Xe ô tô cần bảo dưỡng, thay thế hạng mục nào khi đạt mốc ODO 20.000km
Thứ Bảy, 01/06/2024 - 10:10 - linhltm
Thông thường, ở mức ODO 10.000km, việc kiểm tra, bảo dưỡng ô tô khá đơn giản khi chỉ cần vệ sinh một số bộ phận và thay dầu nhớt, còn với các xe vận hành khoảng 20.000 cây số thường sẽ được tư vấn gói bảo dưỡng cấp trung. Tùy theo hãng mà sẽ có cách gọi khác nhau nhưng hầu hết đều có chung các hạng mục cần thiết ngoài việc thay nhớt cơ bản, dựa vào cách vận hành và thời gian mà một số bộ phần cần kiểm tra hoặc thay thế.
Thay dầu động cơ và thay lọc nhiên liệu
Việc thay dầu động cơ khi xe đạt mốc 20.000km là một bước bảo dưỡng quan trọng, không thể bỏ qua. Dầu động cơ sau một thời gian sử dụng sẽ bị bẩn và mất đi khả năng bôi trơn, làm mát hiệu quả. Dầu mới giúp giảm ma sát giữa các bộ phận, làm mát động cơ và ngăn ngừa sự ăn mòn. Điều này không chỉ kéo dài tuổi thọ động cơ mà còn giúp xe vận hành mượt mà, tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Tiến hành thay dầu nhớt động cơ theo định kỳ, khuyến cáo từ nhà sản xuất. Ảnh: Chí Hiếu
Khác với việc chỉ vệ sinh lọc nhiên liệu khi xe đi 10.000km, tại mốc 20.000km, lọc nhiên liệu cần được thay mới hoàn toàn. Lọc nhiên liệu sẽ giữ lại các tạp chất và cặn bẩn, bởi vậy sau một thời gian vận hành lọc nhớt gần như không còn tác dụng lọc các cặn khi vận hành. Việc thay mới lọc nhiên liệu đảm bảo nhiên liệu sạch được lưu thông trong động cơ, giúp các bộ phận bên trong hoạt động trơn tru, giảm ma sát và mài mòn.
Kiểm tra lốp và đảo lốp
Khi xe đạt mốc ODO 20.000km, kiểm tra lốp để đánh giá độ mòn của lốp và tình trạng lốp. Bên cạnh đó, đảo lốp giúp cân bằng độ mòn của các lốp xe, tránh tình trạng mòn không đều, từ đó cải thiện hiệu suất lái và tiết kiệm chi phí thay lốp mới. Thông thường, các lốp trước chịu tải nặng hơn và bị mòn nhanh hơn so với lốp sau do tác động của việc phanh và lái xe.
Nên đảo lốp sau khi đi 20.000km để 4 lốp xe mòn đều. Ảnh: Ford Hà Thành
Đảo lốp định kỳ giúp phân bổ đều áp lực lên tất cả các lốp, giúp lốp mòn đồng đều hơn. Ngoài ra, đảo lốp còn giúp phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến hệ thống treo và cân bằng của xe, từ đó có thể xử lý kịp thời. Việc thực hiện đảo lốp đúng cách và theo đúng lịch trình bảo dưỡng giúp duy trì độ bám đường tốt, nâng cao độ an toàn khi lái xe, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu.
Thay lọc gió điều hoà
Trên xe ô tô sẽ có hai loại lọc gió gồm lọc lạnh và lọc động cơ. Về nguyên lý đều có chung mục đích lọc bụi bẩn đem lại nguồn khí tươi cho động cơ và điều hòa. Nếu không thay sẽ khiến xe hao xăng hơn bởi lượng gió bị nghẹt hay khoang nội thất sẽ có những mùi hôi do các loại lọc không còn tác dụng.
Nếu như ở thời điểm xe lăn bánh 10.000km, chúng ta chỉ cần vệ sinh lọc gió điều hoà thì ở mức 20.000km, chúng ta nên thay mới để bộ phận này hoạt động hiệu quả hơn.
Kiểm tra hệ thống treo
Đây là một bộ phận có phần phức tạp nhưng lại đảm nhiệm khá nhiều các nhiệm vụ như đảm bảo an toàn và thoải mái khi lái xe. Hệ thống treo bao gồm các bộ phận như lò xo, giảm xóc, thanh giằng và các khớp nối, có nhiệm vụ hấp thụ và giảm chấn động từ mặt đường, giữ cho xe vận hành ổn định và êm ái. Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận trong hệ thống treo có thể bị mòn, rơ hoặc hư hỏng, gây ra các hiện tượng như tiếng kêu lạ, rung lắc và giảm độ an toàn khi lái xe.
