Kỹ thuật phanh ô tô an toàn và đúng cách

Thứ Năm, 10/08/2023 - 17:35 - Chưa có

Nắm vững kỹ thuật phanh ô tô đúng cách giúp tài xế chủ động xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình vận hành, từ đó đảm bảo an toàn cho người và xe khi tham gia giao thông.

Nắm vững kỹ thuật phanh ô tô đúng cách giúp tài xế chủ động xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình vận hành, từ đó đảm bảo an toàn cho người và xe khi tham gia giao thông.

Đạp/nhả phanh theo nhịp

Nếu ô tô không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS thì xe dễ gặp hiện tượng bó phanh khi chạy với tốc độ cao, gây trượt bánh, khóa bánh khiến tài xế bị mất lái.

Để tránh tình trạng mất kiểm soát, cần áp dụng đúng kỹ thuật phanh bằng cách đập/nhả phanh liên tục và dứt khoát. Quá trình này giúp giảm ma sát và áp lực phanh, từ đó giảm tốc độ an toàn, nhất là trường hợp phanh gấp khi chạy với tốc độ cao.

Rà phanh

Rà phanh là cách phanh xe ô tô được sử dụng phổ biến nhưng lại là kỹ thuật không được khuyến khích. Bởi, rà phanh liên tục tạo ma sát lớn, làm dầu phanh dễ bị sôi, có thể gây mất áp suất phanh hoặc cháy má phanh. Vì vậy, không nên rà phanh quá dài, nhất là trong các trường hợp xe tải nặng, đang xuống đèo dốc...

Hạn chế rà phanh

Chỉ khi vào cua, tài xế có thể giữ tốc độ cao và bắt đầu rà phanh bằng một lực vừa phải. Khi đó, xe vẫn giữ tốc độ cao mà không bị mất lái.

Giảm tốc độ kết hợp phanh và về số thấp

Thay vì phanh lực mạnh, tài xế có thể phanh xe an toàn hơn nhờ việc kết hợp đạp phanh với chuyển xe về số thấp. Cách này được khuyên áp dụng khi xe chạy vào những đoạn đường khó như đèo dốc, tải nặng...

Khi về số thấp, xe được hãm thêm bởi phanh động cơ. Điều này giúp giảm áp lực, hạn chế các tình trạng xấu như dầu phanh bị sôi, cháy má phanh, mất áp suất phanh hay xe bị mất phanh...Kỹ thuật này cũng giúp ích rất nhiều trong trường hợp xe bị mất phanh.

Phanh dưới ngưỡng tối đa

Phanh dưới ngưỡng tối đa là người lái chủ động đạp phanh tới một lực tối đa và giữ sao cho chưa vượt qua giới hạn dẫn tới trượt bánh. Kỹ thuật phanh này có thể áp dụng khi lái xe thông thường hoặc trên đường đua.

Những tài xế nhiều kinh nghiệm có thể cảm nhận độ rung của vô lăng để biết được lực phanh đã gần tới ngưỡng hay chưa.

Phanh khẩn cấp

Kỹ thuật phanh khẩn cấp được áp dụng trong tình huống bất ngờ. Lúc này, nếu phanh đột ngột với lực phanh mạnh, xe có thể bị bó phanh. Tình huống này có thể khiến xe bị mất lái.

Kỹ thuật phanh khẩn cấp đúng cách và an toàn là đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe bắt đầu trượt nhẹ trên đường nhưng vẫn đi theo sự kiểm soát của tay lái thì lập tức nhả chân phanh. Đây là kỹ thuật đạp phanh chạm ngưỡng. Khi xe hết trượt lại tiếp tục phanh, sau đó gần đến điểm trượt thì nhả phanh. Lặp lại các bước này cho đến khi xe dừng lại.

Lưu ý, kỹ thuật phanh này chỉ phù hợp với tài xế có kinh nghiệm. Nếu là lái mới, hãy thường xuyên luyện tập để có thêm kinh nghiệm xử lý tốt nhất trong những tình huống thực tế.

