Dù chịu thuế cao tại châu Âu, BYD vẫn lãi gấp 10 lần so với Trung Quốc

Thứ Bảy, 15/06/2024 - 13:29

Mỗi chiếc xe điện được BYD bán ra tại châu Âu sẽ thu về mức lợi nhuận gấp 10 lần so với ở quê nhà.
BYD Seal U. Ảnh: BYD.

Theo báo cáo từ Rhodium Group, với mỗi chiếc BYD Seal U được bán tại châu Âu, nhà sản xuất xe điện nhiều nhất Trung Quốc sẽ thu được lợi nhuận khoảng 15.400 USD. Nếu đặt con số này bên cạnh lợi nhuận của Seal U tại quê nhà (1.400 USD), ta có thể thấy BYD đã "lãi đậm" ra sao khi mở bán tại lục địa già.

Vào 12/6, Ủy ban Liên minh châu Âu (EC) đã điều tra và kết luận xe điện chạy bằng pin (BEV) từ Trung Quốc đã được hưởng nhiều khoản trợ cấp có phần "không công bằng" so với các đối thủ quốc tế. Vì vậy, EC đưa ra thông báo áp dụng mức thuế nhập khẩu mới đối với xe điện Trung Quốc, dao động 17,4-38,1% tùy theo nhà sản xuất. Các thuế mới này được bổ sung vào mức thuế hiện tại là 10%.

Báo cáo của Rhodium Group cũng khẳng định mức thuế 30% đối với Seal U vẫn không thể làm giảm lợi nhuận của BYD lên mẫu xe này mà còn giúp BYD hưởng thêm khoản phí bảo hiểm tại EU dao động 15% (5.080 USD).

Xe BYD bán tại Đức có giá cao gần gấp đôi so với Trung Quốc.

BYD cũng tích cực tham gia các cuộc cạnh tranh giá mạnh mẽ nhằm giành thị phần. Từ đó khiến hãng xe điện này càng thu hút được thêm được nhiều khách hàng, tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn so với hãng xe từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ.Ngoài các khoản trợ cấp ưu đãi, một trong những lý do khiến các nhà sản xuất Trung Quốc kiếm được nhiều hơn so với hãng xe quốc tế đến từ chi phí sản xuất. Điều này có nghĩa là BYD vẫn thu được hơn 5.000 USD từ mỗi chiếc Seal U bán ra tại EU so với tại Trung Quốc. Điều này khiến cho việc xuất khẩu xe sang châu Âu trở nên rất hấp dẫn.

Theo CarnewsChina, hãng xe Trung Quốc thường tự chịu trách nhiệm xử lý nhiều công đoạn trong sản xuất hơn, từ nghiên cứu công nghệ, sản xuất cell pin, hay lắp ráp và truyền thông sản phẩm. Vì vậy, chi phí sản xuất sẽ được giảm xuống, góp phần gia tăng lợi nhuận.

Ví dụ điển hình là BYD, hãng ôtô này không chỉ lắp ráp và bán xe mà còn sở hữu các mỏ lithium hỗ trợ cho việc nghiên cứu công nghệ pin, phát triển động cơ điện tử riêng, thu mua các hãng vận tải biển phục vụ cho việc xuất khẩu hay công ty bảo hiểm giúp hoàn thành quy trình pháp lý.

Sự khốc liệt của cuộc chiến giá ngay trong thị trường Trung Quốc khiến các nhà sản xuất tìm mọi biện pháp xuất khẩu sang châu Âu bất chấp thuế quan đang tăng cao. Hãng xe Trung Quốc đang xem lục địa già như một đích đến lý tưởng và tham vọng giành được phần lớn thị phần tại đây, mà dẫn đầu là các tập đoàn như BYD hay SAIC.

Chia sẻ

Tags:

BYD

MG

SAIC

Tin cũ hơn

Ô tô bán chạy nhất các phân khúc quý 1 đầu năm 2024

So với năm 2023, đầu năm 2024, chỉ có phân khúc xe gầm cao hạng B đổi ngôi vương khi Honda HR-V là mẫu xe bán chạy nhất.

Đại lý ô tô bắt đầu rút bớt khuyến mại sau khi phí trước bạ giảm 50%

Một số đại lý ô tô đã có động thái điều chỉnh chương trình ưu đãi so với các tháng trước đó sau khi chính sách hỗ trợ 50% phí trước bạ cho ô tô lắp ráp chính thức được triển khai.

Các nhà sản xuất ô tô đối mặt với những thách thức kinh tế và hậu cần chưa từng có

Khi thế giới đang tập trung sự chú ý tới diễn biến của Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28) vào ngày 30 tháng 11, các nhà sản xuất ô tô đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế chưa từng có trong nỗ lực đạt được “khử carbon sâu” trong chuỗi cung ứng của họ.

Giá xe Honda City mới nhất tháng 5/2024

Tất cả phiên bản Honda City được ưu đãi 50% lệ phí trước bạ, trị giá số tiền khoảng từ 28 đến hơn 30 triệu đồng.

Danh sách xe MPV cỡ trung 2024 và giá bán mới nhất tại Việt Nam

Phân khúc MPV cỡ trung được yêu thích bởi khả năng sử dụng linh động, rộng rãi. Trước đây, Toyota Innova là vua phân khúc MPV cỡ trung, tuy nhiên, sân chơi phân khúc này giờ càng gia nhập thêm nhiều cái tên mới.

Có thể bạn quan tâm