Tài xế gác chân lên cửa khi đang lái xe có bị phạt?

Thứ Hai, 03/06/2024 - 21:38

Có nhiều tài xế, có thể do thói quen hoặc muốn thể hiện tính cá nhân, thường không ngần ngại đặt chân lên cửa kính hoặc bảng điều khiển của xe khi đang di chuyển trên đường. Tuy nhiên, liệu hành vi này có bị phạt hay không là một vấn đề cần được xem xét.

Trên các con đường, chúng ta thường thấy những hình ảnh của tài xế gác chân lên taplo hoặc cánh cửa của xe trong quá trình lái. Thậm chí, có những trường hợp mở cửa kính ra và gác chân thò ra ngoài.

Hành động này có thể là kết quả của thói quen vô thức khi tài xế cảm thấy mỏi chân trong những chuyến đi xa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đây là biểu hiện của sự ngông nghênh và thiếu ý thức của một số lái xe.

Không ít tài xế cố tình mở cửa kính rồi gác hẳn chân lên khi lái xe như một cách thể hiện sự ngông nghênh, gây phản cảm cho người khác.

Vậy, hành vi nguy hiểm và có phần "khó coi" này liệu có bị xử phạt?

Theo các chuyên gia về pháp lý, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không có quy định cụ thể về vị trí để chân của tài xế khi lái ô tô. Do đó, hiện tại chưa có biện pháp xử phạt đối với tài xế nếu họ cố ý đặt chân lên cửa kính hoặc bảng điều khiển của xe. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện tài xế sử dụng chân để điều khiển vô lăng, họ có thể đối mặt với hình phạt nặng.

Theo quy định tại điểm b, khoản 7, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm d, khoản 3, Điều 2 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP), hành vi "điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường..." sẽ bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Nếu người thực hiện các hành vi trên không tuân thủ hiệu lệnh dừng xe của cơ quan thi hành công vụ hoặc gây ra tai nạn giao thông, họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 18-20 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 3-5 tháng.

Một tài xế vừa điều khiển xe vừa gác chân lên cửa kính trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Anh Nguyễn Thanh Tùng - Giảng viên đào tạo lái xe tại Hà Nội cho rằng, hành vi gác chân lên táp lô hoặc cửa kính khi xe đang chạy trên đường không chỉ phản cảm, gây mất mỹ quan và thực sự còn rất nguy hiểm, nhất là khi lái xe số sàn.

"Tôi biết nhiều tài xế do thói quen hay duỗi thẳng chân để cả lên taplo cho đỡ mỏi, thậm chí có người đi cao tốc bật Cruise Control rồi cho cả hai chân lên ghế. Tuy nhiên tôi luôn khuyên học viên của mình phải để chân ở đúng nơi, đúng chỗ để không bị bất ngờ trước mọi tình huống", vị chuyên gia về đào tạo lái xe nói.

Theo anh Tùng, khi gác chân trái lên cửa kính, có nghĩa là hoàn toàn bỏ chân côn, lái xe sẽ không kịp có những thao tác như đỡ côn, ngắt côn, chuyển số trong tình huống khẩn cấp. Còn với xe số tự động, dù chân trái hầu như không tham gia vào quá trình điều khiển xe nhưng việc gác chân lên cao sẽ khiến tư thế ngồi không được thoải mái và khó thao tác trong những trường hợp đột xuất như phanh, đánh lái gấp,...

Trường hợp không may xe gặp va chạm, việc gác chân lên cửa hoặc taplo có thể khiến người lái bị thương nặng, đặc biệt là khi va chạm mạnh dẫn tới nổ túi khí.

"Tư thế ngồi chuẩn bao gồm cả chân, tay, lưng, tựa đầu,... rất quan trọng. Trường hợp cơ thể quá mỏi với những chuyến đi dài, nên dừng hẳn xe để nghỉ ngơi và vận động nhẹ thay vì "duỗi chân duỗi cẳng" ngay khi đang ôm vô lăng", anh Nguyễn Thanh Tùng đưa ra lời khuyên cho cánh tài xế.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các cơ quan hữu quan nên nghiên cứu và cần thiết bổ sung thêm hình thức xử phạt đối với hành vi vừa "xấu xí" vừa nguy hiểm này. 

 

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Có nên lắp trang bị tự động gập gương ô tô?

Gập gương tự động là trang bị tương đối phổ biến trên các mẫu xe mới hiện nay, giúp hạn chế phần nào được va quệt vào gương khi dừng đỗ.

Bảo hiểm xe sẽ bồi thường tối đa bao nhiêu cho người gặp tai nạn?

Nghị định mới có hiệu lực bắt đầu từ trong tháng 9/2023 quy định mức bồi thường tối đa và những mức bồi thường cụ thể khác mà người lái xe máy, ô tô cần phải biết.

Hai trường hợp được phép đỗ ô tô trên vỉa hè mà không sợ bị phạt

Luật giao thông đường bộ nêu rõ 'không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định…', tuy vậy thế nào là để xe trên hè phố trái quy định thì không nhiều người nắm được.

Những dấu hiệu nhận biết thời điểm cần thay lốp mới

Lốp xe ô tô là yếu tố quan trọng trong việc vận hành êm ái xe và ảnh hưởng nhiều đến khả năng bám trên mặt đường, lực cản của xe. Quá trình hoạt động lâu ngày lốp xe sẽ có những dấu hiệu cho thấy bạn cần nên thay lốp mới cho xe. Để chăm sóc tốt cho chiếc xe của mình bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn những dấu hiệu nhận biết thời điểm cần thay lốp.

Xe ô tô cá nhân lắp đặt camera giám sát hành trình, ảnh hưởng trực tiếp đến sự riêng tư của mọi người

Tại Dự thảo Luật Trật tự An toàn Giao thông Đường bộ đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đã đề xuất không chỉ xe ô tô kinh doanh vận tải mà tới đây ô tô cá nhân cũng bắt buộc phải lắp đặt camera giám sát hành trình. Ngay lập tức đề xuất này đã nhận được nhiều tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn mạng xã hội cũng như các ý kiến trái chiều từ phía chủ xe ô tô.

Có thể bạn quan tâm