đốt trong, có thể là xăng hoặc dầu kết hợp cùng mô-tơ điệ hỗ trợ tăng tốc hoặc gia tăng công suất.

+ Động cơ điện: Loại này sử dụng nguồn điện từ ắc-quy cao áp dung lượng lớn để vận hành xe.

+ Động cơ hydro: Loại này vẫn là động cơ điện nhưng dùng pin nhiên liệu hydro để tạo điện, thải ra môi trường là nước.

Phân loại động cơ dựa vào kiểu vận hành của piston

Cái này có hai loại là piston tịnh tiến thẳng, nói khoa học là vậy thôi chứ đây là loại động cơ mà xe con hay dùng. Loại thứ hai là động cơ xoay Wankel, dùng piston xoay quanh trục khuỷu để nén hòa khí vào xi-lanh, tạo năng lượng.

Trên xe, khi mở khoang động cơ, nhà sản xuất thường chú thích đó là động cơ gì bằng mã của họ hoặc đơn giản hơn là một chữ cái và một số. Trong đó, chữ cái chỉ kiểu bố trí của xi-lanh và số chỉ số lượng xi-lanh.

Động cơ kiểu I

Đây là kiểu thường thấy nhất trên xe. Ở kiểu này, các xi-lanh được xếp thẳng hàng với nhau.

Động cơ kiểu V

Kiểu V thường được sử dụng trên những mẫu xe hiệu suất cao, được cấu thành từ hai hàng xi-lanh riêng biệt được đặt theo một góc cố định. Thay vì động cơ I6 có chiều dài khá đáng kể thì V6 chỉ dài khoảng hơn phân nửa, thay vào đó là bề ngang lớn hơn.

Động cơ kiểu VR

Để tối ưu kích thước khoang động cơ, Volkswagen đã giới thiệu đến thế giới động cơ VR6 với 6 xi-lanh vào năm 1991. Đây là một động cơ V với góc giữa hai xi-lanh khá hẹp, chỉ 15 độ và nằm hoàn toàn trên một thân máy. Kiểu này có ưu điểm về chiều dài của động cơ V và cả chiều ngang của động cơ I.

Động cơ kiểu W

Thường thấy trên những chiếc xe hiệu suất cao, xe sang của tập đoàn Volkswagen. Động cơ W trước đây được sử dụng trên máy bay với ba thân máy riêng lẻ. Đến khi có mặt trên xe thương mại, W chỉ còn hai thân máy do được cấu thành từ hai động cơ VR của VW. Hiện nay, Bentley vẫn sử dụng W12-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai trong khi Bugatti dùng W16.

Động cơ kiểu Boxer

Boxer hay Flat-engine là kiểu bố trí xi-lanh với góc giữa hai thân máy là 180 độ. Ở đây mình gọi là boxer để phân biệt với động cơ đối đỉnh. Động cơ này có ưu điểm là trọng tâm cực kỳ thấp do xi-lanh nằm ngang và nằm ở chiều cao tương đương trục khuỷu.

Phân loại động cơ dựa vào bố trí trục cam

Tiếp đến sau cách bố trí xi-lanh, hãy cùng tìm hiểu về cách các nhà sản xuất bố trí trục cam nhé, cái này có hai loại chính.

Động cơ OHV

Đầu tiên, về những từ viết tắt được nêu trên, OHV là Overhead Valve, chỉ loại động cơ có xu-páp được đặt trên đầu xy-lanh, sử dụng trục cam đặt trong thân máy, vận hành đũa đẩy (Push-rod) để đóng/mở các xu-páp này. Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa động cơ OHV với động cơ OHC.

Đây là kiểu động cơ lâu đời nhất trong số các loại kể trên, động cơ OHV hiện nay thường được sử dụng trên những mẫu xe cơ bắp và xe thể thao đến từ Mỹ, những chiếc xe buýt cũng như xe tải cũng thường sử dụng loại động cơ này.

Động cơ OHC

OHC là từ viết tắt của Overhead Camshaft, chỉ loại động cơ có trục cam được đặt trên đầu xy-lanh, trực tiếp vận hành xu-páp thông qua cò mổ. Loại động cơ này tiếp tục được chia thành hai dạng gồm SOHC – Single Overhead Camshaft có một trục cam cho một dãy xy-lanh; và DOHC – Double Overhead Camshaft có hai trục cam cho một dãy xy-lanh.

Động cơ SOHC

SOHC – Single Overhead Camshaft là động cơ trục cam đơn, đặt trên đầu xy-lanh SUV sử dụng gối đẩy của trục cam để đóng/mở các xu-páp. Trục cam của động cơ này được dẫn động bởi trục khuỷu, kết nối thông qua đai truyền.

