Lưu ý quan trọng khi lái ô tô trên cao tốc ban đêm

Thứ Tư, 19/06/2024 - 20:55 - tienkm

Việc lái xe ô tô trên cao tốc luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ, nhưng khi lái xe vào ban đêm, áp lực và nguy hiểm còn tăng lên gấp bội. Ánh sáng yếu, tầm nhìn hạn chế và sự mệt mỏi dễ dàng tích tụ, tất cả đều góp phần làm tăng rủi ro khi điều khiển phương tiện vào thời điểm này. Do đó, việc chú ý và tuân thủ các biện pháp an toàn là vô cùng quan trọng để đảm bảo một hành trình an toàn và hiệu quả.

Do đó, để đảm bảo an toàn, bên cạnh việc chấp hành luật giao thông, các tài xế còn phải trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng lái xe và kiểm tra an toàn xe trước khi di chuyển.

Kiểm tra nhiên liệu, lốp xe

Điều quan trọng phải kiểm tra trước khi đi trên cao tốc vào ban đêm chính là kiểm tra động cơ xe. Đặc biệt với những tuyến cao tốc xa, không có trạm dừng đỗ sẽ không có hệ thống đèn pha chiếu sáng. Cụ thể, những chi tiết cơ bản nhất chiếc xe cần có là đủ nhiên liệu chạy cả chặng hành trình, hệ thống gương chiếu hậu, đèn xe hoạt động tốt. Bên cạnh đó, tài xế cần xem xét, tính toán cỡ lốp xe. ..

Đi đúng tốc độ, đúng khoảng cách an toàn

Tầm nhìn vào ban đêm không được rõ bằng ban ngày, đặc biệt tại những đoạn đường cao tốc không có hệ thống đèn chiếu sáng. Chính vì thế, khi lái xe ô tô trên đường cao tốc vào ban đêm, tài xế nên cho xe đi chậm lại, đảm bảo khoảng chiếu sáng của hệ thống đèn và không chạy quá tốc độ quy định.

Tắt màn hình và tập trung khi lái xe trên cao tốc vào ban đêm. (Ảnh minh họa).

Khi lái xe trên cao tốc vào ban đêm, nên tăng khoảng cách an toàn với các xe phía trước để đảm bảo đủ thời gian phản ứng trong trường hợp khẩn cấp. Nhiều tài xế hiện nay thường áp dụng quy tắc về khoảng cách an toàn theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

Cụ thể, khoảng cách an toàn giữa hai xe khi di chuyển với tốc độ khác nhau như sau: - Với tốc độ 60 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 35 mét. - Với tốc độ từ 60 - 80 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 mét. - Với tốc độ từ 80 - 100 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 mét. - Với tốc độ từ 100 - 120 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 mét.

Tuy nhiên, đây là quy tắc áp dụng trong các điều kiện lái xe thông thường. Khi lái xe trên cao tốc vào ban đêm, tài xế nên tăng thêm khoảng cách an toàn này để đối phó tốt hơn với tầm nhìn hạn chế và các yếu tố bất ngờ có thể xảy ra.

Không dừng trên đường nếu cần thiết

Ngoài những trường hợp bắt buộc như xe bị hỏng hóc, hết xăng, chết máy, thay lốp, tài xế gặp vấn đề về sức khỏe, tai nạn giao thông hay các tình huống khẩn cấp khác, tài xế không nên dừng nghỉ trên cao tốc.

Trong những trường hợp bắt buộc phải dừng xe trên cao tốc, các lái xe cần chú ý thực hiện các thao tác an toàn. Trước hết, nếu xe gặp sự cố hoặc tài xế gặp vấn đề về sức khỏe không thể tiếp tục lái xe, hãy bật đèn cảnh báo nguy hiểm (biểu tượng hình tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển trung tâm) để báo hiệu cho các phương tiện khác. Sau đó, từ từ điều khiển xe vào sát làn đường bên phải.

Hãy chú ý quan sát và tránh dừng xe tại những điểm khuất hoặc khúc cua. Thay vào đó, nên chọn những đoạn đường thẳng và có tầm quan sát rộng để các phương tiện khác dễ nhận biết. Hiện nay, hầu hết các tuyến cao tốc tại Việt Nam đều có thiết kế một số đoạn đường cho phép dừng xe khẩn cấp và có biển chỉ dẫn khoảng cách đến làn dừng khẩn cấp.

Sau khi đã dừng xe vào làn dừng khẩn cấp, hãy duy trì bật đèn cảnh báo để báo hiệu cho các xe phía sau. Kéo phanh tay để tránh xe bị trôi và đánh lái phần đầu xe về phía tay phải để phòng tránh trường hợp bị phương tiện khác đâm vào khiến xe lệch sang đường chính. Đồng thời, đặt biển phản quang cách xe ít nhất 50 mét để cảnh báo nguy hiểm, đặc biệt khi dừng xe vào ban đêm.

Sau khi dừng xe, không đứng ở khu vực đuôi xe và di chuyển hành khách đến vị trí an toàn để tránh nguy cơ va chạm. Nhanh chóng liên hệ với dịch vụ cứu hộ hoặc gọi số điện thoại của đơn vị quản lý vận hành đường cao tốc để được hỗ trợ sửa chữa hoặc di chuyển xe khỏi khu vực một cách sớm nhất.

Tuyệt đối không chạy vào làn khẩn cấp

Đường cao tốc không thể tránh khỏi sự cố nếu gặp phải với dòng phương tiện dày đặc, buộc phải dừng xe trên làn đường khẩn cấp. Đây là những tình huống nguy hiểm trên đường cao tốc, đặc biệt là vào ban đêm với tầm nhìn có hạn. Do vậy khi di chuyển trên cao tốc, bất kể là ban đêm hay ban ngày cũng tuyệt đối không di chuyển trên làn đường nguy hiểm. Rất nhiều xe tại Việt Nam hiện nay khi bị sự cố trên cao tốc không hề có dấu hiệu cảnh báo từ xa, gây ra hàng loạt các tai nạn đáng tiếc vì các xe lưu thông cùng chiều va phải.

