11 nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát

Thứ Sáu, 22/12/2023 - 14:28 - hoangvv

Điều hòa ô tô không mát là tình trạng rất thường gặp, sau đây là 11 nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết

Điều hòa ô tô không mát là một trong những lỗi thường gặp mà nhiều người sử dụng ô tô gặp phải và ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người lái xe. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều hòa ô tô không lạnh. Nhưng các anh em thợ đã biết những nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát là gì chưa? Tại sao máy lạnh xe hơi không lạnh? 

  • Các lỗi thường gặp trên điều hòa không khí ô tô
  • Những nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không lạnh
  • Cách khắc phục vấn đề điều hòa ô tô không lạnh
    • Làm sạch và thay lọc gió điều hòa ô tô định kỳ
    • Kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống điều hòa không khí
    • Thêm gas lạnh cho điều hòa ô tô
    • Vệ sinh hệ thống điều hòa xe ô tô thường xuyên

Các lỗi thường gặp trên điều hòa không khí ô tô

Theo các nhà chuyên môn, bụi bẩn, cao su, mảnh vỡ kim loại, chất ẩm… là “kẻ thù thầm lặng” khiến hệ thống điều hòa ô tô bị tắc nghẽn, hình thành axit, giảm hiệu xuất hoạt động.  Những tác nhân này sẽ xâm nhập vào hệ thống khiến một phần nào đó bị hỏng hóc, va đập. Bên cạnh đó, quá trình sửa chữa, bảo dưỡng không đúng cách cũng khiến cho hệ thống điều hòa bị gặp trục trặc. Dưới đây, là một số lỗi thường gặp ở hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô như sau:

  • Điều hòa ô tô không lạnh sâu: Hệ thống điều hòa vẫn hoạt động bình thường nhưng khả năng làm lạnh không sâu, khiến cho người dùng không có cảm giác được lạnh như lúc trước.
  • Điều hòa ô tô không mát: Đây là tình trạng hệ thống điều hòa vẫn hoạt động bình thường,  gió vẫn thổi ra từ miệng gió điều hòa nhưng không có cảm giác lạnh từ hệ thống mặc dù hệ thống làm lạnh đã được khởi động.
  • Hệ thống làm mát ô tô không hoạt động: Đây là tình trạng cả hệ thống không hoạt động dù đã bật chế độ làm mát.

Những nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không lạnh

Điều hòa ô tô không hoạt động thường có nhiều nguyên nhân. Nếu bạn cũng gặp tình trạng như vậy mà chưa biết nguyên do thì cùng VATC đi tìm câu trả lời ngay dưới bài viết này nhé!

Cầu chì bị quạt bị cháy: Tình huống cầu chì của AC cháy thì thì quạt dàn lạnh không hoạt động Đây là nguyên nhân khiến điều hòa ô tô dù đã khởi động nhưng không mang đến hiệu quả làm mát. Chủ xe nên đến các trung tâm sửa chữa để được xử lý kịp thời và không nên tự thay tại nhà.

Hệ thống điều khiển điện gặp vấn đề: Hệ thống điện có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của cả hệ thống. Nếu mạch điện hoặc các thành phần điện khác gặp trục trặc, điều hòa sẽ không hoạt động được. Vì vậy, thợ sửa chữa nên kiểm tra các mạch nguồn, tụ điện, … để xác định chính xác nguyên nhân

Phin lọc gas bị tắc: Phin lọc gas là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống làm lạnh. Khi phin lọc gas bị tắc khiến môi chất lạnh không được truyền đến dàn lạnh, dẫn đến hiện tượng điều hòa không mát.

Lọc gió điều hòa bị tắc: Điều hòa ô tô không mát có thể do bộ lọc gió bị tắc. Nếu bộ lọc không khí bị bụi bẩn bám dày đặc, tạo thành các đốm dày, lượng không khí đưa vào dàn lạnh không đủ  làm cho quá trình trao đổi nhiệt bị giảm đi . khiên cho hệ thống làm mạnh bị giảm.

Dàn nóng ô tô bụi bẩn: Dàn nóng thường được lắp đặt phía trước két nước và quạt gió động cơ. Bộ phận này có chức năng trao đổi nhiệt, tản nhiệt và phân tán ra bên ngoài. Nếu dàn nóng bị bám quá nhiều bụi bẩn sẽ làm thất thoát nhiệt, ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm lạnh và làm cho điều hòa ô tô không mát. Khi máy lạnh có dấu hiệu không mát hoặc lạnh không sâu, người dùng nên kiểm tra dàn nóng và vệ sinh nó.

