Những trang bị cao cấp trên xe sang đã trở thành tiêu chuẩn trên xe phổ thông
Thứ Năm, 31/08/2023 - 17:12 - hoangvv
Trước đây, do giới hạn về công nghệ, chi phí đắt đỏ khiến các trang bị tính năng cao cấp thường chỉ được đưa lên những mẫu xe hạng sang đắt tiền, và lấy đó để , tạo ra lợi thế trong chiến lược bán hàng. Nhưng ngày nay, công nghệ thay đổi một cách chóng mặt, chi phí chế tạo đã hạ thấp giúp cho những hãng xe phổ thông gia tăng giá trị sản phẩm của mình bằng các trang bị cao cấp.
Dưới đây là một số trang bị, tính năng cao cấp đã trở thành tiêu chuẩn trên xe phổ thông.
Hệ thống đèn chiếu sáng LED
Công nghệ chiếu sáng LED lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006 trên chiếc sedan hạng sang cỡ lớn Lexus LS600h cho đèn cos và đến năm 2007, Audi mới là hãng xe đầu tiên áp dụng công nghệ chiếu sáng LED cả cos và pha cho chiếc xe coupe thể thao R8 V10.
Lexus LS600h 2006 mở màn cho việc áp dụng công nghệ chiếu sáng LED lên xe hơi.
Ở thời điểm đó, hầu hết những chiếc xe vẫn chủ yếu sử dụng đèn chiếu sáng công nghệ halogen và cao cấp hơn là xenon. Chính vì vậy, LED thực sự là công nghệ chiếu sáng mới và đắt đỏ ở thời điểm đó nên chủ yếu sử dụng cho những dòng xe đầu bảng của các thương hiệu hạng sang.
Nhưng sau 10 năm phát triển, chúng ta dần được thấy công nghệ chiếu sáng LED xuất hiện nhiều hơn trên những dòng xe phổ thông, tất nhiên là chỉ ở phiên bản cao.
Chiếc xe hạng A giá rẻ Toyota Wigo đã trang bị đèn pha LED là một tính năng tiêu chuẩn.
Gần đây, người dùng có thể dễ dàng tìm thấy công nghệ chiếu sáng LED ngay trên một chiếc xe hạng A giá rẻ dưới dạng đèn định vị ban ngày hoặc đèn chiếu sáng chính như một trang bị tiêu chuẩn.
Cửa sổ trời toàn cảnh
Thuật ngữ "cửa sổ trời toàn cảnh" khá dễ hiểu, vì "toàn cảnh" có nghĩa là tầm nhìn rộng xung quanh người quan sát. Trong khi cửa sổ trời là tấm mui có thể mở được của ô tô. Vì vậy, về cơ bản, cửa sổ trời toàn cảnh chỉ là một phiên bản lớn hơn của cửa sổ trời truyền thống.
Cửa sổ trời toàn cảnh trên chiếc SUV hạng sang Audi Q5.
Cửa số trời toàn cảnh giúp tạo ra ấn tượng về một trần xe mở đối với người ngồi trong xe, do đó nó được coi là một trong những tính năng sang trọng nhất mà hầu hết người mua đều mong muốn.
Chiếc xe đầu tiên được ghi nhận có cửa sổ trời toàn cảnh là mẫu xe ý tưởng Lincoln XL-500 vào năm 1953. Và đến năm 1969, Lamborghini Espada là chiếc xe sản xuất đầu tiên có mui toàn cảnh.
Thế nhưng cũng phải đến những năm 2000, cửa sổ trời toàn cảnh mới được nhắc đến nhiều hơn khi các hãng xe sang bắt đầu đua nhau đưa trang bị này lên những mẫu xe của họ.
Chiếc SUV cỡ nhỏ giá rẻ Hyundai Creta cũng đã xuất hiện trang bị cửa sổ trời toàn cảnh.
Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, chi phí sản xuất cửa sổ trời toàn cảnh đã giảm giúp cho các hãng xe phổ thông có cơ hội tiếp cận nhiều hơn. Tùy vào từng nhà sản xuất, cửa sổ trời toàn cảnh sẽ xuất hiện trên xe phổ thông dưới dạng tiêu chuẩn hoặc tùy chọn.
Phần lớn những chiếc xe được trang bị cửa sổ trời toàn cảnh hiện nay là dòng xe Crossover/SUV nhờ lợi thế về kích thước và sự phổ biến, nhất là khi lượng xe SUV ở phân khúc giá rẻ ngày một nhiều.
Bảng đồng hồ kỹ thuật số
Bảng đồng hồ kỹ thuật số lần đầu tiên được ứng dụng lên chiếc xe Aston Martin Lagonda 1976 và phải đến những năm 2000, các hãng xe sang mới đưa trang bị này trở thành một trong những lựa chọn cao cấp.
Bảng đồng hồ kỹ thuật số được trang bị trên chiếc xe Mercedes-Benz S-Class 2007.
Mercedes-Benz S-Class 2007 là mẫu xe đầu tiên sử dụng màn hình TFT và sau đó là Lexus LF-A 2010. Trong những năm sau đó, bảng đồng hồ kỹ thuật số vẫn chỉ là tùy chọn trên các dòng xe hạng sang.
Nhưng trong vài năm trở lại đây, trước xu thế điện hóa tăng cao và sự phát triển của công nghệ số đã giúp cho trang bị bảng đồng hồ kỹ thuật số đến gần hơn với những chiếc phổ thông.
Bảng đồng hồ kỹ thuật số đang dần phổ biến trên các dòng xe phổ thông.
