Lịch sử thương hiệu xe Mazda 2, các đời xe trên thế giới và Việt Nam
Thứ Bảy, 17/08/2024 - 18:05 - hoangvv
Mazda 2 là một chiếc xe subcompact/supermini (phân khúc B) được Mazda sản xuất và tiếp thị từ năm 2002, hiện đang ở thế hệ thứ ba. Là mẫu xe cơ bản của thương hiệu này tại các thị trường bên ngoài Nhật Bản, Mazda 2 được định vị thấp hơn Mazda 3. Mazda 2 cũng được tiếp thị với tên gọi là Mazda Demio (tên này được giữ nguyên tại thị trường Nhật Bản cho đến năm 2019), trong khi mẫu xe tiền nhiệm trực tiếp của nó được xuất khẩu với tên gọi là Mazda 121.
Mazda 2 thế hệ thứ hai đã giành được danh hiệu Xe của năm vào 2008, trong khi mẫu xe thế hệ thứ ba đã được trao giải Xe Nhật Bản của năm 2014–2015. Mẫu xe thế hệ thứ ba đã được bán ở Bắc Mỹ với tên gọi Scion iA và Toyota Yaris, Yaris iA và Yaris R. Một phiên bản hybrid xăng riêng biệt dựa trên Toyota Yaris Hybrid đã được bán ở châu Âu dưới cùng một tên gọi Mazda 2 kể từ năm 2022 cùng với Mazda 2 thế hệ thứ ba chạy bằng xăng.
Với hơn 20 năm đổi mới và nâng cấp, dòng Mazda đã trải qua 3 thế hệ thay đổi nhằm đưa ra một mẫu Mazda 2 hoàn hảo nhất trên thị trường toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thế hệ tiền nhiệm
Khi thiết kế lại Revue, Mazda đã đưa ra một chiếc hatchback cao, trông như một chiếc xe tải nhỏ. Được phát hành đúng khi báo chí đưa thông tin tiêu cực, Demio đã tạo một cú hích mạnh mẽ cho Mazda tại Nhật Bản, nó cũng báo trước rằng loạt xe tải nhỏ phân khúc B hiện tại gồm Opel Meriva, Fiat Idea và Renault Modus. Được bán với tên gọi 121 tại hầu hết các thị trường xuất khẩu, mẫu sedan thay thế DW được gọi là Mazda2 tại phần lớn các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, biển tên Demio đã tiếp tục được dùng tại Nhật Bản cho đến năm 2019. Demio ban đầu được phát hành vào khoảng tháng 7 năm 1996 và được thay đổi vào năm 2002.
Mazda 2 thế hệ thứ nhất: 2002 - 2007
Demio tại Nhật được ra mắt vào năm 2002, trong khi Mazda 2 nâng cấp dựa trên mẫu xe tiền nhiệm Mazda 121. Kể từ khi trình làng, cả hai mẫu xe đã được các thị trường chào đón nhiệt liệt, nâng doanh số bán trong nội địa Nhật Bản lên vị trí thứ 7.
Mazda 2 có 5 tuỳ chọn động cơ, gồm: động cơ MZI I4 C2 1.25 lít, động cơ MZI I4 C4 1.4 lít, động cơ ZY-VE I4 1.5 lít, động cơ MZI I4 C6 1.6 lít và động cơ diesel MZ-CDTi I4 1.4 lít. Tất cả các phiên bản của Demio đều được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh bằng hệ thống điều khiển điện tử, với hệ thống kiểm soát ổn định là tính năng tuỳ chọn. Một điểm nổi bật của Domino là thêm hệ thống e-4WD.
Mazda 2 thế hệ thứ 2: 2007 - 2014
Mazda 2 đời thứ 2 được ra mắt vào năm 2007 dựa trên nguyễn mẫu là xe Ford Fiesta 2008 tại Thương Hải. Mẫu xe này lựa chọn sử dụng những chất liệu nhẹ và giả kích thước tổng thể của xe. Thiết kế cũng có phần thay đổi, không còn áp dụng kiểu mui xe cao như phiên bản tiền nhiệm, thay vào đó là phong cách phổ biến tương tự như kiểu dáng hatchback.
Xe có các tùy chọn hộp số sàn 5 cấp, hộp số tự động 4 cấp, hộp số vô cấp CVT (phiên bản chỉ có tại Nhật Bản và Hồng Kông) hoặc hộp số vô cấp CVT với chế độ thể thao 7 cấp và lẫy chuyển số (chỉ có tại Nhật).