Tắt màn hình giải trí

Màn hình trung tâm trên xe dễ làm người lái chói mắt và dễ mất tập trung, việc chạy xe với tốc độ cao trên cao tốc, nơi có đèn đường 2 bên cũng làm ánh sáng từ màn hình lớn tạo ra sự khó chịu. Do đó, trường hợp di chuyển trên cao tốc ở những khu vực không có đèn đường, nên tắt hẳn màn hình. Nếu không thể tắt, hãy chọn chế độ tối hoặc điều chỉnh độ sáng màn hình về mức tối nhất có thể. Việc này giúp người lái xe có thể tập trung tuyệt đối quan sát phần đường phía trước, sẵn sàng xử lý các tình huống bất ngờ.

Dừng xe nghỉ ngơi khi cảm thấy buồn ngủ

Buồn ngủ được đánh giá là mối nguy hại cao nhất khi lái xe ban đêm. Vì vậy, trong lúc lái xe nếu cảm thấy buồn ngủ hay mỏi mệt bạn nên chọn nơi dừng chân trên cao tốc, chợp mắt một lát cho tỉnh táo hẳn rồi mới lái xe tiếp. Nên mang theo bảng thông báo có phản quang để sử dụng đề phòng trường hợp phải đậu xe trên làn đường khẩn cấp nếu không thể lái xe tiếp vì quá buồn ngủ.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Đèn sương mù có thực sự cần thiết khi di chuyển trong đô thị?

Đèn sương mù trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lái khi di chuyển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù dày đặc, mưa phùn hoặc tầm nhìn bị hạn chế. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu rõ cách sử dụng đèn sương mù sao cho hiệu quả và an toàn.

Đỗ ô tô kiểu 'chân thấp chân cao' có thực sự gây hại cho xe

Các chuyên gia về kỹ thuật ô tô cho rằng, nếu đỗ xe kiểu 'chân thấp chân cao' trong thời gian quá lâu sẽ khiến hệ thống lái, giảm xóc và lốp xe bị ảnh hưởng.

Vì hệ thống lái gặp lỗi chủ Tesla Cybertruck bất lực nhìn xe gây tai nạn

Một chủ xe bán tải điện Tesla Cybertruck đã buộc phải lái xe đâm vào nhà hàng xóm sau khi vô lăng và bàn đạp ga 'không phản hồi' theo ý muốn.

Lái xe đã cạn xăng hiểm họa với động cơ và sự an toàn của bạn

Lái ô tô khi bình xăng sắp cạn có thể gây hư hỏng nhiều bộ phận quan trọng, và thói quen này tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng cho cả xe và trải nghiệm vận hành.

Tránh va chạm khi lái xe trong thành phố: 5 lỗi cơ bản tài xế mới hay Gặp

Lái xe ôtô trong thành phố đông đúc là thử thách với các bác tài mới. Vì vậy, hãy lưu lại các kinh nghiệm dưới đây để có thể lái xe dễ dàng và thoải mái hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Bí quyết sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa nồm
    Bí quyết sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa nồm
    Để hệ thống điều hòa ô tô hoạt động hiệu quả trong thời tiết nồm ẩm, người lái nên duy trì chế độ lấy gió trong, điều chỉnh nhiệt độ ở mức phù hợp và tránh hạ cửa kính, nhằm hạn chế hơi ẩm từ bên ngoài xâm nhập vào khoang nội thất.
  • Cảnh báo: Những hành động nhỏ khi lái xe có thể gây hỏng hộp số ô tô
    Cảnh báo: Những hành động nhỏ khi lái xe có thể gây hỏng hộp số ô tô
    Việc vào số khi chưa đạp hết hành trình chân côn, thường xuyên đặt tay lên cần số hay chuyển đổi giữa số tiến và số lùi khi xe chưa dừng hẳn đều là những thói quen sai lầm, âm thầm gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống hộp số. Nếu duy trì trong thời gian dài, những hành vi này không chỉ rút ngắn tuổi thọ của hộp số mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng nặng, dẫn đến chi phí sửa chữa tốn kém.
  • Bí mật về túi khí ô tô: hiểu đúng để bảo vệ tốt hơn
    Bí mật về túi khí ô tô: hiểu đúng để bảo vệ tốt hơn
    Để hệ thống túi khí phát huy tối đa hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe, cần nắm rõ một số nguyên tắc quan trọng về cách thức hoạt động và những lưu ý khi sử dụng.
  • Cách lái xe thông minh giảm say xe trên các chuyến đi dài
    Cách lái xe thông minh giảm say xe trên các chuyến đi dài
    Có những người ngồi trên xe này cảm thấy rất thoải mái, nhưng khi chuyển sang xe của tài xế khác, họ lại bị say xe nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do kỹ năng và kinh nghiệm lái xe của từng tài xế.
  • Khi xe phía trước phanh gấp trên cao tốc: Đạp phanh hay đánh lái, đâu là lựa chọn an toàn?
    Khi xe phía trước phanh gấp trên cao tốc: Đạp phanh hay đánh lái, đâu là lựa chọn an toàn?
    Khi di chuyển trên đường cao tốc, trong trường hợp xe phía trước phanh gấp, tài xế xe phía sau nên lựa chọn bẻ lái hay đạp phanh để đảm bảo an toàn và tránh va chạm? Đây là tình huống đòi hỏi phản xạ nhanh và kỹ năng xử lý chính xác để giảm thiểu rủi ro tai nạn.