Bố trí động cơ ở đầu ô tô: Ưu nhược điểm của cách bố trí
Thứ Bảy, 16/12/2023 - 20:13
Có nhiều cách để bố trí động cơ như đặt động cơ ở đầu hoặc ở sau. Tuy nhiên, việc bố trí động cơ ở đầu ô tô khá phổ biến và chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân tại sao
Có nhiều cách để bố trí động cơ như đặt động cơ ở đầu hoặc ở sau. Tuy nhiên, việc bố trí động cơ ở đầu ô tô khá phổ biến. Cùng tìm hiểu cách bố trí cũng như ưu nhược điểm ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về cách bố trí động cơ ở đầu ô tô chi tiết nhất
Cách bố trí động cơ ở đầu ô tô khá phổ biến, là cách đặt động cơ dưới nắp capo trên xe. Hầu hết, các xe có cách bố trí này thì đều sử dụng hệ dẫn động cầu trước (FWD). Việc đặt động cơ trực tiếp lên bánh xe sẽ tối ưu hóa được lực kéo trong điều kiện lái xe bình thường và đặc biệt dễ lái.
Bố trí động cơ ở đầu ô tô giúp tối ưu trong việc phân bổ trọng lượng xe, mang lại trải nghiệm lái một cách nhẹ nhàng nhất. Bộ tản nhiệt phía trước xe hỗ trợ làm mát động cơ tốt hơn. Giúp giảm được nhiệt năng khi động cơ hoạt động, ít sự rung lắc hơn.
Đặc biệt, với các xe sử dụng hệ dẫn động RWD, giúp xử lý tốt khi vào cua do trọng lượng được phân phối đều hơn.
Đánh giá ưu nhược điểm về cách bố trí động cơ ở đầu ô tô
Động cơ có thể được bố trí ở đầu giữa và sau của một chiếc ô tô. Tuy nhiên, hầu hết các xe được bố trí ở đầu ô tô nhiều hơn. Dưới đây, là những ưu nhược điểm về cách bố trí này.
Ưu điểm của động cơ bố trí ở đầu ô tô
- Giúp phân bổ trọng lượng của ô tô được tối ưu nhất.
- Tăng độ ma sát ở hai bánh trước của xe
- Bộ tản nhiệt phía trước giúp làm mát động cơ ô tô tốt
- Ít rung rắc và nhiệt năng giảm khi động cơ hoạt động
- Thuận tiện hơn cho việc sửa chữa và bảo dưỡng
Nhược điểm của động cơ bố trí ở đầu ô tô
- Trọng tâm của xe cao nên làm giảm độ ổn định của xe
- Hạn chế tầm nhìn của người lái khi điều khiển xe
- Cần phải có phương pháp để cách âm với cách nhiệt tốt để không ảnh hưởng tới người lái.
Những cách bố trí động cơ ở đầu ô tô
Tùy vào yêu cầu kỹ thuật cũng như mục đích sử dụng xe mà sẽ có những cách bố trí để lắp đặt động cơ ở đầu xe khác nhau. Dưới đây là 2 cách bố trí chi tiết nhất, cùng tìm hiểu với VATC nhé!
Cách bố trí động cơ ở đầu ô tô theo kiểu nằm ngang
Đây là kiểu thường thấy nhất, chỉ cần mở nắp capo lên thì hầu hết khoảng 90% xe ô tô đều có mô tơ lắp đặt ở vị trí này. Đối với cách bố trí nằm ngang kiểu này thì giúp xe nhỏ gọn hơn cũng như mở rộng được tối đa khoang hành khách. Đây là kiểu bố trí được sử dụng phần lớn ở các xe phổ thông hiện nay.
Bên cạnh đó, việc lắp động cơ nằm ngang sẽ không thể lắp được một động cơ lớn hơn vì sẽ khó mở rộng xe và làm cho xe dài hơn. Vậy nên, việc sử dụng động cơ nhỏ sẽ đồng nghĩa với việc sử dụng công suất nhỏ. Do đó, đây không phải là cách lựa chọn tối ưu của các tín đồ mê xe sang hay xe thể thao.
Bên cạnh đó, hầu hết các xe có cấu trúc động cơ nằm ngang thì một phần trọng lực sẽ thiên về phía đầu xe. Do đó, khi vào cua thì sẽ thường bị văng đuôi. Tuy nhiên, có thể giảm thiểu được điều này bằng cách sử dụng hệ thống cân bằng điện tử ESP.
Cách bố trí động cơ ở đầu ô tô theo kiểu nằm dọc
Ngoài cách bố trí động cơ nằm ngang thì cũng có thể bố trí cho nó nằm dọc. Giống như hộp số, động cơ sẽ được đặt thẳng hàng theo chiều dài của xe. Đây là cấu hình của đại đa số các dòng xe cao cấp. Do đó, khi mở capo của 1 chiếc BMW, Audi hay Mercedes mà động cơ không nằm dọc thì có thể khẳng định rằng “đây là hàng nhái”.
Việc bố trí động cơ nằm dọc giúp tối ưu liên kết giữa hộp số với trục cắt đăng vì vậy thích hợp xe dẫn động cầu sau. Ưu điểm của cách bố trí này còn giúp phân bổ trọng lực tốt hơn theo chiều dài xe. Có thể lắp 1 động cơ cũng như hộp số có kích thước lớn hơn vì có nhiều khoảng trống hơn là cấu hình nằm ngang.
