Khi xe phía trước phanh gấp trên cao tốc: Đạp phanh hay đánh lái, đâu là lựa chọn an toàn?

Thứ Hai, 10/03/2025 - 22:05 - tienkm

Khi di chuyển trên đường cao tốc, trong trường hợp xe phía trước phanh gấp, tài xế xe phía sau nên lựa chọn bẻ lái hay đạp phanh để đảm bảo an toàn và tránh va chạm? Đây là tình huống đòi hỏi phản xạ nhanh và kỹ năng xử lý chính xác để giảm thiểu rủi ro tai nạn.

Trong tình huống phanh gấp khi đang di chuyển, phản xạ tự nhiên của nhiều tài xế là vội vàng đánh lái để tránh va chạm với xe phía trước. Tuy nhiên, đây là một cách xử lý tiềm ẩn rủi ro cao, có thể dẫn đến mất kiểm soát phương tiện. Việc đánh lái đột ngột ở tốc độ cao không chỉ làm giảm độ bám đường mà còn có thể khiến xe bị văng, trượt hoặc thậm chí lật do trọng tâm thay đổi đột ngột. Vì vậy, thay vì đánh lái gấp, tài xế cần giữ bình tĩnh, kiểm soát vô-lăng và phanh có kiểm soát để đảm bảo an toàn.

Việc đánh lái đột ngột cũng sẽ khiến cho xe dễ bị lật do trọng tâm không ổn định.

Vậy để xử lý an toàn hơn trong tình huống giao thông này thì nên làm gì?

Có 2 trường hợp:

Trường hợp 1:

Khi di chuyển ở tốc độ thấp, tài xế có thể tận dụng thời gian để quan sát kỹ gương chiếu hậu, đánh giá tình hình giao thông phía sau. Nếu không có phương tiện nào đang tiến gần, hãy bật xi-nhan để thông báo ý định chuyển làn và thực hiện thao tác này một cách dứt khoát nhưng an toàn. Trong trường hợp xe buộc phải dừng lại, hãy nhanh chóng đặt biển cảnh báo phía sau với khoảng cách phù hợp để đảm bảo các phương tiện khác có đủ thời gian nhận diện và điều chỉnh tốc độ, giúp giảm thiểu nguy cơ va chạm.

Hãy bật xi nhan và sau đó chuyển làn càng sớm càng tốt nếu cảm thấy an toàn

Trường hợp 2:

Khi điều khiển xe ở tốc độ cao, tài xế cần thực hiện thao tác giảm tốc một cách từ tốn bằng cách đạp nhẹ phanh, tránh phanh gấp đột ngột để duy trì sự ổn định của xe. Đồng thời, luôn đảm bảo giữ khoảng cách an toàn phù hợp với tốc độ di chuyển.

Cụ thể, với vận tốc 100 km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m; ở tốc độ 80 km/h, khoảng cách này nên duy trì ít nhất 50 m. Trong trường hợp xe di chuyển trên 80 km/h, tài xế nên sử dụng kỹ thuật nhấp nhả phanh để tạo tín hiệu cảnh báo cho các phương tiện phía sau, giúp giảm nguy cơ va chạm khi cần phanh gấp.

Bài liên quan

Chia sẻ

Tags:

Khác

Tin cũ hơn

''Bí kíp'' phòng tránh nổ lốp ô tô khi đang di chuyển

Việc sử dụng lốp xe đúng khuyến cáo, thường xuyên kiểm tra, theo dõi chất lượng lốp sẽ giúp tài xế tránh được nhiều nguy cơ.

Hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe tài xế cần biết

Khi di chuyển trên đường, việc gặp phải các sự cố như nổ lốp, mất phanh, ngập nước, ắc quy cạn điện, chân côn mất lực hay ca-pô bốc khói có thể xảy ra bất ngờ, đòi hỏi người lái phải xử lý nhanh chóng và chính xác. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn trong những tình huống khẩn cấp này? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quan trọng, giúp các bác tài ứng phó hiệu quả và tự tin hơn khi cầm lái.

