Ô tô điện cần kiểm tra bộ phận nào sau khi đi qua đường ngập nước?
Chủ nhật, 15/09/2024 - 10:58 - hoangvv
Kiểm tra hệ thống dây điện cao áp
Ô tô điện sẽ không lo ngại vấn đề thủy kích như xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống. Tuy nhiên sau khi lái xe qua vùng ngập bạn chắc chắn sẽ cần kiểm tra một vài phụ tùng để đảm bảo an toàn, phòng tránh các hư hỏng phát sinh.
Điều đầu tiên tài xế cần đưa xe đi kiểm tra tổng quát hệ thống dây điện cao áp. Đây là các dây điện kết nối giữa hệ thống pin, bộ biến tần và động cơ. Đó chính là những bộ phận dễ bị hư hỏng nhất do ngập nước.

Sau một thời gian sử dụng gioăng làm kín tại các đầu nối bị xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ lọt nước và hơi ẩm vào hai đầu điện cực. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng báo lỗi pin, khiến chiếc xe không thể tiếp tục di chuyển.
Nếu không được phát hiện sớm, lâu ngày hơi ẩm và nước sẽ đẩy nhanh quá trình oxi hóa giữa hai đầu cực, dẫn tới gãy các chân tiếp xúc. Lúc này chi phí sửa chữa và thay thế sẽ vô cùng lớn.
Vỏ hệ thống pin
Vỏ hệ thống pin được thiết kế với khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chống nước. Tuy nhiên, nếu liên tục lưu thông qua lại vùng ngập nước có thể khiến nước mưa cùng đất đá ứ đọng ở những góc khuất. Nếu lúc này không tiến hành kiểm tra và làm sạch sẽ, lâu ngày nước mưa và đất cát có thể làm gỉ sét khiến nước dễ thẩm thấu vào hệ thống pin gây hỏng hóc.
Ngoài ra với việc được lắp đặt ở dưới gầm xe, vỏ bảo vệ pin có thể gặp bị móp méo do va chạm với mặt đường. Đặc biệt với những cung đường ngập nước tài xế sẽ dễ đi vào những vị trí ổ gà mấp mô.

Chủ xe cũng cần kiểm tra khoang nội thất, bởi nước có thể xâm nhập vào khoang nội thất thông qua các cửa gió điều hoà hoặc những khe cân bằng áp suất. Nếu không kiểm tra và xử lý kịp thời sẽ khiến những chi tiết nội thất ẩm ướt, hỏng hóc bốc mùi hôi.
Khoang động cơ cũng cần được kiểm tra để loại bỏ những phần nước hoặc rác thải đất cát còn đọng lại sau khi đi qua vùng nước ngập.
Khả năng lội nước của ô tô điện
Theo đánh giá của tổ chức chuyên gia về xe điện Electrifying, không hề có sự khác biệt lớn giữa xe điện và xe động cơ đốt trong trong vấn đề phải làm gì khi gặp khu vực ngập nước. Nói ngắn gọn, dù bạn đang sử dụng chiếc xe nào, cũng đều phải tránh xa hết mức có thể khỏi các khu vực ngập úng nhằm bảo đảm an toàn cho chính chiếc xe lẫn những hành khách bên trong.
Có thể thấy, mặc dù ô tô điện không lo ngại vấn đề thủy kích, chết máy khi đi vào những vũng nước sâu như xe động cơ đốt trong nhưng việc di chuyển trong điều kiện địa hình bất lợi vẫn đem tới những rủi ro mất an toàn.

Các mẫu xe điện đều được các nhà sản xuất công bố có khả năng kháng nước, tuy nhiên họ không khuyến cáo người dùng lái xe qua những vùng ngập quá sâu trong thời gian dài.
Xem thêm: Những lưu ý cho xe ôtô điện khi đi qua vùng ngập nước
Tại Việt Nam, theo công bố, VF e34, VF 8 hay một số dòng xe điện khác của VinFast được trang bị khối pin với tiêu chuẩn IP67, tức có khả năng chịu ngập trong vòng 30 phút ở mức nước lên tới 1 mét.
Tuy vậy, nhà sản xuất cũng khuyến cáo người dùng không nên chủ quan khi di chuyển ô tô điện đi đường ngập sâu trong thời gian dài, vượt quá điều kiện cho phép để hạn chế rủi ro.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Bí quyết giữ lớp phủ Ceramic bền đẹp: Hướng dẫn từ chuyên gia
Cách đơn giản để động cơ Ô tô bền bỉ sau 5 năm sử dụng
Một số cách kiểm tra mức dầu hộp số trên ô tô
Các giải pháp độ đèn tăng sáng ô tô và sử dụng lâu dài
Bạn cần làm những việc này ngay sau khi mua ô tô cũ
Có thể bạn quan tâm
-
Những kinh nghiệm "vàng" làm mát ô tô khi hệ thống điều hòa gặp sự cố bất ngờTrong trường hợp điều hòa ô tô bị hỏng và không thể hoạt động, tài xế có thể áp dụng các phương pháp làm mát xe đơn giản như hạ cửa kính hoặc tận dụng cửa sổ trời để tạo luồng không khí lưu thông, giúp không gian bên trong xe thoáng mát hơn.
-
Bạn Đã Biết Cách Vệ Sinh Ghế Da Đúng Chuẩn?Vệ sinh ghế da không đúng cách (sai hóa chất, thao tác) có thể làm hỏng ghế và ảnh hưởng thẩm mỹ nội thất xe. Bài viết này hướng dẫn chọn hóa chất và cách vệ sinh ghế da an toàn, hiệu quả.
-
Giải pháp chống mốc ô tô mùa nồm ẩm đơn giản, an toàn ngay tại nhàThời tiết nồm ẩm đặc trưng tại miền Bắc khiến khoang nội thất ô tô dễ rơi vào tình trạng ẩm ướt, phát sinh mùi hôi khó chịu và xuất hiện các vết mốc ố trên trần xe. Để khắc phục hiệu quả, chủ xe cần áp dụng các biện pháp kiểm soát độ ẩm như sử dụng điều hòa ở chế độ làm khô (dry), kích hoạt sấy kính, kết hợp vệ sinh nội thất định kỳ bằng dung dịch diệt nấm mốc như giấm trắng pha loãng. Những giải pháp này không chỉ giúp cải thiện không khí trong cabin mà còn ngăn ngừa hư hỏng vật liệu nội thất do ẩm mốc kéo dài.
-
3 Sai lầm khi chăm sóc xe khiến ô tô dễ trầy xướcNhững vết trầy xước trên ô tô không chỉ làm giảm giá trị thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh chi phí sửa chữa đáng kể. Tuy nhiên, với một số biện pháp bảo vệ đơn giản nhưng hiệu quả, chủ xe hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh và giảm thiểu tình trạng này.
-
8 thói quen lái xe tưởng vô hại nhưng đang âm thầm phá hủy chiếc xe của bạn mỗi ngàyLái xe là một kỹ năng mà bất cứ ai cũng có thể học hỏi, nhưng để điều khiển xe một cách đúng chuẩn, vừa an toàn vừa bảo vệ tối đa cho “người bạn đồng hành” trên mọi hành trình thì không phải ai cũng làm được.