Lý do động cơ nằm phía trước phổ biến hơn
Việc bố trí động cơ ở đầu ô tô phổ biến nhất vì tính ứng dụng cao, trong khi động cơ nằm giữa và đặt sau ít gặp vì chế tạo phức tạp cũng như giá thành đắt đỏ hơn. Có thể thấy, đại đa số ô tô thương mại hiện nay đều sử dụng cách bố trí này bởi:
Bố trí động cơ ở đầu ô tô dễ điều khiển
Động cơ nằm phía trước đầu xe khi vào cua sẽ dễ gặp hiện tượng thiếu lái (quăng đầu – understeer). Tuy nhiên so với thừa lái của động cơ đặt sau thì hiện tượng thiếu lái dễ kiểm soát và xử lý hơn ngay cả với những người lái thiếu kinh nghiệm thông qua thao tác phanh xe, giảm tốc.
Bố trí động cơ ở đầu ô tô tối ưu chi phí sản xuất
Động cơ đặt trước vốn rẻ, dễ thiết kế hơn 2 cấu hình động cơ đặt giữa và sau càng được các hãng xe tận dụng tối đa. Động cơ nằm ở đầu xe kết hợp với hệ dẫn động cầu trước, nhà sản xuất cắt giảm được đáng kể những bộ phận truyền động phức tạp cho cầu sau. Từ đó, những mẫu xe trên thị trường có giá bán dễ chịu hơn và tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn trước.
Bố trí động cơ ở đầu ô tô tối ưu không gian
Trái ngược với 2 kiểu bố trí giữa và sau, động cơ đặt trước lại cực kỳ thuận lợi để các kỹ sư thiết kế không gian nội thất theo ý muốn. Với động cơ nằm gọn dưới nắp capo, cabin có thể được kéo dài tối đa tùy theo chiều dài cơ sở của xe. Phần đuôi xe cũng không bị gò bó nên khoang hành lý dễ dàng được mở rộng để tăng tính tiện dụng cho người dùng.
Hy vọng, với những chia sẻ trên bạn đã hiểu hơn về cách bố trí động cơ ở đầu ô tô. Nếu còn thắc mắc hay cần thêm thông tin thì liên hệ ngay VATC theo thông tin dưới này nhé. Đừng quên, theo dõi VATC để cập nhật thêm nhiều thông liên kỹ thuật và các pan bệnh hay nữa.
Tin cũ hơn
Các đời xe Mercedes-Benz C-Class: các thế hệ trên thế giới và Việt Nam
Mercedes Benz C-Class là một trong những “chiến binh” đã góp công đưa Mercedes Benz trở thành thương hiệu ô tô nổi tiếng toàn cầu ngày nay. Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, không có gì ngạc nhiên khi doanh thu và số lượng xe bán của Mercedes Benz C-Class luôn nằm trong top đầu ở phân khúc xe hạng sang tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe KIA
Hệ thống VVT-i trên ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe Haval
Lịch sử hình thành và phát triển các thế hệ xe Volvo XC60
Có thể bạn quan tâm
-
Lịch sử các đời xe Hyundai Elantra trên thế giới và Việt NamHyundai Elantra, được biết đến với tên gọi Avante tại thị trường Hàn Quốc, đã ghi dấu ấn trên thị trường toàn cầu trong suốt 20 năm qua. Trong thời gian này, Hyundai đã thực hiện nhiều cải tiến đáng kể về thiết kế ngoại thất của mẫu xe này.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe DaihatsuDaihatsu Motor Co., Ltd. là một thương hiệu gắn liền với lịch sử lâu đời và bề dày phát triển của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản. Là nhà sản xuất ô tô lâu đời nhất của đất nước này, Daihatsu đã xây dựng tên tuổi nhờ sự chuyên môn hóa trong các dòng xe cỡ nhỏ và xe off-road.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của hãng JaguarJaguar là một thương hiệu mà những người đam mê sưu tầm xe hơi không thể không biết tới. Thương hiệu này đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong ngành công nghiệp ô tô nhờ vào những dòng xe mang thiết kế độc đáo, sang trọng, và đặc biệt là những mẫu xe được sản xuất giới hạn, tạo ra sức hút riêng biệt đối với giới thượng lưu.
-
Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe ô tô SuzukiThị trường Nhật Bản hiện đang chứng kiến sự thống trị của ba "ông lớn" trong ngành công nghiệp ô tô: Toyota, Honda và Suzuki. Trong khi Toyota và Honda gặt hái được nhiều thành công vang dội tại thị trường Việt Nam, Suzuki dường như vẫn đang gặp khó khăn trong việc tạo dựng vị thế và chiếm lĩnh thị phần.
-
Lịch sử hình thành và các thế hệ xe Toyota YarisToyota Yaris là một trong những mẫu xe supermini/subcompact thành công và được yêu thích nhất của Toyota. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1999, Toyota Yaris đã thay thế vị trí của hai dòng xe trước đó là Toyota Starlet và Tercel. Tính đến thời điểm hiện tại, Yaris đã trải qua 4 thế hệ cải tiến và phát triển, minh chứng cho sự bền bỉ và sức hấp dẫn của mẫu xe này trong phân khúc xe nhỏ gọn.