Bộ cảm biến nhiệt độ gặp vấn đề: Cảm biến nhiệt độ bị hỏng hoặc điều chỉnh không chính xác dẫn đến việc đọc nhiệt độ không chính xác. Đây là nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát. Người dùng nên sửa chữa hoặc thay thế cảm biến nhiệt độ tùy theo mức độ hư hỏng.

Hệ thống điều hòa đã lâu không được vệ sinh: Thiết bị lâu ngày không được vệ sinh khiến cho bộ lọc gió bị bám bụi, luồng không khí đi vào cabin không ổn định. Do đó, người ngồi trên xe sẽ không cảm nhận được khí lạnh sâu từ điều hòa.

Tình trạng Gas điều ô tô có vấn đề.

  • Khi hệ thống thiếu gas có thể là do lâu ngày chưa được nạp thêm hoặc thay mới. Tình trạng này sẽ khiến điều ô tô hòa hoạt động thiếu hiệu quả.
  • Đối với tình trạng nạp gas quá nhiều, thừa gas thì áp suất sẽ cao hơn bình thường lúc đó lốc lạnh cũng bị ngắt. Ngoài ra, nạp thừa gas có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong hệ thống. Dấu hiệu để nhận ra tình trạng thừa gas điều hòa là máy chạy chậm hơn, hiện tượng đóng/ngắt lốc lạnh xảy ra liên tục.
  • Trường hợp thứ ba có thể khiến điều hòa ô tô không mát là rò rỉ gas lạnh. Lúc này, áp suất sẽ giảm xuống thấp hơn mức cho phép và lốc lạnh ngưng hoạt động.

Dây curoa máy nén bị hỏng: Dây curoa trong máy nén có nhiệm vụ truyền động, giúp máy hoạt động hiệu quả và năng suất hơn. Khi bộ phận này bị hỏng, bị đứt hệ thống lạnh ô tô cũng sẽ không hoạt động được.

Dàn lạnh ô tô bị bám quá nhiều bụi bẩn: Dàn lạnh có nhiệm vụ hấp thụ và làm giảm nhiệt độ không khí đi qua nó. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, bộ phận này bị bám bụi, dễ sinh vi khuẩn, nấm mốc, gây mùi khó chịu. Về lâu dài, dàn lạnh sẽ bị mục rỉ, bụi bám dày đặc vào các cửa gió khiến không khí khó lưu thông.

Dàn lạnh ô tô bị đóng băng: Hiện tượng đóng băng dàn lạnh cũng có thể do hư hỏng ở van tiết lưu, quạt gió điều hòa, hệ thống cảm biến,… Dàn lạnh đóng băng sẽ khiến điều hòa ô tô hoạt động thiếu ổn định.

Cách khắc phục vấn đề điều hòa ô tô không lạnh

Làm sạch và thay lọc gió điều hòa ô tô định kỳ

  • Lọc gió bẩn sẽ làm giảm lượng khí lưu thông, cản trở hoạt động làm mát của điều hòa. Do đó, người dùng nên lưu ý vệ sinh thường xuyên để đảm bảo thiết bị vận hành hiệu quả.
  • Trong trường hợp bụi bẩn bám quá nhiều, người sử dụng phương tiện có thể cân nhắc thay lọc gió mới. Thời gian thay mới nên dựa vào khuyến cáo của nhà sản xuất và điều kiện vận hành. Thông thường, sau quãng đường di chuyển dao động từ 16.000 – 24.000 km chủ xe nên thay lọc gió mới. hoặc tùy vào điều kiện hoạt động của xe.

Kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống điều hòa không khí

Nếu điều hòa xảy ra tình trạng không mát hoặc lạnh không sâu.  Người dùng nên đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để kỹ thuật viên kiểm tra toàn bộ hệ thống, tìm ra nguyên nhân và khắc phục vấn đề điều hòa ô tô không mát. Ngoài ra, các bộ phận bên trong cũng cần vệ sinh kỹ lưỡng để đảm bảo khôi phục lại khả năng hoạt động của thiết bị:

 

Thêm gas lạnh cho điều hòa ô tô

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra và vệ sinh, chuyên viên kỹ thuật sẽ bơm gas lạnh cho điều hòa và kiểm tra lại hệ thống làm mát một lần nữa. Lượng nhiên liệu phải được bơm vừa đủ, không được thiếu hoặc thừa vì có thể gây ra các hư hỏng không đáng có. Lượng gas bơm vào phải theo thông số kỹ thuật từng xe.