Ban đầu, bảng đồng hồ kỹ thuật số chỉ góp mặt trên những chiếc xe phổ thông có giá bán tương đối cao. Nhưng hiện tại, chúng ta đã có thể bắt gặp thứ này trên một chiếc xe giá rẻ nhỏ gọn.
Hệ thống hỗ trợ lái tiên tiến ADAS
Hệ thống hỗ trợ người lái tiến tiến ADAS là hệ thống điện tử hỗ trợ người điều khiển phương tiện lái xe an toàn và thuận tiện hơn. Trước đây, hệ thống này không trở thành một gói trang bị cụ thể mà xuất hiện dưới các tính năng riêng lẻ và phát triển dần theo thời gian.
Hệ thống hỗ trợ nhìn đêm được Mercedes-Benz áp dụng trên các mẫu xe trong những năm 2007-2012-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai-loi-pho-bien-khi-bao-duong-o-to-tuong-dung-hoa-sai.
Trong những giai đoạn đầu tiên, các tính năng hỗ trợ người lái có thể biết đến như chống bó cứng phanh ABS, cân bằng điện tử ESP, kiểm soát áp suất lốp...
Những năm 2000, các hãng bắt đầu bổ sung thêm các tính năng mới như cảnh báo điểm mù, cảnh báo lệch làn, cảnh báo trước sau, camera quan sát đêm, kiểm soát hành trình nhưng đó vẫn là những trang bị hiếm thấy trên xe phổ thông.
Gần đây, xu hướng xe tự lái đã đẩy các hãng phát triển thêm nhiều công nghệ hỗ trợ lái cao cấp hơn như phanh tự động khẩn cấp, hỗ trợ đỗ xe tự động, kiểm soát hành trình thích ứng bằng radar, nhận diện biển báo,...
So với các trang bị kể trên, hệ thống hỗ trợ người lái tiến tiến ADAS vẫn được các hãng xe sang tiên phong áp dụng nhưng trước sự cạnh tranh của các hãng xe mới nổi, công nghệ này ngày càng phổ cập lên xe phổ thông.
Hệ thống hỗ trợ người lái ADAS giờ đây có thể tìm thấy ở nhiều thương hiệu xe phổ thông.
Các hãng xe thường tự đặt tên gọi riêng của hệ thống ADAS do mình phát triển để tạo ấn tượng với người dùng như Honda Sensing, Hyundai SmartSense, Toyota Safety Sense, Mazda i-ActivSense... nhưng cơ bản các hệ thống hỗ trợ lái đều gần tương tự nhau.
Việc người dùng ngày càng đề cao tính an toàn và tiêu chuẩn an toàn tại nhiều quốc gia nghiêm ngặt hơn cũng có thể là lý do khiến ADAS nhanh chóng phổ biến trên xe phổ thông.
Tin cũ hơn
5 dấu hiệu hhận biết động cơ xe cũ có vấn đề chỉ bằng mắt thường
Tuyệt chiêu giúp bạn tránh rủi ro khi mua xe ô tô cũ
Vì sao nhiều người vẫn chọn ô tô số sàn? Lý do bất ngờ!
Sơn phủ gầm ô tô: Liệu có thực sự cần thiết hay chỉ là lãng phí?
Hybrid – Tìm hiểu một số thuật ngữ chức năng trong công nghệ Hybrid
Tìm hiểu công nghệ Hybrid là gì, xe Hybrid hoạt động như thế nào. Giải thích một số thuật ngữ chức năng trong công nghệ Hybrid ứng dụng trong ô tô
Có thể bạn quan tâm
-
Top công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn trong điều kiện mưa bãoSự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời nhiều công nghệ tiên tiến, hỗ trợ tài xế nâng cao độ an toàn khi điều khiển xe trong điều kiện mưa gió.
-
Công nghệ sạc nhanh trên ô tô điện là con dao hai lưỡiCông nghệ sạc nhanh đem lại sự thuận tiện vượt trội cho người dùng ô tô điện nhờ rút ngắn đáng kể thời gian nạp năng lượng. Tuy nhiên, mặt trái của tiện ích này là làm gia tăng tốc độ hao mòn pin, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ bộ pin và kéo theo chi phí bảo trì, thay thế tăng cao trong dài hạn.
-
Giải mã hiện tượng ô tô điện tụt pin qua đêm những sai lầm cần tránhDù xe không di chuyển, ô tô điện vẫn có thể bị hao pin nếu người dùng quên tắt chế độ "cắm trại" hoặc không tháo chốt dây đai an toàn, khiến một số hệ thống trên xe tiếp tục hoạt động và tiêu thụ năng lượng.
-
Chuyên gia" mách bạn cách tự kiểm tra đèn phanh ô tô dễ dàng tại nhàĐèn phanh là tín hiệu quan trọng báo hiệu giảm tốc độ, giúp tránh tai nạn. Đèn phanh hỏng gây nguy hiểm khi lái xe. Để kiểm tra dễ dàng tình trạng hoạt động của đèn phanh, hãy tham khảo cách đơn giản sau.
-
Cách điều chỉnh đèn pha cho xe ô tôĐèn pha là bộ phận không thể thiếu với một chiếc xe ô tô, nó giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Thế nhưng đèn pha có thể gặp một số trục trặc khi chiếu lệch hướng, độ chụm đèn không đúng hay có tầm chiếu xa không đạt có thể gây khó khăn cho người lái hoặc làm chói mắt những xe ngược chiều gây mất tan toàn giao thông. Vậy điều chỉnh đèn pha thế nào cho hợp lý? Bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách điều chỉnh đèn pha của một chiếc ô tô.