Ba lý do nên trả thẳng tay lái khi đỗ xe, tài mới nên biết

Các giáo viên dạy lái xe thường bắt học viên của mình phải trả thẳng lái khi đỗ xe. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn đến từ lý do kỹ thuật.

Những điều mà ai cũng phải biết về ghế ngồi trên ô tô

Để có trải nghiệm thoải mái khi lái xe, điều quan trọng đầu tiên là cần có một chiếc ghế êm ái. Ghế xe hơi gồm hai phần chính: các lớp đệm trên mặt ghế và phần tựa lưng. Ghế của xe thể thao thường êm ái hơn so với xe SUV, do đó lái xe SUV dễ bị lắc lư và mệt mỏi trong các hành trình dài.

Thói quen lái xe gây tranh cãi trong năm qua lời nhắc nhở cho năm mới văn minh hơn

Thời điểm năm cũ khép lại là cơ hội để các tài xế tự nhìn nhận và đánh giá lại những hành vi chưa chuẩn mực của bản thân khi tham gia giao thông. Từ đó, mỗi người có thể điều chỉnh, cải thiện, và góp phần xây dựng một văn hóa giao thông văn minh, an toàn hơn trong năm mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Sử dụng thắng tay khi đỗ xe số tự động: Nên hay không?
    Sử dụng thắng tay khi đỗ xe số tự động: Nên hay không?
    Nhiều người nhầm lẫn giữa thắng tay (Parking Brake/Handbrake) và vị trí P (Park) trên cần số tự động do cả hai đều liên quan đến việc giữ xe đứng yên và đều có ký hiệu chữ "P". Tuy nhiên, về nguyên lý cơ khí, hai hệ thống này hoạt động hoàn toàn khác nhau và đảm nhiệm những vai trò riêng biệt.
  • Hướng dẫn lùi xe vào chuồng chuẩn xác dễ hiểu, áp dụng ngay
    Hướng dẫn lùi xe vào chuồng chuẩn xác dễ hiểu, áp dụng ngay
    Lùi xe vào chuồng không đúng kỹ thuật có thể gây trầy xước xe hoặc va chạm với các phương tiện đỗ hai bên. Đáng tiếc, đây lại là một trong những kỹ năng thách thức nhất đối với những tài xế thiếu kinh nghiệm. Thấu hiểu điều này, danhgiaXe xin chia sẻ một số kinh nghiệm quan trọng giúp các bác thực hiện thao tác lùi chuồng một cách chính xác, nhanh gọn và an toàn trong bài viết dưới đây.
  • Lái xe đã cạn xăng hiểm họa với động cơ và sự an toàn của bạn
    Lái xe đã cạn xăng hiểm họa với động cơ và sự an toàn của bạn
    Lái ô tô khi bình xăng sắp cạn có thể gây hư hỏng nhiều bộ phận quan trọng, và thói quen này tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng cho cả xe và trải nghiệm vận hành.
  • Bí kíp từ chuyên gia 3 nút giúp kính lái sáng rõ trong trời lạnh
    Bí kíp từ chuyên gia 3 nút giúp kính lái sáng rõ trong trời lạnh
    Trời lạnh khiến nhiệt độ trong và ngoài xe có sự chênh lệch, dẫn đến hiện tượng kính lái bị mờ do hấp hơi. Và đây là thủ thuật giúp tài xế có thể xử lý vấn đề này.
  • 6 thói quen tai hại khi lái xe mùa đông bạn có đang mắc phải?
    6 thói quen tai hại khi lái xe mùa đông bạn có đang mắc phải?
    Việc khởi động xe rồi di chuyển ngay, bơm lốp quá căng, mở hé cửa kính khi lái xe hay mặc quá nhiều quần áo khi ngồi sau vô lăng đều là những thói quen gây hại nghiêm trọng cho chiếc xe của bạn trong điều kiện thời tiết lạnh giá.