Nên kiểm tra hệ thống treo sau khi đi 20.000km, nhất là những xe sử dụng treo khí nén. Ảnh: Mercedes-Benz VN
Đa phần, hệ thống treo trên ô tô sẽ còn hoạt động tốt khi xe đạt ODO 20.000km, tuy nhiên chúng ta vẫn cần kiểm tra kỹ để kịp thời sửa chữa, thay thế nếu không may gặp hư hỏng. Tại điều kiện đường sá Việt Nam hiện nay với nhiều ổ gà, ổ voi, một số mẫu xe sang sử dụng hệ thống treo khí nén sẽ có độ bền kém hơn so với hệ thống treo thông thường. Chính vì vậy, kiểm tra hệ thống treo khi xe đạt ODO 20.000km là việc nên làm khi mang xe đi bảo dưỡng.
Hệ thống phanh
Ở 20.000km các bộ phận trong hệ thống phanh cũng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng như vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng, tra mỡ vào các khớp nối để đảm bảo không bị mắc kẹt.
Kiểm tra hệ thống đèn, điện và cảm biến
Việc kiểm tra cẩn thận hệ thống đèn, điện và các cảm biến trên xe cũng rất cần thiết khi đã đi được quãng đường 20.000km.
Về hệ thống điện, nên kiểm tra các đường dây điện và các cổng kết nối để đảm bảo vẫn hoạt động trơn tru và không bị chập mạch, đứt dây,... do những yếu tố khách quan như chuột cắn, dây nóng chảy vì thời tiết khắc nghiệt. Việc dây điện hoặc các cổng kết nối bị chập mạch có thể gây ra hoả hoạn, cháy xe.
Đèn chiếu sáng, đèn phanh, đèn tín hiệu và đèn nội thất cần được kiểm tra để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách, đặc biệt quan trọng khi lái xe vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu. Các cảm biến như cảm biến áp suất lốp, cảm biến nhiệt độ và cảm biến va chạm, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác cho hệ thống điều khiển và cảnh báo. Việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề, từ đó có thể sửa chữa hoặc thay thế kịp thời, tránh các sự cố không mong muốn và đảm bảo xe luôn hoạt động ổn định.
Tin cũ hơn
Các loại đèn trên ô tô lái xe cần phải biết
Cách phòng tránh nổ lốp xe ô tô trong thời tiết mùa hè
Phân biệt các loại phụ tùng ô tô để tránh hàng giả, đồ cũ
Cách nhận biết ô tô bị hỏng bugi
Những lưu ý quan trọng khi chọn mua bơm lốp ô tô
Có thể bạn quan tâm
-
Những hiểu lầm tai hại về lốp xe ô tô khiến bạn tốn tiền oanLốp xe là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên ô tô, trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng vận hành và an toàn khi di chuyển. Tuy nhiên, những quan niệm sai lầm của người dùng có thể khiến lốp nhanh bị mài mòn, làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của lốp, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi lái xe.
-
Ưu nhược điểm của vè che mưa ô tô có nên lắp khôngVè che mưa là phụ kiện giúp hạn chế mưa hắt vào xe được nhiều chủ xe ưa chuộng, tuy nhiên phụ kiện này cũng có những hạn chế nhất định.
-
Mẹo chống trầy xước ô tô hiệu quả đơn giản nhưng cực kỳ hữu íchTrầy xước là vấn đề thường gặp đối với các chủ xe ô tô, ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ ngoài và giá trị của xe. Dù chỉ là những vết xước nhỏ, nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể làm mất đi tính thẩm mỹ và thậm chí dẫn đến hư hại nghiêm trọng hơn theo thời gian.
-
Hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra và thay thế cầu chì ô tô tại nhàCầu chì trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các thiết bị điện khỏi nguy cơ hư hỏng hoặc chập cháy do hiện tượng ngắn mạch hay quá tải. Khi dòng điện đột ngột vượt quá mức cho phép, cầu chì sẽ tự động ngắt để ngăn chặn rủi ro. Nếu các thiết bị như còi xe, radio hoặc đèn chiếu sáng nội thất ngừng hoạt động, rất có thể cầu chì đã bị đứt. Đặc biệt, nếu tình trạng này xảy ra liên tục, đó là dấu hiệu của sự cố hệ thống điện, đòi hỏi bạn phải kiểm tra và khắc phục ngay để đảm bảo an toàn cho xe.
-
Hướng dẫn chi tiết cách khắc phục tạm thời rò rỉ ống dẫn nước làm mát trên xe ô tôHãy hình dung nếu hệ thống làm mát động cơ gặp sự cố và ống dẫn nước làm mát bị rò rỉ. Tình trạng này có thể dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng khi bạn di chuyển trên quãng đường dài. Nếu không được xử lý kịp thời, xe có thể hết nước làm mát, gây tổn hại nghiêm trọng cho động cơ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các biện pháp khắc phục tạm thời để bạn có thể xử lý tình huống này một cách hiệu quả.