Động cơ DOHC

Động cơ DOHC– Double Overhead Camshaft thường được gọi là động cơ Twin Cam hoặc Dual Cam, cả 2 đều có nghĩa là cam đôi. Hầu hết tất cả các xe hiện đại ngày nay đều được trang bị động cơ DOHC, từ động cơ xe máy cho đến động cơ ô tô. Kết cấu của động cơ này có hai trục cam, đặt trên đầu xy-lanh. Hệ thống phân phối khí có đến bốn xu-páp, gồm hai nạp và hai xả cho mỗi xy-lanh.

 

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Các đời xe Hyundai Creta: lịch sử hình thành, các thế hệ trên thế giới và Việt Nam

Hyundai Creta, còn được gọi là Hyundai ix25 tại Trung Quốc, thuộc phân khúc SUV hạng B sản xuất từ năm 2014 và chủ yếu dành cho các thị trường mới nổi. Creta còn có tên gọi khác là Cantus ở thị trường Dominica.

12 trường hợp cấm vượt xe mà tài xế hay quên, vi phạm là mất tiền

Mặc dù đoạn đường không có biển cấm vượt xe (P.125, P.126), nhưng trong một số tình huống hoặc vị trí nhất định, người điều khiển phương tiện vẫn bị cấm thực hiện hành vi vượt xe.

Các đời xe Isuzu MU-X: các thế hệ trên thế giới và Việt Nam

Isuzu đã đem toàn bộ những ưu điểm từ 2 loại xe tải và xe thương mại tích hợp vào mẫu SUV 7 chỗ mang tên MU-X. Thị trường ô tô đã chào đón thêm một sản phẩm xe du lịch đa năng, thoả mãn được nhiều đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau.

Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe điện BYD

BYD đã có một hành trình phát triển đáng chú ý để trở thành một trong những nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới. Thương hiệu này không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn đang vươn tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, đặc biệt khi xét về doanh số xe điện.

Hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS là gì

Cùng Oto365 tìm hiểu hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao ADAS là gì, có mấy cấp ADAS, có bao nhiêu tính năng trợ lái.

Có thể bạn quan tâm

  • Tại sao ô tô bị bó cứng phanh? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
    Tại sao ô tô bị bó cứng phanh? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
    Ô tô bị bó cứng phanh khi đang di chuyển là một tình huống nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao nếu không được xử lý kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và cách khắc phục hiệu quả? Hãy cùng danhgiaXe khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.
  • Gương Chiếu Hậu Ô Tô – Phân Loại, Giá Cả Và Cách Bảo Dưỡng Hiệu Quả
    Gương Chiếu Hậu Ô Tô – Phân Loại, Giá Cả Và Cách Bảo Dưỡng Hiệu Quả
    Tìm hiểu các loại gương chiếu hậu ô tô, công dụng, cách bảo dưỡng và bảng giá mới nhất. Hướng dẫn chọn gương phù hợp để đảm bảo an toàn khi lái xe
  • Cách kiểm tra nước làm mát ô tô giúp động cơ vận hành bền bỉ hơn
    Cách kiểm tra nước làm mát ô tô giúp động cơ vận hành bền bỉ hơn
    Ngày nay, nước làm mát động cơ (màu xanh lá hoặc đỏ) là dung dịch quen thuộc với người sử dụng ô tô, giúp chống đông khi trời lạnh và tăng nhiệt độ sôi khi động cơ hoạt động. Tuy nhiên, cách sử dụng đúng và những lưu ý quan trọng là điều cần biết. Hãy cùng tìm hiểu.
  • Cảnh báo 4 dấu hiệu lốp xe cần thay ngay kẻo nguy hiểm khi lái xe
    Cảnh báo 4 dấu hiệu lốp xe cần thay ngay kẻo nguy hiểm khi lái xe
    Lốp xe ô tô là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng lượng xe và đảm bảo độ bám đường. Do đó, lốp rất dễ bị mài mòn theo thời gian. Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu cần thay lốp không chỉ giúp duy trì hiệu suất vận hành ổn định mà còn giảm nguy cơ gặp sự cố như nổ lốp, mất kiểm soát tay lái hay trượt bánh, đảm bảo an toàn khi di chuyển.
  • Những trường hợp cấm vượt xe ô tô dù không có biển báo
    Những trường hợp cấm vượt xe ô tô dù không có biển báo
    Vượt xe là một tình huống giao thông xảy ra khi phương tiện phía sau di chuyển lên trước phương tiện phía trước. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, các phương tiện phải vượt về bên trái, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế, không khó để bắt gặp những trường hợp tài xế vượt xe không an toàn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn và vi phạm quy định giao thông.