Vệ sinh hệ thống điều hòa xe ô tô thường xuyên

Vệ sinh và chăm sóc ô tô thường xuyên là cách khắc phục quan trọng đối với tình trạng điều hòa ô tô không mát. Đặc biệt, nếu xe thường xuyên phải vận hành với tần suất cao trong môi trường nhiều khói bụi, người dùng nên vệ sinh  hệ thống điều hòa 1 lần/năm.

Điều hòa ô tô không mát là tình trạng rất dễ gặp phải trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo hệ thống luôn vận hành bền bỉ, người sử dụng xe nên lưu ý bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, sau mỗi 5.000 Km di chuyển là thời gian hợp lý để kiểm tra và vệ sinh bộ lọc gió điều hòa và có thể sớm hơn nếu môi trường hoạt động của xe nhiều bụi bẩn.

Ngoài ra, Trung tâm VATC đang có khóa học ngắn hạn về sửa chữa điều hòa không khí trên ô tô. Chỉ với 2 tháng, anh em sẽ được trang bị toàn bộ kiến thức và thực chiến các kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa không khí trên các dòng xe hiện đại. Anh em có thể đăng ký tham gia khóa học tại:

Chia sẻ

Tin cũ hơn

Mẹo dùng bia đánh bay vết bẩn cứng đầu trên ô tô

Ít ai biết rằng trộn bia với baking soda có thể tạo thành hỗn hợp đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu bám trên ô tô, kể cả vết dầu mỡ động cơ tích tụ lâu ngày.

Kích bình ắc quy xe hybrid có gì khác với xe chạy thuần xăng, dầu?

Kích bình ắc quy hết điện trên xe hybrid có phần phức tạp hơn so với xe chạy xăng dầu thông thường, đòi hỏi người dùng cần đọc kỹ cuốn hướng dẫn sử dụng.

Những dấu hiệu nhận biết khi khung gầm ô tô xảy ra sự cố

Khung gầm ô tô là một bộ phận lớn bao quát cả chiếc xe. Do đó, yếu tố này nên được chú ý và bảo dưỡng đúng cách.

Nếu được sử dụng đúng cách, pin ô tô điện có thể đạt tuổi thọ rất lâu

Hầu hết ô tô điện hiện nay sử dụng pin Lithium-ion. Nếu bạn thường xuyên sạc đầy 100% pin, rồi dùng đến cạn, thì pin sẽ rất chóng hỏng và tuổi thọ có thể chỉ sau vài năm.

Hướng dẫn bảo dưỡng Ford Ranger 10.000 km các hạng mục cần thiết

Các mẫu xe của Ford, đặc biệt là Ford Ranger, có quy trình bảo dưỡng đặc biệt. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, chu trình bảo dưỡng của Ford là 10.000 km/lần, khác với chu kỳ 5.000 km thường thấy ở các hãng xe Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm

  • Khi nào cần vệ sinh khoang máy ô tô?
    Khi nào cần vệ sinh khoang máy ô tô?
    Vệ sinh khoang máy ô tô là một yếu tố quan trọng để duy trì hiệu suất và độ bền của xe. Tuy nhiên, tần suất vệ sinh khoang máy phù hợp là bao lâu?
  • Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Cách kiểm tra xe ô tô sau ngập nước: bảo vệ xế yêu tránh thiệt hại lớn
    Sau khi nước lũ rút tại các tỉnh miền Bắc, hàng loạt ô tô bị ngập sâu sẽ cần được đưa đến các gara để tiến hành sửa chữa và phục hồi. Đây là giai đoạn quan trọng mà các chủ xe phải kiểm tra kỹ lưỡng và xử lý kịp thời nhằm khôi phục hoạt động của xe và ngăn chặn những hư hỏng nghiêm trọng về sau.
  • Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điện
    Tại sao không nên sạc đầy pin xe ô tô điện
    Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ tối ưu cho pin xe điện, mức sạc lý tưởng nên duy trì trong khoảng 20-80%. Ngoài ra, quá trình sạc từ 80% đến 100% không chỉ mất nhiều thời gian hơn mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của pin trong dài hạn.
  • Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Các hạng mục bảo dưỡng Toyota Vios tại 10.000 km
    Toyota Vios là một mẫu xe đại chúng tại Việt Nam, sở hữu đầy đủ các yếu tố như bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, chi phí mua xe cùng chi phí bảo dưỡng rất thấp. Vậy sau 10.000 km, Toyota Vios cần phải bảo dưỡng những hạng mục nào và hết bao nhiêu tiền? chúng ta cùng tìm hiểu
  • Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?
    Chủ xe ô tô cần kiểm tra gì sau khi ngập nước do bão lũ?
    Hệ thống điện, bầu lọc gió, piston hay bugi là các bộ phận được kiểm tra đầu tiên nếu xe đã bị