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Cách đơn giản ngăn lóa kính lái khi nắng gắt

Chói mắt khi lái ô tô là một vấn đề phổ biến khiến nhiều tài xế khó chịu, ức chế.

Kinh nghiệm vượt cầu an toàn khi mưa bão

Việc lái xe qua cầu trong điều kiện mưa bão tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Do đó, người điều khiển cần trang bị những kinh nghiệm quan trọng để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn khi di chuyển.

Kiểu giày an toàn khi lái ô tô

Theo các chuyên gia về an toàn xe, việc đi giày, dép không phù hợp có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc khi lái xe.

Lý do nên học lái xe số tay

Dưới đây là một số lý do mà nhiều người lựa chọn học lái xe số tay.

Lái xe hybrid thế nào để tiết kiệm nhiên liệu?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức tiêu hao nhiên liệu của các mẫu xe hybrid, trong đó lớn nhất có thể kể tới thói quen lái xe của tài xế.

Có thể bạn quan tâm

  • Sử dụng thắng tay khi đỗ xe số tự động: Nên hay không?
    Sử dụng thắng tay khi đỗ xe số tự động: Nên hay không?
    Nhiều người nhầm lẫn giữa thắng tay (Parking Brake/Handbrake) và vị trí P (Park) trên cần số tự động do cả hai đều liên quan đến việc giữ xe đứng yên và đều có ký hiệu chữ "P". Tuy nhiên, về nguyên lý cơ khí, hai hệ thống này hoạt động hoàn toàn khác nhau và đảm nhiệm những vai trò riêng biệt.
  • Cảnh báo 5 điều tuyệt đối không nên làm khi chạy xe tốc độ cao
    Cảnh báo 5 điều tuyệt đối không nên làm khi chạy xe tốc độ cao
    Khi điều khiển phương tiện ở tốc độ cao, người lái có thể đối mặt với vô số tình huống bất ngờ xảy ra trong tích tắc. Chính vì vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt các kỹ năng lái xe an toàn là yếu tố then chốt giúp giảm thiểu rủi ro và tránh những sự cố không mong muốn.
  • Bí quyết trở thành tài xế giỏi: 9 nguyên tắc vàng bạn không nên bỏ qua
    Bí quyết trở thành tài xế giỏi: 9 nguyên tắc vàng bạn không nên bỏ qua
    Có thể bạn tự tin rằng mình là một "tay lái lụa", làm chủ kỹ thuật điều khiển xe một cách thuần thục. Nhưng hãy thử đối chiếu câu trả lời của bạn với kinh nghiệm thực tế từ những tài xế đã vượt hàng trăm nghìn kilomet mà chưa từng vướng vào một vụ tai nạn nào liệu bạn có đang nghĩ giống họ?
  • Hiện tượng trượt nước khi lái xe: Nguyên nhân và giải pháp an toàn
    Hiện tượng trượt nước khi lái xe: Nguyên nhân và giải pháp an toàn
    Hiện tượng bánh xe trượt nước là nỗi lo lớn của nhiều tài xế khi di chuyển dưới mưa hoặc trên mặt đường trơn trượt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, và làm thế nào để phòng tránh hiệu quả
  • 6 Bước đỗ xe trên dốc an toàn tuyệt đối mọi tài xế cần biết
    6 Bước đỗ xe trên dốc an toàn tuyệt đối mọi tài xế cần biết
    Tại Việt Nam nơi có đến hơn 75% diện tích là đồi núi việc tài xế phải dừng hoặc đỗ xe trên các đoạn đường đèo, dốc là tình huống xảy ra thường xuyên, đặc biệt với những ai di chuyển xuyên tỉnh hoặc khu vực miền núi. Tuy nhiên, không ít người vẫn chủ quan cho rằng việc đỗ xe trên dốc cũng tương tự như trên mặt đường bằng phẳng. Trên thực tế, quan điểm này tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi đặc thù địa hình dốc đòi hỏi thao tác kỹ thuật và biện pháp an toàn riêng biệt để tránh nguy cơ xe bị trôi hoặc gây tai nạn ngoài ý muốn.