Đến năm 2011, Mazda 2 đã ra mắt những điểm cải tiến như ghế bọc da cao cấp và bổ sung màu ngoại thất “Burgundy Red mica”,... Các phiên bản 15C (sử dụng hộp số vô cấp CVT), 13C-V và 13C (Sử dụng hộp số tự động 4 cấp) được trang bị đèn pha LED thân thiện với môi trường. Các phiên bản như Sport, 15C, 13C-V và 13C (Sử dụng hệ dẫn động e-4WD) trang bị đầy đủ dây an toàn ba điểm mới và bổ sung thêm tựa đầu trên ghế trung tâm của hàng ghế thứ hai.
Mazda 2 thế hệ thứ 3: 2015 - nay
Tháng 9/2014, hãng xe Nhật đã trình làng Mazda 2 thế hệ thứ 3. Thế hệ này được phát triển dựa trên Mazda CX-5 với chiều dài lớn hơn, chiều ngang cơ sở trước và sau rộng hơn, nhưng giảm kích thước không gian nội thất cho hàng ghế sau và khoảng để chân phía trước.
Mẫu xe hạng B được tung ra hai phiên bản với hộp số sàng 6 cấp Skyactive-Drive và hộp số sàn 5 hoặc 6 cấp Skyacitv-MT. Kết hợp với hệ thống dừng khởi động i-Stop và hệ thống tái tạo năng lượng phanh i-Eloop. Ban đầu, Mazda 2 được trang bị động cơ xăng 1.5 L và động cơ diesel 1.5 L, tuy nhiên đến 2019 thì bản hybrid đã dừng sản xuất ở châu Âu và thay thế bởi máy xăng hybrid 1.5 L.
Năm 2020, Mazda 2 tiếp tục tung ra phiên bản nâng cấp giữa dòng đời cho thế hệ thứ 3 với nhiều thay đổi về cả nội thất và ngoại thất của xe.
Bài liên quan
Tin cũ hơn
Hybrid – Tìm hiểu một số thuật ngữ chức năng trong công nghệ Hybrid
Tìm hiểu công nghệ Hybrid là gì, xe Hybrid hoạt động như thế nào. Giải thích một số thuật ngữ chức năng trong công nghệ Hybrid ứng dụng trong ô tô
Những điểm khác biệt giữa vô lăng xe đua và xe phổ thông
Vô-lăng xe đua F1 có hình dạng khác biệt so với vô-lăng thường để tiết kiệm diện tích cũng như giúp tay đua dễ dàng điều khiển, sử dụng các nút bấm.
Những trường hợp cấm vượt xe ô tô dù không có biển báo
Sạc tại nhà hay trạm công cộng: đâu tốt hơn?
Cảm biến áp suất đường ống nạp: Tổng quan, cấu tạo và nguyên lý
Có thể bạn quan tâm
-
Vì sao ô tô điện hao pin nhanh? Những nguyên nhân ít ai ngờ tớiTình trạng ô tô điện tiêu hao pin nhanh là mối quan tâm lớn đối với nhiều chủ xe, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng và hiệu suất vận hành.
-
Những kẻ thù giấu mặt khiến nội thất ô tô nhanh xuống cấpNhiều phụ kiện khử mùi phổ biến trong ô tô không chỉ giúp loại bỏ mùi khó chịu mà còn mang lại hương thơm dễ chịu. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, những sản phẩm này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nội thất xe, làm hư hỏng bề mặt nhựa, da và các chi tiết quan trọng.
-
Các hạng mục bảo dưỡng trên xe số tự độngTìm hiểu thông tin chi tiết về các hạng mục bảo dưỡng trên xe số tự động qua bài viết sau đây của trung tâm VATC. 1. Dầu động cơ 2. Lọc dầu...
-
Công nghệ mới giúp giảm nguy cơ cháy nổ pin xe điện: Bước tiến đột phá?Những bước tiến trong công nghệ đang từng bước khắc phục mối lo ngại lớn về an toàn của xe điện – nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn từ hệ thống pin, một yếu tố khiến nhiều người tiêu dùng e dè khi chuyển sang sử dụng phương tiện điện hóa.
-
Giải mã hiện tượng ô tô điện tụt pin qua đêm những sai lầm cần tránhDù xe không di chuyển, ô tô điện vẫn có thể bị hao pin nếu người dùng quên tắt chế độ "cắm trại" hoặc không tháo chốt dây đai an toàn, khiến một số hệ thống trên xe tiếp tục hoạt động và tiêu thụ năng lượng.